Ngành kiến trúc ra làm gì - Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
Theo dõi work247 tạiNhắc đến kiên trúc chắc chẳng còn xa lạ gì với mọi người, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về nó, hiểu được những mong muốn này nên tôi đã tổng hợp một số thông tin quan trọng liên quan đến ngành kiến trúc để quý vị và các em cùng tham khảo, hãy theo dõi bài viết dưới đây để đi tìm cho mình những đáp án thỏa đáng nhất cho bản thân và gia đình nhé.
1. Giới thiệu tổng quát về ngành kiến trúc
Kiến trúc là một ngành đặc biệt, nó có sự kết hợp giữa mặt nghệ thuật và kỹ thuật. Trong đó thực hiện những hoạt động như là tổ chức sắp xếp không gian, thiết kế các công trình kiến trúc như là thiết kế mặt bằng, nhà ở, khu vui chơi, nghỉ dưỡng,... phục vụ cho con người những nhu cầu thiết yếu về nơi ở, đi lại, nghỉ ngơi.
Có nhiều người đang bị lầm tưởng giữa kiến trúc và thiết kế nội thất, chúng có điểm giống nhau là cùng liên quan đến mặt nghệ thuật tuy nhiên thì sẽ khác nhau ở điểm đó là thiết kế nội thất sẽ thực hiện công việc thiết kế và lắp đặt các thiết bị nội thất cho không gian. Còn đối với kiến trúc thì sẽ thực hiện công việc thiết kế, quy hoạch các công trình xây dựng như là nhà ở, khu đô thị,... dựa trên những sáng tạo về mặt nghệ thuật nhằm đem lại cho con người những giá trị thiết thực mang tính thẩm mỹ lại có những công năng phù hợp.
2. Học kiến trúc bạn sẽ có những cơ hội gì để phát triển trong công việc?
Kiến trúc ở nước ta không phải là ngành mới tuy nhiên thì mức độ phổ biến và quan trọng của nó thì ngày một tăng cao trong những năm gần đây, khi mà xã hội đang trong thời kỳ đổi mới, quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu về nhà ở, khu vui chơi, mua sắm tăng cao dẫn đến những chuyên gia trong ngành phải làm việc hết công suất để có thể đáp ứng được vừa nhanh vừa đủ cho những nhu cầu này của người dân. Đây là lý do vì sao mà kiến trúc lại là ngành có tiềm năng vô cùng lớn dành cho các bạn sinh viên theo học chuyên ngành này.
Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn sinh viên theo học chuyên ngành kiến trúc này cũng đã được trang bị đầy đủ những trang thiết bị, dụng cụ học tập tiên tiến nhất để sao cho những kiến thức lý thuyết được đi gần với thực tế nhất. Điều này tạo cho các bạn sinh viên có thể dễ dàng hình dung được những nghiệp vụ thực tế phải làm sau khi đi làm như thế nào.
Theo học chuyên ngành này, các bạn không chỉ được trang bị những kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn mà hơn nữa những kỹ năng cơ bản hoặc là kỹ năng mềm cũng sẽ được đưa vào chương trình đào tạo để giúp các bạn tự tin hơn khi làm việc và nó có thể làm các bạn phát triển sự nghiệp một cách tốt nhất.
Lĩnh vực kiến trúc hiện nay đang thu hút sự quan tâm vì tính ứng dụng của nó rất lớn. Khi theo đuổi và làm việc trong lĩnh vực này, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cơ sở khác nhau. Tại đây, nếu bạn có khả năng làm việc tốt, cơ hội phát triển sự nghiệp cho bạn là rất lớn.
Tất cả những điều trên đây đều là những cơ hội lớn để các bạn có thể lấy làm động lực phát triển bản thân, cơ hội thì nhiều tuy nhiên thì nó không chờ ai tự đến lấy cả, vì vậy để nắm bắt được chúng, các bạn cần phải trang bị cho mình những kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ ngoài ra bổ sung những gì còn thiếu để mỗi ngày hoàn thiện bản thân.
3. Ngành kiến trúc đào tạo những gì?
Khi theo học ngành kiến trúc, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức về chuyên môn như thiết kế và quy hoạch đô thị, những phương pháp sáng tạo kiến trúc,... Ngoài những kiến thức về chuyên môn, ngành còn đào tạo cho các em những kỹ năng cần thiết để làm tốt được công việc của mình đó là kỹ năng quan sát, phân tích, làm việc nhóm, kỹ năng thực hành, kỹ năng hiểu tâm lý khách hàn để không chỉ làm tốt nhiệm vụ thiết kế mà vẫn đảm bảo làm vừa lòng khách hàng.
Ngành kiến trúc đào tạo những môn học cơ sở ngành và các môn chuyên ngành. Môn cơ sở là nền tảng để các bạn phát triển tốt những môn chuyên ngành, bao gồm: Hình học họa hình, Xác suất thống kê, Văn hoá Việt Nam, Xã hội học đại cương, Mỹ thuật,...Còn các môn chuyên ngành sẽ phục vụ trực tiếp cho công việc của các bạn sau này, nó gồm những môn học sau đây: Kiến trúc nhà công cộng, Kiến trúc nhà ở, Kiến trúc nhà công nghiệp, Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, Vật lý kiến trúc, phân tích cảnh quan, Lịch sử kiến trúc Thế giới, Lịch sử kiến trúc Việt Nam,...
Tất cả những kiến trúc và kỹ năng trên đây đều sẽ là cơ sở và tiền đề cốt lõi để phục vụ cho công việc của bạn trong quá trình làm việc. Hãy cho chúng vào hành trang của bạn để con đường chinh phục thành công được rút ngắn lại nhé.
Việc làm kiến trúc tại Hồ Chí Minh
4. Những cơ sở nào đào tạo uy tín và chất lượng nhất tại Việt Nam đối với chuyên ngành này?
Tính đến thời điểm hiện tại thì đây là một chuyên ngành được đánh giá cao nhất về tính ứng dụng trong thực tiễn, chúng ta có thể thấy ngày càng nhiều các công ty, doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực kiến trúc được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Cũng vì lý do này mà cũng có ngày càng nhiều các cơ sở đưa ngành vào chương trình đào tạo của họ.
Để có được kết quả học tập chuẩn đầu ra thì ngoài việc chọn được trường học uy tín thì cũng cần đến sự cố gắng nỗ lực của bản thân các bạn rất nhiều, sau đây là gợi ý về một số cơ sở đào tạo các bạn có thể tham khảo:
- Ở khu vực miền Bắc các bạn có thể tham khảo các trường sau đây: Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học xây dựng, Đại học Mở Hà Nội, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Đại học Phương Đông,...
- Ở khu vực miền Trung gồm có một số cơ sở sau: Đại học Khoa học- Đại học Huế, Đại học Bách Khoa- Đại học Đà Nẵng, Đại học Kiến trúc Đà Nẵng,...
- Khu vực miền Nam gồm có: Đại học Bách khoa- Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh, Đại học Văn Lang,...
Đó là một số những cơ sở có chất lượng đào tạo chuyên ngành kiến trúc hàng đầu Việt Nam, các bạn có thể tham khảo các cơ sở theo từng khu vực và lựa chọn cho mình những cơ sở đào tạo phù hợp với kiến thức, vị trí địa lý và điều kiện kinh tế của gia đình sao cho phù hợp nhất.
Xem thêm: Ngành thiết kế đồ họa ra làm gì?
5. Bạn có thể làm những công việc gì sau khi tốt nghiệp?
Có rất nhiều các vị trí việc làm ngành kiến trúc các bạn có thể ứng tuyển ngay sau khi ra trường, môi trường làm việc được ưa chuộng nhất hiện nay đó là doanh nghiệp, đôi khi cũng có bạn muốn thử sức mình với vai trò là giảng viên và một số bạn khác lại muốn kinh doanh riêng cho mình,... Sau đây hãy cùng tôi đi tìm hiểu về một số vị trí việc làm xem là khi bắt đầu bạn sẽ phải làm những việc gì và có mức lương ra sao nhé:
5.1. Vị trí kiến trúc sư quy hoạch
Nghe có vẻ lạ lẫm tuy nhiên nó lại là một công việc vô cùng thực tế dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành. Với vai trò là một nhân viên kiến trúc quy hoạch, các bạn có thể hoạt động ở nhiều mảng đó là quy hoạch mặt bằng, quy hoạch đô thị hoặc là quy hoạch cảnh quan. Dù là ở bất kỳ mảng nào thì công việc chính của bạn cũng sẽ là thiết kế, sắp đặt và xây dựng hệ thống phân bố dự án mang tính thẩm mỹ cao và phù hợp với đặc tính của địa phương.
Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch thì các bạn cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức nghề nghiệp, am hiểu về các công trình, dự án xây dựng, có những kỹ năng cần thiết phục vụ công việc như là phân tích tổng quát về địa hình, môi trường và con người để cho ra những bản quy hoạch có đầy đủ yếu tố mà chủ đầu tư yêu cầu.
Về phần thu nhập của công việc này, các bạn sẽ ngạc nhiên bởi đây là một công việc có mức lương tương đối là cao thường được trả với mức từ 10-15 triệu đồng. Tất nhiên con số này không phải là cố định mà nó phụ thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp và trình độ của các bạn đang ở mức nào. Đối với các bạn sinh viên thì do chưa có kinh nghiệm thì sẽ nhận được con số thấp hơn một chút đó là từ 8-10 triệu, nếu bạn thể hiện được khả năng của mình thì đương nhiên bạn sẽ được tăng lương.
5.2. Kiến trúc sư thiết kế công trình
Khác với vị trí kiến trúc sư quy hoạch, đây là một mảng khác của ngành kiến trúc sư. Nếu bạn làm việc ở mảng này, công việc của bạn chính là thiết kế công trình đảm bảo tính thẩm mỹ cho người nhìn và đặc biệt còn phải có tính ứng dụng cao khi đưa vào sử dụng. Có thể nói đây là công việc thu hút được nhiều kiến trúc sư tham gia nhất bởi vì qua công việc, các kiến trúc sư muốn thả hồn mình với những sáng tạo độc đáo mang phong cách riêng của bản thân và mong muốn người dùng sẽ đón nhận nó. Thiết kế công trình qua những bản vẽ với đầy đủ những vị trí, không gian và ý tưởng của bạn bằng cách sử dụng những hình khối để lắp ghép lại tạo ra một bản vẽ hoàn chỉnh cho dự án của bạn, trong đó có cả các thông số kỹ thuật của dự án và những loại vật liệu xây dựng được đưa vào sử dụng là gì.
Đó là tất cả những gì bạn phải làm, và việc làm này đem lại cho bạn mức lương mơ ước lên khoảng vài chục triệu đồng. Nói đến con số này chắc hẳn ai cũng ngạc nhiên và có phần không tin đúng không nhưng đây lại là sự thật. Nếu như bạn là một kiến trúc sư giỏi thì con số mà bạn có thể nhận được còn có thể cao hơn rất nhiều. Nếu muốn có được mức thu nhập khủng này thì cách duy nhất dành cho bạn lúc này đó là học tập thật tốt, đạt kết quả cao và luôn trau dồi kiến thức và kỹ năng mọi lúc mọi nơi.
Để trở thành chuyên gia với lĩnh vực thiết kế công trình này, bạn cần phải có quan điểm riêng của cá nhân, sáng tạo theo phong cách riêng mà vẫn đem lại sự hài lòng của khách hàng, những công trình thiết kế ra càng có tính năng ứng dụng càng tốt. Bên cạnh đó cần áp dụng những kỹ năng cần thiết vào công việc để tạo ra hiệu quả cao.
5.3. Giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo uy tín trên cả nước
Môi trường doanh nghiệp là một môi trường luôn năng động, trẻ trung tuy nhiên thì không phải ai cũng thích hợp làm việc trong môi trường đó. Có nhiều bạn trẻ năng động, muốn thử sức của mình trong doanh nghiệp nhưng bên cạnh đó lại có những bạn thích một môi trường làm việc không quá ồn ào, nhộn nhịp đặc biệt là ít sự cạnh tranh đó chính là giảng đường.
Làm việc ở môi trường này, các bạn sẽ thực hiện công việc hàng ngày đó là chuẩn bị giáo án, đưa những kiến thức lý thuyết xen lẫn với những kiến thức trong thực tế để tạo ra bài giảng có tính thu hút, giúp sinh viên có thể lĩnh hội được bài giảng một cách tốt nhất. Làm công tác chấm điểm, kiểm tra theo định kỳ để nắm được kết quả học tập của sinh viên, xem năng lực của mỗi bạn đang ở mức nào từ đó đưa ra được những đánh giá và nhận xét cụ thể cho từng bạn và có những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng đào tạo.
Lương của giảng viên sẽ được trả theo mức quy định của Nhà nước dựa trên hệ số lương hiện tại, dựa vào trình độ chuyên môn và bậc lương cụ thể. Thường thì giảng viên đang được trả lương ở mức từ 5-7 triệu đồng, trong đó mức lương thấp hơn dành cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành chưa có kinh nghiệm.
Xem thêm: Cùng nắm bắt nhanh về học phí trường Đại học Kiến Trúc TP HCM
6. Những yêu cầu đối với sinh viên theo học kiến trúc là gì?
Đối với mỗi một công việc thì sẽ cần có những yêu cầu riêng của nó, tuy nhiên nhìn chung thì ngành kiến trúc có những yêu cầu chung nhất định sau đây:
- Có niềm đam mê với nghề nghiệp: Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và nó có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của chuyên ngành kiến trúc nói riêng và toàn bộ các ngành nghề khác nói chung. Chúng ta cần phải có sự đam mê với lĩnh vực cụ thể thể nào đó thì khi làm việc bạn mới khám phá được hết những vấn đề của nó, làm việc với niềm đam mê luôn tạo ra kết quả tốt hơn so với cách chúng ta làm việc thông thường.
- Yêu thích nghệ thuật và sáng tạo: Yếu tố này không thể thiếu đối với người làm kiến trúc, bởi vì tròng nghề nó tồn tại mặt nghệ thuật, thẩm mỹ rất lớn. Có năng khiếu nghệ thuật đặc biệt là mỹ thuật kết hợp với những sáng tạo của bạn trong những công trình sẽ tạo ra một bản thiết kế có giá trị.
- Có phong cách làm việc riêng: Đây là điểm duy nhất để bạn tạo ra được những thiết kế vô cùng độc và lạ mà vẫn mang được những nét riêng mà người khác nhìn có thể biết ngày đó là tác phẩm của bạn. Thật tuyệt vời đúng không, có phong cách riêng, lối đi riêng biệt sẽ tạo ra thương hiệu riêng mà chỉ có ở những bản thiết kế của bạn và không bị lẫn với những bản thiết kế đại trà khác.
- Có khả năng chịu được áp lực công việc: Ngoài những điểm mạnh của công việc có được thì bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều áp lực. Là một nghề mà tạo ra thu nhập khủng như vậy thì đương nhiên đi cùng với nó sẽ là những áp lực công việc vô cùng lớn. Trước hết bạn sẽ phải đối mặt với chính mình, làm sao để những thiết kế tạo ra sau phải có chất lượng và giá trị tốt hơn những bản thiết kế đã có và các vấn đề phát sinh khác có thể xảy ra thường xuyên, bạn sẽ là người chịu trách nhiệm với những bản thiết kế của mình và giải quyết nếu có vấn đề xảy ra. Vì vậy đòi hỏi bạn là người phải chịu được áp lực để có thể tiếp tục cố gắng và phấn đấu tiếp trên con đường này.
Xem thêm: Bản mô tả công việc kiến trúc sư đầy đủ và mới nhất cho ứng viên
7. Bạn đã biết cách tìm việc làm hiệu quả tại work247.vn chưa?
Có nhiều cách để tìm việc làm sau khi ra trường, tuy nhiên hiện nay các bạn sinh viên đang sử dụng cách phổ biến đó là sử dụng công cụ hỗ trợ work247.vn. Đây là website tuyển dụng uy tín hàng đầu cho phép các bạn ứng viên có thể tìm được rất nhiều các công việc thuộc các ngành nghề khác nhau trên cả nước. Để tìm việc làm ngành kiến trúc, các bạn chỉ cần truy cập vào trang web này sau đó gõ nội dung cần tìm và đợi vài giây kết quả sẽ hiển thị trên màn hình. Việc của các bạn bây giờ là tra cứu thông tin phù hợp với bản thân và lựa chọn ra nhà tuyển dụng với vị trí việc làm theo chuyên ngành.
Trên đây là thông tin về ngành kiến trúc mà tôi chia sẻ cho các bạn, hy vọng với những thông tin hữu ích này thì các bạn có thể lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp nhất với bản thân và gia đình.Ngoài thông tin về ngành kiến trúc, các bạn có thể tra cứu những thông tin về các ngành học và việc làm khác bằng cách truy cập vào work247.vn. Chúc các bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn và hẹn gặp lại ở những bài viết sau!
1711 0