Ngành Quản trị du lịch và lữ hành : Là gì? Ra trường làm gì?
Theo dõi work247 tạiTheo đuổi ngành Quản trị du lịch và lữ hành hiện nay đang trở thành xu hướng tất yếu của giới trẻ. Nó không chỉ là một ngành phù hợp với tư tưởng phóng, phong cách cá tính và quan niệm thích xê dịch của đại đa số bộ phận giới trẻ mà còn đem lại những cơ hội việc làm vô cùng đa dạng và hấp dẫn. Nếu bạn đang có ý định trở thành một « tín đồ » du lịch, đừng chỉ đi du lịch mà hãy kết hợp cả việc làm du lịch nữa nhé. Vì điều đó sẽ rất thú vị để bạn vừa có thể thỏa mãn nhu cầu vui chơi cá nhân lại vừa có thể làm kinh tế. Lúc này, việc tìm hiểu và theo đuổi một ngành nghề nào đó thuộc lĩnh vực du lịch là điều bạn sẽ phải quan tâm đến. Hãy tham khảo ngay review ngành Quản trị du lịch và lữ hành trong nội dung bên dưới.
1. Ngành Quản trị du lịch và lữ hành là gì?
Trong tiếng Anh người ta thường gọi ngành Quản trị du lịch và lữ hành là Tourism and Hospitality Management, đây là một ngành học thể hiện rất rõ nghiệp vụ quản lý các hoạt động du lịch, bao gồm việc phụ trách phân công nhiệm vụ cho các hướng dẫn viên du lịch, phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các bộ phận khác trong ngành để giải quyết mọi vấn đề phát sinh, đồng thời cũng lên chương trình, kế hoạch cho các chiến lược thúc đẩy du lịch.
Ngành này có mục tiêu là đào tạo cho xã hội nói chung và cung cấp cho ngành du lịch nói riêng nguồn nhân lực năng động, được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng để phục vụ hoạt động trong nghề du lịch. Ngành cũng đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có được sự am hiểu về các yếu tố thuộc ngành du lịch như địa lý, tâm lý, nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán,… ở cả trong nước và quốc tế; sinh viên có đẩy đủ các kỹ năng để hành nghề như kỹ năng thiết kế tour du lịch, có thể hướng dẫn các tour du lịch thực tế, quản trị các sự kiện du lịch, quản lý các tour trong kế hoạch sắp xếp và phân công,…
Dưới sự thích ứng với thực tế phát triển của nền kinh tế, du lịch trở thành một lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh chóng và đóng góp được rất nhiều thành tựu nổi bật, góp vào ngân sách nhà nước doanh thu khổng lồ. Trong đó, nói riêng ngành Quản trị du lịch và lũ hành thì đây được xem là một ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp không khói và được xếp trong hàng ngũ của các ngành kinh tế mũi nhọn chứa đựng rất nhiều giá trị lợi ích chưa được khai thác hết.
2. Quản trị du lịch và lữ hành học những gì?
Sinh viên của ngành Quản trị du lịch và lữ hành được trang bị đầy đủ các kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn liên quan đến lĩnh vực du lịch gồm có kiến thức địa lý, kinh tế, văn hóa, kiến thức tôn giáo, marketing, những hiểu biết về phong tục tập quán, về lễ hội và bản sắc văn hóa truyền thống. Không chỉ vậy, ngành học này còn cung cấp cho người học cả kỹ năng nắm bắt tâm lý du khách một cách toàn diện cùng rất nhiều kỹ năng nghiệp vụ liên quan mật thiết đến ngành như kỹ năng thiết kế các tour du lịch, kỹ năng hướng dẫn viên du lịch, khả năng quản trị nhân sự và quản trị tour du lịch, thúc đẩy khả năng ngoại giao – giao tiếp, làm truyền thông, pr, quảng bá sự kiện du lịch,…
Với rất nhiều kỹ năng này, không khó để nhận ra bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp như thế nào. Nhưng đó sẽ là điều thú vị được hé mở sau khi chúng ta đã chắc chắn hiểu rõ thông tin về ngành học này. Để săn đón hiệu quả ngành học này, hãy đọc tiếp nội dung được chia sẻ dưới đây.
Việc làm du lịch tại Hồ Chí Minh
3. Trường đại học đào tạo khoa Quản trị du lịch và lữ hành
Bật mí trước cho các bạn biết thông tin thú vị này, chúng ta sẽ có một checklist dài những cái tên cơ sở đào tạo chuyên ngành Quản trị du lịch và lữ hành. Đây chính là một cơ hội vô cùng thuận lợi để bạn tự mình mở rộng sự lựa chọn và mở rộng con đường sự nghiệp trong ngành du lịch.
Khu vực miền Bắc
- Khu vực Hà Nội:
+ Đại học Mở Hà Nội
+ Đại học Văn hóa Hà Nội
+ Đại học Thương mại
+ Đại học Kinh tế Quốc dân
+ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)
+ Đại học Thủ Đô Hà Nội
+ Đại học Thăng Long
+ Đại học Hà Nội
+ Học viện Phụ nữ Việt Nam
+ Đại học Công nghiệp Hà Nội
+ Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
+ Đại học Phương Đông
+ Đại học Lâm nghiệp
+ Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Các trường đại học, học viện ở khu vực tỉnh thành khác:
+ Đại học Hùng Vương
+ Đại học Hòa Bình
+ Đại học Đại Nam
+ Đại học Công nghệ và Quản lý hữu nghị
+ Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
+ Đại học Hải Dương
+ Đại học Hạ Long
+ Đại học Nông lâm Bắc Giang
+ Đại học Kinh Bắc
+ Đại học Tân Trào
Khu vực miền trung
- Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng)
- Đại học Nha Trang
- Đại học Khánh Hòa
- Đại học Hà Tĩnh
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Phan Thiết
- Đại học Văn hóa , Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
- Đại học Đà Lạt
- Đại học Du lịch (Đại học Huế)
- Đại học Duy Tân
- Đại học Đông Á
- Đại học Yersin Đà Lạt
Khu vực miền Nam
ST | Tên trường Đại học | ST | Tên trường Đại học |
1 | Dại học Hùng Vương Marketing | 12 | Đại học Cần Thơ |
2 | Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh | 13 | Đại học Văn Lang |
3 | Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố HCM | 14 | Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
4 | Đại học Tài Chính – Marketing | 15 | Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh |
5 | Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh | 16 | Đại học Hoa Sen |
6 | Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) | 17 | Đại học Quốc tế Hồng Bàng |
7 | Đại học Kinh tế Tài chính Hồ Chí Minh | 18 | Đại học Trà Vinh |
8 | Đại học Kinh tế công nghiệp Long An | 19 | Đại học Văn Hiến |
9 | Đại học Công nghệ Đồng Nai | 20 | Đại học Dân lập Cửu Long |
10 | Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố HCM | 21 | Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu |
11 | Đại học Tây Đô | 22 | Đại học Nam Cần Thơ |
4. Ngành Quản trị du lịch và lữ hành thi khối nào?
Ngành Quản trị du lịch và lữ hành tổ chức thi xét tuyển ở ba khối: Khối A – C – D. Cụ thể như sau:
* Khối A:
- A00: Toán – Lý – Hóa
- A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
* Khối C:
- C00: Văn – Sử - Địa
- C02: Văn – Toán – Hóa
* Khối D:
- D01: Văn – Toán – Anh
- D07: Toán – Hóa – Anh
- D10: Toán – Địa – Tiếng Anh
- D14: Văn – Sử - Anh
- D15: Văn – Địa – Anh
- D78: Văn – Khoa học xã hội – Tiếng Anh
- D79: Văn – Khoa học xã hội – Tiếng Đức
- D81: Văn – Khoa học xã hội – Tiếng Nhật
- D82: Văn – Khoa học xã hội – Tiếng Pháp
- D90: Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
- D96: Toán – Khoa học xã hội – Tiếng Anh
Xem thêm: Cách đưa ra lời chào đoàn của hướng dẫn viên du lịch ghi dấu ấn
5. Điểm chuẩn ngành Quản trị du lịch và lữ hành
Điểm chuẩn của ngành sẽ thay đổi theo từng năm và khác nhau ở từng trường. Theo thông tin mới nhất work247.vn cập nhật được thì ngành xét lấy điểm chuẩn ở mức độ dao động điểm khá cao, từ 14 đến 26,5 điểm. Trong đó, những trường Đại học thường xuyên lấy điểm chuẩn cao trên 20 điểm như Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Kinh tế Đà Nẵng,…; những trường có điểm chuẩn đại học ngành Quản trị du lịch và lữ hành dưới 20 điểm gồm có một số cái tên tiêu biểu sau: trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Đông Á, Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh,… Hầu hết các trường đào tạo ngành này để sẽ áp dụng hình thức xét tuyển chỉ tiêu dựa trên kết quả của kỳ thi tuyển trung học phổ thông quốc gia. Tuy nhiên, có một số trường xét tuyển qua học bạ.
Xem thêm: Công việc của hướng dẫn viên du lịch là gì? Kỹ năng cần có?
6. Học ngành Quản trị du lịch và lữ hành ra trường làm gì?
6.1. Học ngành Quản trị du lịch và lữ hành có dễ xin việc làm hay không?
Tổng cục du lịch Việt Nam thống kê được ngành du lịch cả nước đón trung bình 800 ngàn lượt khách đến từ nước ngoài mỗi năm. Dự kiến trong năm nay, đất nước ta sẽ mở rộng cánh cửa du lịch để đón khoảng 48 triệu lượt khách nội địa và chừng hơn 10 triệu lượt khách hàng đến từ quốc tế. Theo tính toán thì con số trên sẽ tạo ra được khoảng 3 triệu việc làm, là nhu cầu chỉ dành riêng cho nhân lực thuộc nhóm du lịch – khách sạn.
Đây chính là một cơ hội vô cùng hấp dẫn đối với những ai theo đuổi ngành Quản trị du lịch và lữ hành. Dù có nhiều công việc được tạo ra song chúng ta vẫn phải loay hoay đi tìm lời giải cho bài toán liệu theo đuổi ngành học này có dễ xin việc hay không? Thực chất, không ngành nghề nào có thể hứa hẹn với bạn rằng nó khó hoặc dễ để xin việc. Sự khó hay dễ đó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố thuộc về cả phía bạn và phía ngành nghề. Với những điều kiện phát triển như hiện tại thì ngành Quản trị du lịch và lữ hành chính là một ngành đa dạng cơ hội việc làm như chúng ta đã chứng minh được, còn ở phía bạn, vấn đề phụ thuộc vào khả năng, trình độ của bạn, ngôi trường bạn lựa chọn thi tuyển,…
6.2. Với tấm bằng cử nhân Quản trị du lịch và lữ hành, bạn có thể làm gì?
Thông thường, khi nhắc tới các ngành nghề thuộc lĩnh vực du lịch, đa số người ta đều chỉ nghĩ tới việc làm hướng dẫn viên du lịch. Thế nhưng thực chất ngoài công việc đó ra, bạn theo học ngành Quản trị du lịch và lữ hành còn có thể ứng tuyển vào rất nhiều vị trí việc làm khác nhau chẳng hạn như vị trí quản trị điều hành thiết kế các tour du lịch, nhân viên kế toán lữ hành, nhân viên tổ chức sự kiện du lịch, chuyên viên lưu trữ du lịch, lễ tân,… và tham gia hoạt động tại nhiều đơn vị sự nghiệp bao gồm: các công ty du lịch, các khu du lịch, khu kinh doanh hoạt động vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng; làm việc trong các công ty tổ chức sự kiện; các cơ quan hành chính nhà nước có lĩnh vực phụ trách về du lịch,…
Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn khá đầy đủ về những thông tin tuyển sinh, cơ hội nghề nghiệp trong ngành Quản trị du lịch và lữ hành. Qua nội dung này, bạn sẽ dễ dàng hơn khi đưa ra quyết định có theo đuổi ngành học hấp dẫn này hay không. Mong rằng, bài viết sẽ đóng góp vào thành công của quý vị.
2802 0