Nghề Account là gì? Thông tin từ A đến Z nghề Account
Theo dõi work247 tạiAccount là một từ có nhiều nghĩa nhưng trong marketing hay kinh tế thì account là một nghề nghiệp. Vậy nghề account là gì, có những vị trí nào trong nghề account hay để làm account thì bạn cần chuẩn bị những gì? Mọi thông tin chi tiết từ A đến Z về nghề account sẽ được work247.vn chia sẻ dưới bài viết này.
1. Giải đáp nghề Account là gì
Account trong tiếng Anh có thể hiểu là tính toán, thanh toán, tài khoản, kế toán, mảng quan hệ khách hàng, lợi ích, tầm quan trọng, sự đánh giá, chú tâm, nguyên nhân, giá trị, sự trả dần, tiền gửi,... Nghĩa của từ account rất rộng và nó sẽ có nghĩa thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh sử dụng.
Account được sử dụng rất nhiều trong kinh tế, lĩnh vực công trình, điện tử, xây dựng, viễn thông. Khi được dùng trong trong lĩnh vực marketing, các ngành dịch vụ, việc làm quảng cáo, truyền thông, việc làm tổ chức sự kiện thì ý nghĩa của từ account khác đi. Account sẽ được hiểu là quan hệ khách hàng và nghề Account là nghề liên quan đến việc quản trị quan hệ khách hàng trong công ty để có thể giúp công ty sản sinh lợi nhuận.
Nghề Account là một cầu nối quan trọng, mắt xích thiết yếu trong công việc. Họ vừa đảm nhận vai trò đối nội lẫn đối ngoại với các khách hàng (còn gọi là client). Công việc Account sẽ đảm cho quan hệ của công ty với doanh nghiệp luôn được duy trì tốt đẹp. Họ sẽ lắng nghe và xem xét khách hàng của mình cần gì để có thể mang lại những giải pháp khiến khách hàng hài lòng nhất. Nghề Account đòi hỏi rất nhiều kiến thức lẫn kỹ năng và khả năng chịu áp lực.
Xem thêm: Khám phá bí quyết “tỏa sáng” với bản CV account manager hoàn hảo
2. Các vị trí trong nghề Account
2.1. Account Executive
Đây là vị trí cơ bản nhất trong nghề Account, bạn sẽ bắt đầu làm việc với vị trí này. Account Executive có nghĩa là nhân viên quản lý quan hệ khách hàng hay là những chuyên viên kinh doanh ở các Agency thuộc bộ phận quan hệ khách hàng. Công việc này sẽ phù hợp với những bạn thực sự đam mê và yêu thích Marketing, luôn năng động thì mới có thể chịu được áp lực công việc. Hiện tại, trong những năm gần đây khi mà truyền trông, dịch vụ quảng cáo, sự kiện ngày càng phát triển tại Việt Nam thì đây là công việc nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Nhiệm vụ của một Account Executive là cầu nối vững chắc giữa công ty và các khách hàng để mang về doanh thu và lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ hàng ngày của họ là giải quyết những vấn đề phát sinh như xung đột về ý tưởng, thương thảo giá cả trong hợp đồng,... sao cho khách hàng vừa hài lòng mà công ty cũng được lợi.
Một số đầu việc chính của Account Executive như:
- Gặp gỡ và trao đổi với khách hàng về những mong muốn của khách hàng như tăng Brand Awareness (độ nhận diện thương hiệu), Lead (tỷ lệ chuyển đổi),... để có thể xác định rõ ràng yêu cầu marketing, hướng đi đúng cho dự án. Account Executive luôn phải giữ liên lạc và mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng để có thể giải quyết công việc kịp thời cũng như đàm phán hợp đồng.
- Theo dõi và giám sát tiến độ thực hiện của dự án. Họ sẽ cần trao đổi với cấp trên và phòng ý tưởng sáng tạo về mong muốn của khách hàng, hỗ trợ bộ phận đó trong việc lập kế hoạch truyền thông. Đồng thời đảm bảo rằng tiến độ và chất lượng của dự án hoàn thiện đúng theo những gì đã thỏa thuận với client.
- Giải thích cho khách hàng về ý tưởng mà bên Creative đưa ra cũng như ngân sách (budget) cho dự án là bao nhiêu để khách hàng cân nhắc và ký kết hợp đồng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành truyền thông
2.2. Account Manager
Đây là vị trí sau khi bạn đã có kinh nghiệm nhiều sau khi làm Account Executive. Account Manager là vị trí quản trị việc quản lý quan hệ khách hàng của công ty hay là quản lý account và thường là trong lịch vực cung cấp dịch vụ quảng cáo, truyền thông.
Account Manager sẽ cần nắm được ý định của khách hàng để có thể thuyết phục họ. Về cơ bản, Account Manager cũng phải luôn xây dựng và tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tạo giá trị lớn nhất cho công ty như vị trí Account Executive. Một số đầu việc của vị trí quản lý account như sau:
- Tiếp nhận thông tin và mong muốn từ phía client. Account Manager sẽ lên kế hoạch xây dựng mối quan hệ với khách hàng từ thông tin liên lạc đến cách tiếp cận để Account Executive mình quản lý đi “làm thân” với khách hàng.
- Quản trị dự án mà team đang thực hiện, luôn theo sát tiến độ của dự án, bên ý tưởng và sản xuất nội dung làm đến đâu rồi, hiệu quả dự án ra sao. Việc theo sát này nhằm báo cáo cho khách hàng và nếu kết quả đang có chiều hướng xấu thì cần thay đổi chiến lược khác.
- Quản lý các thành viên trong nhóm, giao việc cho phòng ban và bộ phận chuyên trách trong công ty các đầu việc để thực hiện mong muốn của khách hàng.
- Làm hợp đồng và đứng ra cam kết với khách hàng về hiệu quả công việc sẽ thực hiện.
2.3. Account Director
Khi Account Manager có đủ kinh nghiệm và năng lực, có thể sau 7-8 năm, người này có thể lên chức Account Director. Công việc của vị trí này sẽ nghiêng về phần đưa ra chiến lược và giao nhiệm vụ cho cấp dưới. Account Director sẽ quản lý toàn bộ bộ phận Account và chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh. Vị trí đòi hỏi một kinh nghiệm dày dặn và kiến thức cực lớn để có thể thấu hiểu được khách hàng.
3. Những yêu cầu cần thiết khi bước chân vào nghề Account
Điều thứ nhất để làm Account thì bạn cần yêu thích Marketing hay quảng cáo, truyền thông. Tất nhiên làm công việc gì thì cũng nên có đam mê, nhưng điều này cực quan trọng để giúp bạn trụ vững với nghề và vượt qua mọi sóng gió đấy nhé.
Nghề Account có thể nói là nghề làm dâu trăm họ, dù có bị khách hàng mắng mỏ nhưng vẫn cần thể hiện thái độ tốt đẹp và lắng nghe khách hàng. Tuy nhiên, bạn vẫn phải giữ vững lập trường, đừng “gió chiều nào theo chiều đấy” thì sẽ khiến khách hàng đưa ra những yêu cầu khó nhằn mà không đảm bảo quyền lợi cho công ty của mình. Không những thế nếu không cứng rắn và chấp thuận mọi đơn giá mà khách hàng đưa ra thì sẽ khiến danh tiếng công ty bị tổn hại và trông “rẻ mạt” đó.
Một người làm Account sẽ cần một cái đầu tỉnh táo để xác định xem điều khách hàng thực sự cần là gì. Không phải lúc nào mong muốn của khách hàng cũng hợp lý. Giả sử khách hàng A cần tăng độ nhận diện với công chúng khi mới ra mắt chứ không phải là tăng doanh thu ngay lập tức. Đồng thời cũng cần xem xét team mình có thể cung cấp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay không.
Xem thêm: Bản mô tả công việc Account Manager trong các công ty Agency
Tất nhiên, một điều thiết yếu và cốt lõi cần có trong nghề đó là kiến thức chuyên môn. Có kiến thức thì khi đàm phán với client, client mới có thể tin tưởng và nghe theo đề xuất được. Đồng thời, khi bên ý tưởng đưa ra sản phẩm thì Account bạn cần xem xét kỹ lưỡng nội dung và hình ảnh này đã thể hiện tinh thần mà khách hàng mong muốn hay chưa.
Nghề Account cần quyết đoán để biết lúc nào nên cứng rắn hay “mềm nắn rắn buông”. Đồng thời họ cần phải có mối quan hệ tốt đẹp không chỉ với khách hàng mà còn cả với những đối tác, thành viên trong team, các phòng ban nội bộ khác để tránh trường hợp khi xảy ra vấn đề không biết nhờ ai giúp đỡ.
Để có thể đàm phán tốt với khách hàng thì không thể thiếu được kỹ năng giao tiếp khôn khéo được. Nghề Account không những giỏi giao tiếp mà còn phải khéo léo nhưng cũng trông thật “ngoan” để không làm phật ý khách hàng. Khách hàng là thượng đế, bạn phải khôn khéo mới có thể moi được tiền từ túi “thượng đế” nhé.
Khi đã phát triển lên các chức vụ cao hơn trong nghề Account thì bạn cần đầu tư vào việc nghiên cứu Marketing, có tầm nhìn chiến lược để đưa ra các hoạch định cần thiết.
Nghề Account không đơn giản là một nghề, đó là cả một nghệ thuật để mang về giá trị lớn nhất cho công ty. Mong rằng với bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích về nghề Account là gì cho những bạn sắp và đang chuẩn bị lĩnh vực Marketing nhé.
1581 0