Khám phá quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng chuẩn 7 bước

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Ngày đăng: 18-05-2024

Là lực lượng tuyển dụng với số lượng đông nhất, nhưng đồng thời cũng là bộ phận “lắm kẻ đi, hiếm người ở lại” nhất. Có thể thấy, tuyển dụng nhân viên bán hàng tại các doanh nghiệp hiện nay đang là một hoạt động khá nan giải và thách thức. Việc xây dựng quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng khoa học, hiệu quả sẽ là một trong những giải pháp ban đầu giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm được cả công sức và tiền bạc. Song song với đó, có cơ hội chiêu mộ được những nhân tài có nghiệp vụ bán hàng xuất sắc!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. 7 bước trong quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng

Quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng thường sẽ do bộ phận HR của các doanh nghiệp thiết lập. Dưới đây là quy trình chuẩn 7 bước mà work247.vn đã tổng hợp:

1.1. Bước 1: Thiết lập các tiêu chí tuyển dụng

Thiết lập các tiêu chí tuyển dụng
Thiết lập các tiêu chí tuyển dụng

Nhân viên bán hàng thoạt nghe có vẻ là một vị trí khá nhỏ bé. Nhưng chính họ lại là lực lượng trực tiếp nuôi sống doanh nghiệp và tạo ra lợi nhuận cho cả công ty. Đó cũng chính là lý do các doanh nghiệp thường đầu tư khá nhiều trong công tác tuyển dụng nhân viên bán hàng. Ở bước đầu trong quy trình này, hãy cố gắng xác định và thiết lập hoàn chỉnh các tiêu chí tuyển dụng nhân viên bán hàng. Đó là toàn bộ những gì bao gồm các phẩm chất, nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm,... mà doanh nghiệp mong muốn ở nhân viên tương lai của mình. Mỗi vị trí thường sẽ có đặc thù về yêu cầu của từng vị trí, do đó khi xây dựng các tiêu chí này, bạn cần đảm bảo được tính khả thi và bám sát thực tiễn vào công việc bán hàng.

Xét về thực tiễn công việc của nhân viên bán hàng, thông thường các nhà tuyển dụng có thể xây dựng các tiêu chí dựa trên những phẩm chất, kỹ năng của một người bán hàng chuyên nghiệp hoặc mẫu mực, chẳng hạn như: Mức độ học hỏi kiến thức của sản phẩm và thị trường, kỹ năng giao tiếp có tính thuyết phục và khôn khéo, kỹ năng ứng xử tình huống với khách hàng, sự chăm chỉ, trung thực, nhiệt tình,... Mặc dù các kỹ năng và phẩm chất này mang tính truyền thống, khá chung chung cho vị trí nhân viên bán hàng. Do đó, các nhà tuyển dụng nên thiết lập một số yêu cầu, tiêu chuẩn riêng biệt trên cơ sở nghiên cứu các đặc trưng về thị trường, đối tượng khách hàng, sản phẩm của doanh nghiệp,...

Có thể bạn quan tâm: Quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp nhất

1.2. Bước 2: Xây dựng tài liệu câu hỏi phỏng vấn

Xây dựng tài liệu câu hỏi phỏng vấn
Xây dựng tài liệu câu hỏi phỏng vấn

Sau khi đã thiết lập một cách hoàn chỉnh những tiêu chí và yêu cầu tuyển dụng. Bước thứ hai trong quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng chính là hoàn thiện bộ câu hỏi phỏng vấn. Phỏng vấn là bước quan trọng, trực tiếp đánh giá ứng viên và khai thác nhiều khía cạnh thuộc về ứng viên. Phỏng vấn không chỉ là thước đo năng lực của ứng viên, nó còn là một không gian có thể thúc đẩy ứng viên trong việc bộc lộ những kỹ năng, phẩm chất và ưu điểm mạnh mẽ nhất của họ.

Tương tự như tiêu chí tuyển dụng, câu hỏi phỏng vấn cũng tùy thuộc vào từng vị trí, chức vụ trong các doanh nghiệp. Bán hàng là một trong những vị trí khó khai thác năng lực của ứng viên, do đó nội dung bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng cũng cần thời gian nghiên cứu để chỉn chu và có đầu tư hơn. Nếu sở hữu một bộ câu hỏi phỏng vấn hay và hữu ích, chúng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong công tác đánh giá và sàng lọc các ứng cử viên tốt nhất. Một lời khuyên dành cho bạn là hãy chú trọng vào những câu hỏi tình huống, để ứng viên có thể nhập vai trực tiếp vào nhân viên của công ty, gặp gỡ khách hàng và xử lý các vấn đề mà họ đang gặp phải.

Bạn cũng có thể yêu cầu họ thực hiện một cuộc tư vấn, một lời giới thiệu để bán bất kỳ sản phẩm nào mà bạn đưa ra.

1.3. Bước 3: Chuẩn bị mô tả công việc hoàn thiện

Chuẩn bị mô tả công việc hoàn thiện
Chuẩn bị mô tả công việc hoàn thiện

Nếu như tiêu chí tuyển dụng và câu hỏi phỏng vấn là bước đầu cơ bản nhất trong quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng. Thì đến bước này, các nhà tuyển dụng sẽ cần phải chú trọng và lưu tâm hơn. Bởi yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng cũng như số lượng người ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng phụ thuộc vào bản mô tả công việc. Bản mô tả công việc là cầu nối giúp ứng viên có những ấn tượng và cảm nhận ban đầu về công việc cũng như nhà tuyển dụng. Do đó, khi xây dựng bản mô tả công việc, nhà tuyển dụng phải đảm bảo được tính hấp dẫn, thu hút nhưng vẫn chính xác để có thể lôi kéo được sự quan tâm của ứng viên. Trong đó cần lưu ý tránh những điều sau trong quá trình hoàn thiện bản mô tả công việc:

- Thứ nhất, tuyệt đối không sao chép, copy mô tả công việc từ một nguồn nào khác. Chẳng hạn như của những nhà tuyển dụng khác, hay các mô tả công việc mẫu chung.

- Thứ hai, không thiết lập những kỹ năng, yêu cầu không bám sát vào thực tiễn trong bản mô tả công việc.

- Thứ ba, cung cấp những thông tin phóng đại, sai lệch với thực tiễn.

1.4. Bước 4: Lựa chọn các kênh tuyển dụng

Lựa chọn các kênh tuyển dụng
Lựa chọn các kênh tuyển dụng

Quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng hay bất kỳ vị trí nào cũng thế. Rất cần thiết để đầu tư và xác định kênh tuyển dụng nào phù hợp. Thường thì, việc tuyển dụng ngày nay trở nên khó khăn hơn vì doanh nghiệp đang đối mặt với những thách thức trong việc lựa chọn kênh đăng tin tuyển dụng. Một trong những điều không nên làm nhất đó chính là đăng tải thông tin tuyển dụng đại trà, thậm chí là tràn lan, không có sự chọn lọc nhất định. Hậu quả của việc làm này đó chính là gì? Đó chính là dẫn đến việc tiêu tốn nhân lực, tiền bạc và cả công sức của các nhà tuyển dụng. Do đó, nếu muốn tuyển dụng nhân viên bán hàng hiệu quả, hãy cố gắng tìm hiểu và chọn lọc ra các nguồn đăng tin tuyển dụng chất lượng, uy tín nhất.

Hiện nay, có khá nhiều các website cho phép đăng tin tuyển dụng, thông dụng như work247.vn,... và một số website khác. Bên cạnh việc sử dụng dịch vụ của các website, nhà tuyển dụng cũng có thể sử dụng mạng xã hội để chiêu mộ nhân tài. Mạng xã hội là cách chia sẻ thông tin và tiếp cận con người phổ biến nhất hiện nay. Thúc đẩy tỷ lệ tiếp cận ứng viên nhiều hơn bằng việc đăng bài lên các hội nhóm, fanpage và share các tin bài rộng rãi nhé.

Tuyển dụng

1.5. Bước 5: Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng

Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng
Kiểm tra nghiệp vụ bán hàng

Trên thực tế, bước này không phải là một công đoạn bắt buộc. Bởi kiểm tra nghiệp vụ bán hàng thường xuất phát từ yêu cầu tuyển dụng của từng công ty, doanh nghiệp. Chẳng hạn như, các nhà tuyển dụng có thể bỏ qua bước kiểm tra này nếu như không có yêu cầu về kinh nghiệm cho các nhân viên bán hàng ở tương lai, chẳng hạn như việc họ sẽ được hướng dẫn và đào tạo khi bắt đầu nhận việc. Trái lại, bạn nên có những bài kiểm tra nghiệp vụ thực tế của các ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc. Điều này khá tốt và mang lại hiệu quả cao trong việc nhìn nhận ban đầu những kỹ năng và chuyên môn của nhân viên.

1.6. Bước 6: Tiến hành phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn

Nếu như mô tả công việc là không gian để ứng viên và nhà tuyển dụng có thể bước đầu tiếp cận được nhau. Thì ngay chính vòng phỏng vấn, là vòng quan trọng nhất. Thông qua vòng phỏng vấn, ứng viên và nhà tuyển dụng có thể chính thức trực tiếp gặp gỡ nhau, trao đổi về công việc và để hai bên có những đánh giá kỹ càng hơn về nhau. Nhân viên bán hàng là một công việc khó tuyển dụng, do đó buổi phỏng vấn cần được đầu tư kỹ càng, tránh có những thiếu sót không đáng có. Người phụ trách tuyển dụng cần chuẩn bị kỹ những tài liệu, giấy tờ quan trọng trước khi diễn ra buổi phỏng vấn, chẳng hạn như bộ câu hỏi phỏng vấn, phiếu đánh giá ứng viên,...

Trên các tiêu chí tuyển dụng mong muốn ở một nhân viên bán hàng, người tuyển dụng trong buổi phỏng vấn cần đưa ra những câu hỏi tương ứng và bám sát vào các tiêu chí đó. Bên cạnh đó, cần tập trung vào việc quan sát, đánh giá và chấm điểm trên thái độ, phong cách cũng như câu trả lời của ứng viên.

1.7. Bước 7: Đánh giá và đưa ra quyết định tuyển dụng

Đánh giá và đưa ra quyết định tuyển dụng
Đánh giá và đưa ra quyết định tuyển dụng

Bước cuối cùng có vẻ như khá đơn giản, nhưng trên thực tế nó lại cần các nhà tuyển dụng cân đo đong đếm rất nhiều. Về cơ bản, nhà tuyển dụng cần nhanh chóng đánh giá, sàng lọc và đưa ra quyết định cuối cùng trong việc chọn hay không chọn ứng viên sau quá trình kiểm tra và nhìn nhận chuyên môn, thực lực của từng ứng viên qua phỏng vấn, hay qua vòng ứng tuyển. Bộ phận nhân sự của doanh nghiệp nên họp bàn với phòng ban phụ trách bán hàng để có thể đưa ra một quyết định lựa chọn mang tính chính xác và khách quan nhất có thể.

Trên đây là 7 bước đơn giản và cơ bản nhất khi nhắc đến quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng. Nếu ở từng công đoạn tương ứng với từng bước, nhà tuyển dụng có tính toán và thực hiện kỹ càng, sẽ càng phát huy được tính hiệu quả của kết quả tuyển dụng.

Việc làm tuyển dụng nhân sự

2. Tuyển dụng nhân viên bán hàng cần lưu ý những gì?

Mặc dù xây dựng quy trình là điều tất yếu, tuy nhiên bán hàng là một vị trí công việc khá đặc thù. Tuyển dụng với số lượng đông, yêu cầu tối thiểu, tiếp nhận nhiều nhưng đào thải cũng không ít. Đó chính là lý do ngày này, nhiều doanh nghiệp cảm thấy khá bất lực và chưa tìm được một giải pháp nào để có thể cải thiện được vấn đề này. Theo những gì đã phân tích, work247.vn khuyên bạn nên lưu ý những điều dưới đây trong lúc tuyển dụng nhân viên bán hàng.

2.1. Xây dựng hình mẫu nhân viên bán hàng như mong muốn

Xây dựng hình mẫu nhân viên bán hàng như mong muốn
Xây dựng hình mẫu nhân viên bán hàng như mong muốn

Chúng ta thường có xu hướng đi tìm những ứng viên hoàn hảo, ưu tú và xuất sắc. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp nên đi tìm những ứng viên phù hợp nhất. Chẳng hạn như, một ứng viên có hai bằng đại học, ứng tuyển vị trí nhân viên bán hàng cũng chưa chắc đã phù hợp bằng ứng viên có kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm bán hàng chuyên nghiệp. Đừng thiết kế những tiêu chuẩn xa rời thực tiễn, không phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Thay vào đó, hãy dựa vào những mong muốn của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại với vị trí bán hàng. Lúc đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng nhân sự phù hợp.

Xem thêm: Bật mí kinh nghiệm tuyển dụng từ những chuyên gia trong ngành

2.2. Xác định thời gian nhân viên thu lại lợi nhuận cho công ty

Doanh thu bằng 0, không đạt chỉ tiêu sản phẩm, không có lợi nhuận,... chính là những kết quả thường xảy ra với việc mới tiếp nhận một lực lượng nhân viên bán hàng mới. Để hiệu suất làm việc của từng nhân viên tạo ra lợi nhuận và mang lại kết quả cho doanh nghiệp, cần một quãng thời gian nhất định.

Tất nhiên, chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước tiên, doanh nghiệp cần xem xét và cân nhắc các khoản chi phí gắn liền với một nhân viên bán hàng. Đó là lương cố định, tiền thưởng doanh thu, hoa hồng,... Các doanh nghiệp sẽ tính ra được thời gian phải trả cho nhân viên của mình trước khi họ mang lại doanh thu cho bạn bằng cách lấy lợi nhuận ước tính trừ đi tổng chi phí phải trả cho một nhân viên.

2.3. Thiết lập chế độ lương thưởng phù hợp

Xác định thời gian nhân viên thu lại lợi nhuận cho công ty
Xác định thời gian nhân viên thu lại lợi nhuận cho công ty

Mỗi công ty đều có những cơ chế, chính sách nhân sự riêng để áp dụng cho nhân viên bán hàng. Chẳng hạn như, chỉ trả lương cố định, chỉ thanh toán hoa hồng hay trả lương cố định kèm hoa hồng,... Sẽ có những ưu điểm và nhược điểm dành cho một cơ chế trả lương riêng. Mặc dù vậy, một chế độ lương thưởng xứng đáng với năng lực bỏ ra và sự cống hiến, luôn là điều mà các doanh nghiệp nên làm cho nhân viên nói chung, và đặc biệt là nhân viên bán hàng nói riêng.

Tuyển dụng bán hàng

Mọi doanh nghiệp đều mong muốn tuyển dụng được những nhân viên bán hàng phù hợp. Nhưng để làm được điều đó, họ cần xây dựng và vận dụng chuẩn quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng. Có như vậy, kết quả ở mỗi đợt tuyển dụng mới khả quan hơn và lâu dài, doanh nghiệp sẽ nhận được lợi ích từ điều này!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2981 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT