Sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 và những lưu ý cần biết
Theo dõi work247 tạiBạn đã biết cách để viết sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 đúng chuẩn chưa? Những lưu ý gì về cách viết sơ yếu lý lịch? Tất cả đều được chúng mình bật mí trong bài viết dưới đây, chần chừ gì nữa mà không tham khảo ngay!
1. Tầm quan trọng của sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10
Có thể thấy sơ yếu lý lịch là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng trong tất cả các bộ hồ sơ từ nhập học cho tới đi xin việc.
Đối với học sinh vừa chuyển cấp lên lớp 10, thì lý lịch là một trong những giấy tờ được yêu cầu phải có trong hồ sơ nhập học. Nội dung sơ yếu lý lịch sẽ bao gồm những thông tin cá nhân của học sinh như học và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, hộ khẩu thường trú, thông tin về cha mẹ,...
Từ những thông tin được khai của học sinh trên bản sơ yếu lý lịch thì nhà trường sẽ lưu lại và dùng trong quá trình cần thiết sau này.
Chỉ khi hoàn thiện bản sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 thì khi này nhà trường mới chấp nhận việc hồ sơ trúng tuyển của bạn hợp và có giá trị để có thể nhập học tại trường theo đúng quy định.
Xem thêm: [Hé lộ] Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh cấp 2 đúng chuẩn
2. Hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10
Bản sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 tuy không có quá nhiều yêu cầu phức tạp, thế nhưng để có thể viết được một bản sơ yếu lý lịch tốt và đầy đủ các thông tin thì không phải là một điều đơn giản. Sau đây, work247 bật mí cho bạn cách viết sơ yếu lý lịch vào lớp 10 chuẩn chỉnh đầy đủ nhất.
- Thứ nhất, đối với mục thông tin cá nhân.
Bạn sẽ hoàn thành các thông tin cá nhân một cách xác nhất và không để thiếu bất cứ các thông tin nào quan trọng. Đặc biệt là các thông tin như ngày tháng năm sinh và số điện thoại liên hệ, nó sẽ ảnh hưởng đến việc làm giấy tờ thủ tục có liên quan như thẻ bảo hiểm ý tế hoặc các giấy tờ khác trong trường.
+ Mục thông tin cá nhân của học sinh: Điền họ tên đầy đủ và viết in hoa
Ví dụ: tên học sinh là Nguyễn Mạnh Hiếu thì bạn sẽ điền là NGUYỄN MẠNH HIẾU.
+ Mục nam/nữ: Nếu là nam thì điền là năm, nữ thì điền là nữ vào ô trống, đồng thời gạch giới tính còn lại trên mục.
+ Mục dân tộc: Là dân tộc Kinh thì điền là Kinh, dân tộc Nùng thì điền là Nùng.
+ Mục tôn giáo: Xác nhận tôn giáo theo sổ hộ khẩu và điền đúng như vậy lên sơ yếu lý lịch.
+ Số điện thoại: Nếu các em chưa được dùng điện thoại, cha mẹ có thể điền số điện thoại của mình thay thế.
+ Sở thích của con cái: Mục này phụ thuộc vào con cái thích gì và muốn gì thì có thể điền.
+ Ngày tháng năm sinh và nơi sinh: Đối chiếu với giấy khai sinh để có được những thông tin chính xác nhất.
- Thứ hai, thông tin quê quán.
Khi điền những thông tin này bạn cần đối chiếu rõ với các giấy tờ như sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh để tránh gây nhầm lẫn.
Thường thì phần này sẽ được phân chia thành 3 mục là: quê hương, địa chỉ thường trú, địa chỉ tạm trú.
Các thông tin này sẽ được viết chi tiết cho đến 3 cấp như: số nhà 75, ngõ 29 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Thông tin càng chi tiết, càng rõ ràng càng tốt nhé.
Lưu ý, quê quán có thể trùng với nơi ở hiện tại hoặc khác nơi ở hiện tại. Đồng thời địa chỉ tạm trú là những nơi bạn ở nhưng trong thời gian ngắn và không sống lâu dài tại đây.
- Thứ ba, thông tin của bố mẹ
+ Học tên bố: Ghi rõ theo chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân
+ Năm sinh của bố: Ghi rõ theo chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cuosc công dân.
+ Nghề nghiệp của bố: Ghi rõ ngành nghề mà bố đang làm.
Ví dụ như kỹ sư thì sẽ ghi là kỹ sư
Đồng thời các thông tin của mẹ cũng sẽ được điền giống như bố, đầy đủ thông tin và được đối chiếu với chứng minh thư hoặc căn cước công dân.
- Thư tư, hoàn cảnh gia đình.
Mục này sẽ điền các thông tin liên quan cơ bản đến gia đình như gia đình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ giàu,..
Ngoài ra còn một số thông tin khác trong sơ yếu lý lịch như chị/em ruột và ngày tháng năm sinh, bạn chỉ cần điền rõ các thông tin theo giấy khai sinh và các giấy tờ có liên quan là được.
Để hoàn thiện được sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 thì sẽ cần chữ ký của phụ huynh và chữ ký của học sinh, mục đích nhằm khẳng định những thông tin phía trên là đúng, cam đoan sẽ chịu mọi trách nhiệm nêu các thông tin phía trên là sai sự thật.
3. Sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 có thể viết tay không?
Sơ yếu lý lịch là một giấy tờ quan trọng nhưng nó không bắt buộc bạn phải có những quy định chung về viết tay hay đánh máy.
Tùy thuộc vào bạn muốn có một bộ sơ yếu lý lịch về hình thức như thế nào mà bạn có thể lựa chọn phương thức phù hợp. Mỗi cách làm sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 đều có những ưu và nhược điểm của nó.
Nhưng hiện nay, với sự tiện lợi của việc in ấn thì mọi người đã chuyển sang mua những mẫu sơ yếu lý lịch có sẵn nhằm tiết kiệm thời gian và trông sẽ chuyên nghiệp hơn.
Vậy nếu tôi muốn dùng sơ yếu lý lịch có sẵn thì có thể mua ở đâu và bằng hình thức nào?
Bạn có thể dễ dàng mua được sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 tại các cửa hàng photo, các hiệu sách, tiệm tạp hóa,... với giá từ 5.000 - 7.000 đồng.
Với giá thành cũng không quá cao và tiện lợi trong quá trình viết sơ yếu lý lịch, lời khuyên là bạn nên sử dụng bản sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 có sẵn nhé.
Xem thêm: Tìm hiểu cách viết sơ yếu lý lịch học sinh đầu năm chi tiết nhất
4. Một số lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10
Chúng ta đã biết về tầm quan trọng của sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 và chúng ta biết rằng nên cần chủ động và thận trọng trong việc viết loại giấy tờ này đúng không nào.
Một số điều lưu ý khi bạn viết sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 này là:
+ Tránh việc mua sai mẫu sơ yếu lý lịch, hiện nay trên thị trường bán rất nhiều mẫu sơ yếu lý lịch thế những nõ sẽ bao gồm một số loại như: sơ yếu lý lịch cho học sinh THCS, sơ yếu lý lịch cho học sinh THPT, sơ yếu lý lịch cho sinh viên và sơ yếu lý lịch cho người đi làm. Trong quá trình đi mua, bạn nên chú ý vì những người bán cũng thể nhầm lẫn và gây ảnh hưởng đến việc làm hồ sơ.
+ Không viết sai chính tả và chú ý các chữ cái cần in hoa: Đây là một trong những lỗi cơ bản thế nhưng lại rất nghiêm trọng vì nó có thể dẫn đến sai thông tin, thiếu thông tin hoặc gây nhầm lẫn đối với người đọc sơ yếu lý lịch trong việc làm các giấy tờ và thủ để nhập học cho các bạn bạn học sinh.
+ Đối chiếu thông tin kỹ lưỡng: Các thông tin khi viết vào sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 nên được đối chiếu với các giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh,... hoặc một số giấy tờ có chứng thực để tránh sai lệch thông tin gây ảnh hưởng trong các vấn đề phát sinh sau này.
Là một trong những giấy tờ quan trọng và bắt buộc phải kèm theo trong bộ hồ sơ nhập học THPT, việc xác định và viết chính xác sơ yếu lý lịch học sinh vào lớp 10 bắt buộc phải thực sự cần lưu ý và điền thông tin một cách nghiêm túc.
Trên đây là một số thông tin có liên quan về hướng dẫn viết sơ yếu lý lịch học sinh lớp vào lớp 10, nếu bạn cần tìm hiểu thêm các hướng dẫn và thông tin về sơ yếu lý lịch dành cho sinh viên, người đi làm thì có thể click theo đường link ngay bên dưới nhé.
2491 0