Hướng dẫn Cách định giá sản phẩm đơn giản, dễ thực hiện

Tác giả: Nguyễn Thanh Hằng 21-05-2024

Định giá sản phẩm là một bước quan trọng, người bán cần phải đưa ra một mức giá phù hợp để đảm bảo giá sản phẩm mà họ đưa ra phù hợp để người bán có lợi nhuận, người mua không chạy mất dép vì giá cao và có thể cạnh tranh giá với những sản phẩm khác. Với những người mới kinh doanh hoặc ra mắt sản phẩm mới thường gặp khó khăn trong vấn đề định giá sản phẩm. Nội dung bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách định giá sản phẩm hãy cùng tìm hiểu nội dung bài viết sau.

CV xin việc

Để giúp người bán đưa ra được một mức giá phù hợp thì nội dung bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách định giá sản phẩm vô cùng đơn giản mà khi áp dụng những bước này người bán sẽ đưa ra được một mức giá phù hợp, hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Tính giá vốn cho sản phẩm của bạn

Để định giá sản phẩm phù hợp thì việc đầu tiên mà người bán cần phải làm đó chính là tính giá vốn cho sản phẩm của bạn, giá vốn cho sản phẩm của bạn được tính đó chính là tổng chi phí bạn phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó hoặc chi phí bạn bỏ ra để nhập sản phẩm đó.

 

Tính giá vốn cho sản phẩm của bạn

Khi tính giá vốn cho sản phẩm người tính cần phải chú ý tính toán tất cả các chi phí liên quan ngoài số tiền bỏ ra để sản xuất sản phẩm thì còn có tiền chi phí nhân công, chi phí thuê mặt bằng, chi phí vận chuyển, chi phí marketing… Rất nhiều những chi phí khác để có thể bán ra sản phẩm. Tất cả những chi phí này người bán hàng khi tính giá thành sản phẩm cần phải tính vào để đưa ra một giá vốn một cách chính xác nhất.

Tính giá vốn cho sản phẩm của bạn

Cụ thể bạn có thể áp dụng công thức:                   

Giá gốc = Giá thành sản phẩm + chi phí phát sinh

Trong đó: Giá thành sản phẩm chính là giá chi phí xuất hoặc nhập sản phẩm

Chi phí phát sinh đó chính là chi phí nhân công, vận chuyển, đóng gói, marketing…

Người bán hàng có thể dựa vào công thức trên để tính được giá gốc của sản phẩm. Bước này là một bước quan trọng trong việc định giá sản phẩm, Nếu tính giá gốc chính xác thì những bước làm sau của bạn mới có thể chính các được. Bạn nên tính toán thật cẩn thận điều này.

Khám phá: Cách báo giá cho khách chính xác, hiệu quả cao

2. Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng của bạn

Sau khi đã định giá được giá gốc của sản phẩm thì việc làm tiếp theo của bạn đó chính là nghiên cứu thị trường, xem phân khúc khách hàng của bạn là thuộc phân khúc nào? Để trả lời và thực hiện được bước này thì bạn cần phải trả lời một số câu hỏi sau đây.

Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng của bạn

- Sản phẩm của bạn thuộc lĩnh vực nào?

- Là hàng cao cấp hay sản phẩm bình dân.

- Sản phẩm của bạn hướng đến khách đối tượng khách hàng nào là khách hàng giàu có hay bình dân…

Để biết được phân khúc khách hàng sản phẩm của bạn thì bạn cần phải đưa ra và trả lời được những câu hỏi đó.

Việc nắm bắt được phân khúc khách hàng thị trường của bạn là một bước quan trọng, chỉ khi đó bạn mới có thể đưa ra được những mức giá cạnh tranh và phụ hợp.

Làm tốt bước này bạn hãy trả lời thật tốt những câu hỏi trên để có thể đưa ra mức giá phù hợp.

Đọc thêm: Việc làm Chuyên viên phát triển sản phẩm

3. Xác định mức lợi nhuận mà bạn mong muốn

Xác định mức lợi nhuận mà bạn mong muốn cũng là một trong những bước quan trọng, đại đa số người bán luôn mong muốn có được nhiều lợi nhuận những mức lợi nhuận nào là hợp lý thì không phải ai cũng biết. Với nhiều người bạn họ sẽ thực hiện tính theo công thức lấy giá gốc nhân đôi lên là sẽ ra ra bán. Điều này đảm bảo mức lợi nhuận người bán luôn thu vệ được là 100%.

Xác định mức lợi nhuận mà bạn mong muốn

Tuy nhiên cách tính trên chưa thực sự chính xác bởi nhiều yếu tố. Với những nhà sản xuất lớn mức lợi nhuận mong muốn của họ chỉ vào khoảng 30% - 50% là đã thỏa mãn mong muốn lợi nhuận của họ. Còn đối với những nhà bán lẻ trực tiếp cho khách hàng, với nhiều chi phí và lợi nhuận khác phải trả thì mức lợi nhuận mong muốn của họ cao hơn nhiều.

Vậy nên khi định giá bán sản phẩm thì yếu tố về mức lợi nhuận mong muốn cũng là một trong những yếu tố quan trọng, yếu tố này giúp bạn định giá sản phẩm một cách chuẩn xác hơn.

Xem thêm: Việc làm Giám đốc chiến lược

4. Đặt giá bán lẻ (giá niêm yết)

Sau khi người bán đã đưa ra lợi nhuận mong muốn thì bạn đã tính được giá bán sau cùng với công thức như sau:

Giá bán lẻ = [ giá gốc/ vốn + (Giá gốc X x % lợi nhuận mong muốn)]

Để giúp bạn có thể áp dụng và hiểu công thức này hơn thì dưới đây sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể để bạn có thể tính ra giá bán lẻ của sản phẩm, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Một doanh nghiệp sản xuất một sản phẩm có giá gốc là 80.000 đồng, lợi nhuận mong muốn mà doanh nghiệp này muốn có của sản phẩm này là 30% khi đó bạn có thể áp dụng công thức sau đây.

 Đặt giá bán lẻ (giá niêm yết)

Giá bán lẻ được tính như sau: [ 80.000 vnđ + (80.000x 30%)] = 104.00 vnđ

Đây là cách tình thường được áp dụng của những doanh nghiệp, những xưởng sản xuất lớn khi bán sản phẩm ra. Còn nếu bạn là những người bán hàng theo kiểu mua sản phẩm về và bán qua tay thì bạn chỉ đơn giản là bán chênh lệch khoản tiền bạn nhập và đưa ra làm sao để sản phẩm của bạn có đủ sức thuyết phục người mua và cạnh tranh với nó.

Còn đối với các doanh nghiệp, việc đưa ra một khối lượng sản phẩm lớn thì điều quan trọng nhất bạn cần phải nghiên cứu thị trường rất nhiều, phải tìm hiểu đối thủ của bạn để biết được đối thủ của bạn đang bán mức giá nào, từ đó đưa ra những mức giá phù hợp.

Nếu bạn đưa ra một mức giá quá cao mà sản phẩm của bạn về cơ bản không có điểm gì nổi bật thì rất khó có thể cạnh tranh với những sản phẩm tương tự đang có trên thị trường.

Một số trường hợp lại nhầm lẫn giữa giá gốc và giá thành và những người này đã dùng giá thành để nhân lên 3 hoặc  lần và nghĩ rằng mình nhận như vậy là đã mang về được một khoản lợi nhuận lớn. Nhưng suy nghĩ như vậy là sai và thực tế thì cách tính này cũng không chính xác. Vậy nên khi tính bạn cần phải hiểu đúng và hiểu rõ các mức giá với nhau để biết chính xác điều này.

Tham khảo: Khóa học Trade Marketing 

5. Đặt giá bán sỉ

Nhiều doanh nghiệp đưa mạnh cả về bán lẻ và bán sỉ. Nhưng việc đưa ra giá cho những khách hàng sỉ thường phải có những chế độ đãi ngộ tốt vì những đối tượng này mua nhiều. Nếu bạn vẫn giữ như mức giá bán lẻ thì chắc chắn sẽ không bán được nhiều. Vậy nên nội dung tiếp theo sẽ đưa cho bạn chính là việc tính giá bán sỉ hợp lý. Hãy cùng tìm hiểu những nội dung tiếp sau đây.

 Đặt giá bán sỉ

Vấn đề lớn khi đặt ra giá bán sỉ là làm thế nào để đưa ra một giá bán sỉ hợp lý để có lợi nhuận cho người bán, không làm ảnh hưởng đến những người bán lẻ và làm sao để thu hút được nhiều khách lẻ.

Để tính được giá sỉ một cách chính xác thì việc quan trọng bạn cần làm đó chính là việc đặt ra một khung giá số lượng sản phẩm. Người bán sẽ dựa trên số lượng sản phẩm để đặt giá cho sản phẩm, như vậy bạn sẽ có được chính sách giá sỉ một cách hợp lý.

Để có thể đưa ra giá bản sỉ thì bạn có thể dựa vào một số thông tin sau đây.

Nếu bạn có một sản phẩm giá gốc là 50.000 đồng, lợi nhuận bạn mong muốn là 80% như vậy bạn có thể tính được giá bán lẻ và giá bán sỉ theo số lượng như sau.

Với giá bán lẻ bạn có thể áp dụng công thức trên:

50.000 + (50.000X80%) =90.000 đồng

Khi đó sản phẩm này bán lẻ ra thị trường là 90.000 đồng những với khách sỉ bạn không thể áp dụng mức giá trên, mỗi mức giá bán sỉ sẽ thấp hơn mức giá bán lẻ và cụ thể nó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm.

- Nếu bạn mua từ 5 đến 10 cái mức lợi nhuận thu về mỗi sản phẩm là 70%. Khi đó bạn có thể tính giá sỉ khi khách mua từ 5 đến 10 cái như sau:

Giá sỉ = [ 50.000+ (50.000x70%)] = 85.000 đồng/cái

- Nếu khách mua từ 11 cái đến 30 cái thì lợi nhuận mỗi sản phẩm thu về là 60%, khi đó giá sỉ cho một sản phẩm là.

Giá sỉ = [ 50.000 + (50.000x 60%)] =80.000 đồng/ 1 cái

 Đặt giá bán sỉ

Nếu khách mua từ 30 đến 100 cái thì lợi nhuận mong muốn cho mỗi sản phẩm là 50% khi đó giá sỉ được tính như sau.

Giá sỉ= [ 50.000 +( 50.000 x 50%0] =75.000 đồng/1 cái

Nếu khách hàng mua trên 100 cái thì khi đó lợi nhuận mong muốn cho mỗi sản phẩm là 40 % khi đó giá sử được tính như sau.

Giá sỉ = [ 50.000 + (50.000X 40%)] = 70.000 đồng/ 1 cái

Với 5 bước trên bạn đã có được giá sỉ và giá lẻ hợp lý. Nếu bạn là những người mới chưa có nhiều kinh nghiệm định giá sản phẩm thì bạn có thể áp dụng những công thức trên để có được những kết quả chính xác và phù hợp.