Bạn đã biết cách search CV trên LinkedIn sao cho hiệu quả chưa?
Tác giả: Linh Anh Nguyễn 24-10-2024
LinkedIn là một mạng xã hội khá đặc biệt. Đây là nơi dành cho những nhà tuyển dụng, những người làm trong ngành HR và những ứng viên muốn tìm việc làm. LinkedIn được tạo ra để ứng viên xây dựng hồ sơ cá nhân và nhà tuyển dụng có thể xem hồ sơ công khai của ứng viên. Nếu bạn làm việc trong ngành HR thì bạn sẽ làm việc rất nhiều với LinkedIn. Vậy bạn đã biết cách search CV trên LinkedIn sao cho hiệu quả chưa? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
1. Hướng dẫn cách search CV trên LinkedIn hiệu quả nhất
LinkedIn có thể coi như một “ngôi nhà chung” cho ứng viên, những nhà tuyển dụng và những người làm trong ngành HR. LinkedIn cho phép mỗi ứng viên tự tạo hồ sơ, tải lên CV và nhiều thứ khác nữa. Bạn có thể tưởng tượng hồ sơ của bạn giống như một sự kết hợp giữa CV và Portfolio.
Dĩ nhiên là bạn cũng có thể lựa chọn công khai những thông tin mình muốn. Người khác cũng có thể tìm kiếm và xem thông tin bạn công khai, trong đó bao gồm CV và những nội dung khác.
1.1. Ai có thể search CV trên LinkedIn?
Trong hồ sơ ứng viên, LinkedIn cung cấp cho bạn 2 tùy chọn đó là tạo CV ngày trên LinkedIn hoặc tải lên CV có sẵn và chia sẻ CV với mọi người. Cũng nhờ tính năng này mà nhà tuyển dụng hay những người làm trong ngành HR có thể search và xem xét CV của các ứng viên. Đây là một trong những phương pháp giúp nhà tuyển dụng tìm kiếm những ứng viên đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc đang tuyển dụng.
Các doanh nghiệp có nhiều cách để sử dụng LinkedIn và bất kỳ ai cũng có thể sử dụng công cụ này để tìm kiếm CV của ứng viên một cách hoàn toàn miễn phí. Bạn không cần phải là người quản lý tuyển dụng hoặc nhà tuyển dụng mà vẫn có thể search CV trên LinkedIn. Điều này giúp cho việc tuyển dụng thông qua nền tảng này có thể áp dụng đối với các doanh nghiệp không có đội ngũ tuyển dụng chuyên biệt.
Thông thường LinkedIn sẽ cung cấp cho người dùng tính năng search CV miễn phí. Tuy vậy, ở mức độ miễn phí thì tính năng này chưa thực sự có hiệu quả. Nếu bạn muốn đầu tư nhiều hơn vào việc search CV trên LinkedIn thì bạn nên sử dụng các công cụ tìm kiếm ứng viên trả phí.
Những công cụ tìm kiếm trả phí trên LinkedIn bao gồm:
- LinkedIn Recruiter
- LinkedIn Recruiter Lite
- LinkedIn Talent Hub
Các gói công cụ này cho phép bạn thực hiện các tác vụ tìm kiếm nâng cao với nhiều bộ lọc hơn, chẳng hạn như:
- Số năm kinh nghiệm
- Số năm làm việc với công ty hiện tại
- Mã Bưu Chính (Zip Code)
- Công ty đã từng làm việc trước đây
1.2. Bạn có thể search CV trên LinkedIn miễn phí không?
Giống như phần lớn các mạng xã hội khác, người dùng có thể sử dụng LinkedIn miễn phí ở một mức độ nào đó. Với tài khoản LinkedIn cơ bản, bạn có thể search CV trên toàn nền tảng và xem tối đa 100 hồ sơ cùng lúc trong trang trả về kết quả tìm kiếm.
Nếu bạn muốn tăng cường mức độ hiệu quả cho công tác tuyển dụng trên LinkedIn và có ngân sách cho việc đó, thì bạn cũng có thể nâng cấp tài khoản của mình lên LinkedIn Recruiter với nhiều quyền lợi và khả năng tiếp cận nguồn dữ liệu trên LinkedIn sâu hơn nữa.
Xem thêm: Đơn xin việc và CV khác nhau như thế nào? Lời lý giải từ chuyên gia
1.3. Cách search CV trên LinkedIn
Về cơ bản, việc search CV trên LinkedIn có thể được thực hiện một cách rất dễ dàng đến nỗi ngay cả một nhà tuyển dụng mới vào nghề cũng có thể nhanh chóng tìm thấy ứng viên. Tuy nhiên, làm thế nào để tìm kiếm ứng viên một cách hiệu quả thì chỉ những người có kinh nghiệm mới làm được.
Dưới đây work247 sẽ cung cấp một số phương pháp giúp bạn có thể nhanh chóng tìm thấy CV phù hợp với những tiêu chí của mình trên LinkedIn.
1.3.1. Xác định những gì bạn tìm kiếm ở một ứng viên
Chắc hẳn bạn sẽ muốn các kết quả tìm kiếm trên LinkedIn của mình nhắm đến những ứng viên phù hợp cho công việc của bạn hơn là tìm những người không có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm liên quan. Để làm được điều đó, trước tiên bạn cần phải xác định rõ những gì bạn đang tìm kiếm trong CV của một ứng viên phù hợp.
Việc định trước những gì bạn tìm kiếm ở một ứng viên tiềm năng không chỉ giúp các kết quả tìm kiếm của bạn chính xác hơn mà còn giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tăng cao hiệu suất tìm kiếm.
1.3.2. Sử dụng các từ khóa tìm kiếm cụ thể
Có một số cách giúp bạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm của mình để chỉ hiển thị những ứng viên phù hợp nhất đó là sử dụng các từ khóa. Hãy thêm đủ các cụm từ khóa tìm kiếm để bạn không mất thời gian “mò mẫm” trong một danh sách ứng viên quá dài hay lỡ mất một danh sách bao gồm rất nhiều các ứng cử viên phù hợp với tiêu chí tìm kiếm của mình.
Bạn có thể thêm các cụm từ khóa tìm kiếm theo các chủ đề như: Tên, chức vụ, địa điểm, nơi làm việc hiện tại…
Khi search CV, hãy nhớ chọn tab “People” để bạn chỉ xem kết quả ứng viên thay vì công việc, công ty, nhóm, bài đăng hoặc sự kiện.
Những người xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm sẽ là những người mà bạn được phép kết nối với họ, những người mà bạn chia sẻ kết nối và nhwungx người ở trong cùng nhóm với bạn.
Bạn cũng có thể thấy các ứng viên mở của LinkedIn hoặc những người đã chọn cài đặt trong hồ sơ của họ để cho biết họ sẵn sàng được liên hệ về các cơ hội việc làm.
1.3.3. Cách search CV trên LinkedIn sử dụng phương pháp Boolean
Nếu bạn là một nhà tuyển dụng có kinh nghiệm, có thể bạn đã quen với việc sử dụng phương pháp Boolean để tìm kiếm các ứng viên trên LinkedIn. Nếu chưa quen với việc tuyển dụng, bạn có thể nhanh chóng nắm bắt những kiến thức cơ bản về phương pháp Boolean để cải thiện hiệu quả search CV trên LinkedIn.
Sau đây là tổng quan nhanh về cách sử dụng logic Boolean cho thao tác search CV trên LinkedIn.
- Tìm kiếm bắt buộc đối với những từ khóa quan trọng
Để tối ưu kết quả tìm kiếm cao hơn nữa và phù hợp nhất đối với một cụm từ khóa mà bạn quan tâm, hãy đặt cụm từ đó trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: “nhà tiếp thị nội dung”
- Tìm kiếm với từ “KHÔNG”
Bạn hãy nhập vào từ “KHÔNG” (nhớ là cần phải viết hoa nhé) ngay trước cụm từ tìm kiếm để loại trừ cụm từ đó ra khỏi kết quả tìm kiếm của bạn.
Ví dụ: “Copywriter KHÔNG phải Marketer”
- Tìm kiếm với từ “HOẶC”
Bạn hãy nhập từ “HOẶC” (viết hoa) để tìm kiếm các kết quả bao gồm một hoặc nhiều mục trong danh sách.
Ví dụ: “Copywriter HOẶC Marketer”
- Tìm kiếm với từ “VÀ”
Hãy nhập vào từ “VÀ” (viết hoa) để xem kết quả bao gồm tất cả các mục trong danh sách. Ví dụ: “Editor VÀ Content Marketing”
- Tìm kiếm theo dấu ngoặc đơn
Đây là phương pháp kết hợp các cách tìm kiếm trên để thực hiện các thao tác tìm kiếm phức tạp.
Ví dụ: nhập “Content KHÔNG (Content Marketing HOẶC Content Creator)” để tìm các CV Content không có “Content Marketing” hoặc “Content Creator” trong chức danh công việc của họ.
1.3.4. Tinh chỉnh kết quả search CV của bạn
Sau khi thực hiện thao tác tìm kiếm ban đầu, bạn có thể tinh chỉnh thêm các tiêu chí khác cho kết quả hiển thị trả về. Bạn có thể chọn chỉ hiển thị các kết nối đầu tiên hoặc thứ hai hoặc chỉ các kết nối của một người cụ thể, cũng như mở rộng hoặc thu hẹp dữ liệu tìm kiếm vị trí hoặc hiển thị những người đang làm việc tại một công ty nhất định.
1.3.5. Điều chỉnh cách search CV của bạn dựa trên kết quả
Nếu bạn không nhận được nhiều kết quả, không phải kết quả phù hợp hoặc bạn đang có quá nhiều người tìm kiếm, hãy điều chỉnh từ khóa tìm kiếm của bạn cho đến khi bạn tìm thấy các ứng viên phù hợp.
1.3.6. Lưu kết quả search CV trên LinkedIn
Nếu bạn muốn tự động hóa quá trình search CV, bạn có thể lưu kết quả tìm kiếm và tạo cảnh báo để được thông báo qua email khi có kết quả mới. Bạn có thể lưu nhiều kết quả search cho các thuật ngữ khác nhau, cho phép bạn tìm ra thuật ngữ nào hoạt động tốt nhất và có được quyền truy cập vào một phần lớn của thị trường ứng viên xin việc.
1.3.7. Đừng bỏ qua thao tác theo dõi hiệu suất
Tương tự như với bất kỳ kỹ thuật hoặc công cụ tuyển dụng nào khác, bạn cần theo dõi LinkedIn hoạt động như thế nào khi search CV và tìm nguồn ứng viên. Hãy theo dõi thời gian bạn cần để tìm ứng viên, những ứng viên này đạt đến giai đoạn nào, thời gian tuyển dụng ứng viên có nguồn từ LinkedIn và tỷ lệ giữ chân ứng viên của bạn.
Thông qua kết quả theo dõi hiệu suất, bạn có thể đánh giá được LinkedIn có phải là công cụ phù hợp để tìm nguồn ứng viên hay không, hoặc bạn cần phải điều chỉnh cách search CV trên LinkedIN của mình để đạt được kết quả tốt nhất.
2. Một số mẹo cải thiện cách search CV trên LinkedIn
Nếu bạn muốn cải thiện cách search CV trên LinkedIn và muốn tìm thấy các ứng viên chất lượng cao nhanh chóng hơn, thì có một số mẹo bạn cần lưu ý như sau.
2.1. Thu hẹp các yêu cầu của công việc
Các nhà tuyển dụng thường gặp khó khăn trong việc đặt ra các yêu cầu công việc thực tế cho các ứng viên. Nếu bạn muốn đẩy nhanh quá trình tìm kiếm ứng viên và để LinkedIn trả lại các tùy chọn ứng viên phù hợp nhất cho công việc của bạn, bạn sẽ cần phải thu hẹp các yêu cầu công việc của mình xuống bằng cách chỉ để lại những ưu tiên hàng đầu. Nói một cách khác là bạn chỉ để lại một số yêu cầu chính có thể được lọc để tìm kiếm nhanh ứng viên.
Xem thêm: CV và Portfolio? Sự khác biệt giữa chúng? Bạn có biết không?
2.2. Sử dụng tính năng tìm kiếm nâng cao của LinkedIn
Trên LinkedIn, bạn có thể lọc kết quả tìm kiếm của mình cho người, công việc, sự kiện, nội dung, công ty… Tuy nhiên để LinkedIn trả về kết quả là những ứng viên phù hợp nhất với tiêu chí tìm kiếm của bạn, bạn sẽ cần sử dụng chức năng Tìm kiếm nâng cao – cụ thể hơn là tab “People”. Điều này sẽ cho phép kết quả trả về cho bạn chỉ chứa thông tin về các ứng viên trong đó.
2.3. Xem hồ sơ của các ứng viên và thu hẹp tiêu chí hơn nữa
Sau khi nhập các thông số cho thao tác search CV, LinkedIn sẽ trả về danh sách các ứng viên đáp ứng yêu cầu của bạn. Lúc này, bạn có thể bắt đầu xem hồ sơ ứng viên và xác định các kết quả phù hợp lý tưởng cho công việc của bạn.
Để làm được điều này bạn cần xác định được đâu là tiêu chí chủ yếu để tìm kiếm ứng viên. Đôi khi bạn sẽ cần thu hẹp hơn nữa những tiêu chí để search CV, và lặp lại thao tác đó không chỉ một lần.
Ngày nay, LinkedIn là nguồn dữ liệu hàng đầu để xác định các ứng viên tiềm năng. Bạn cần phải biết cách search CV trên LinkedIn để tận dụng hết sức mạnh của công cụ tuyệt vời này. Bên cạnh đó, bằng cách hợp tác với một công ty tuyển dụng, bạn có thể tìm nguồn ứng viên từ LinkedIn cũng những nền tảng tuyển dụng việc làm khác bên ngoài LinkedIn để tối ưu hóa hiệu suất làm việc của mình.