Hướng dẫn viết CV Communication Manager chinh phục nhà tuyển dụng
Tác giả: Nguyễn Hà Linh 19-05-2024
Trưởng phòng truyền thông hay Communication Manager là một trong những vị trí cấp cao của các công ty. Bất cứ ai theo đuổi ngành Marketing hay truyền thông đại chúng cũng lấy vị trí này làm mục tiêu phát triển. Mặc dù vậy, cạnh tranh xảy ra khá khốc liệt trong hoạt động ứng tuyển vị trí này. Vậy làm thế nào để nhà tuyển dụng chú ý đến bạn? Tạo mẫu Communication Manager hoàn hảo sẽ giúp bạn trở thành một điểm sáng duy nhất trong số các ứng viên ứng tuyển. Vì về cơ bản, mẫu Communication Manager là điều kiện để bạn được chọn vào vòng phỏng vấn kế tiếp!
1. CV Communication Manager có khác gì so với những CV thông thường?
Có thể khẳng định, trong công đoạn bước đầu chuẩn bị ứng tuyển, CV là một thành phần được nhà tuyển dụng quan tâm nhất. Thông qua chúng, họ có thể đánh giá sơ bộ những thông tin mà bạn cung cấp, về năng lực và cả sự phù hợp của bạn đối với vị trí. Từ đó, quyết định có hay không việc liên hệ với bạn ở vòng phỏng vấn. Với vị trí trưởng phòng truyền thông - Communication Manager, thì CV lại càng cần được đầu tư kỹ lưỡng, chỉn chu và hoàn thiện nhất có thể mới được các nhà tuyển dụng “cho điểm cao”.
Tương tự như mức độ quan trọng của cấp bậc trưởng phòng trong các doanh nghiệp, thì CV Communication Manager cũng không giống như những mẫu CV xin việc cấp bậc nhân viên thông thường. Do đó, ứng viên cần hiểu rõ vai trò, bản chất và ý nghĩa của mẫu CV này. Điều đó giúp họ có thêm được động lực và “chất xúc tác” để tạo CV một cách tốt hơn.
CV Communication Manager phải gây được ấn tượng cả về nội dung bên trong, lẫn hình thức bên ngoài. Vì trên thực tế, nhà tuyển dụng sẽ “khó tính” hơn trong việc sàng lọc, đánh giá một mẫu CV ở cấp độ quản lý hay trưởng phòng. Hay nhìn ở một góc độ khác, ở vị trí này, điều mà nhà tuyển dụng mong muốn là một nhân viên có tác phong làm việc chuyên nghiệp, chỉn chu, không cẩu thả. Đặc biệt ở lĩnh vực truyền thông, giao tiếp là một trong những kỹ năng không thể quan trọng hơn. Trong đó có cả kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, như vậy bạn sẽ “show” được kỹ năng này thông qua quá trình viết mẫu CV Communication Manager.
2. Viết gì trong mẫu CV Communication Manager?
Từ những gì đã phân tích ở trên, có thể kết luận được việc thiết yếu là bỏ ra ít nhiều công sức, thời gian để xây dựng CV Communication Manager ấn tượng nhất có thể. Vì chắc chắn rằng, chính nó là công cụ chiến đấu cực tốt, giúp bạn đánh bại được những ứng viên ngoài kia, bước lên bục dành cho người chiến thắng với sự nhìn nhận chính thức từ nhà tuyển dụng. Vậy làm thế nào để viết mẫu CV Communication Manager?
Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng truyền thông
2.1. Hoàn thiện những nội dung dễ trước
Khi bắt đầu viết CV Communication Manager, lời khuyên dành cho bạn là cố gắng hoàn thiện những nội dung dễ trước, chẳng hạn như thông tin cá nhân, hay phần chuyên môn giáo dục. Đây đồng thời cũng là hai nội dung trước tiên, nằm ở vị trí đầu trong mẫu CV. Bắt đầu bằng những nội dung dễ, chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin và thư giãn hơn ở những nội dung sau. Mặc dù trên thực tế, khá nhiều người làm sai quy trình, dẫn đến một vài sai sót có thể xảy ra trong lúc bạn qua loa điền những thông tin này ở phần cuối cùng.
Phần thông tin cá nhân cũng là cơ hội để bạn tạo một ấn tượng với nhà tuyển dụng bởi hình thức bên ngoài. Sử dụng format phông chữ, cỡ chữ,... có phần nổi bật hơn khi viết họ tên đầy đủ của mình. Hay làm nổi bật ở tiêu đề CV Communication Manager bằng cách ghi rõ vị trí cũng như tên gọi của nhà tuyển dụng. Ngoài ra, ứng viên cũng nên đề cập những thông tin chính xác về các phương thức liên hệ cá nhân của mình, chẳng hạn như hòm thư Email, số điện thoại,...
Ở mục chuyên môn - giáo dục hay trình độ học vấn, các ứng viên ứng tuyển cần tìm hiểu thật chính xác yêu cầu từ nhà tuyển dụng về chuyên môn cho vị trí Communication Manager. Thông thường những chuyên ngành sau đây khá phù hợp: Truyền thông đại chúng, Marketing, Marketing online, Thương mại điện tử, Quan hệ công chúng, Quản trị thương hiệu,... Tùy vào yêu cầu của từng doanh nghiệp, hãy chắc chắn là bạn đáp ứng được phần giáo dục của mình, tránh việc ứng tuyển công việc không phù hợp, dẫn đến việc mất thời gian và công sức.
Khì trình bày mục trình độ học vấn, ứng viên nên bao quát các thông tin chi tiết về chuyên ngành, trường học, thời gian bắt đầu và kết thúc. Hoặc nếu có thể bạn có thể đề cập đến thông tin về điểm tốt nghiệp của bạn (nếu như đó là một điểm tốt). Ngoài ra, Communication Manager là một vị trí có yêu cầu cao về mặt chuyên môn, nếu sở hữu những chứng chỉ khác như ngoại ngữ, quản trị quản lý,... bạn cũng có thể thông tin chúng vào danh mục này.
2.2. Để lại mục tiêu làm việc ấn tượng và sâu sắc
Với những nhà tuyển dụng, vị trí Communication Manager luôn cần những người có tầm nhìn xa, có hoài bão và biết mục tiêu của mình như thế nào. Đó cũng chính là cơ hội ứng viên có thể thể hiện mình thông qua nội dung này.
Bạn nên trình bày thật rõ ràng và cụ thể hóa mục tiêu trong CV Communication Manager. Bởi sự rõ ràng luôn minh chứng được sức mạnh cũng như khả năng “dám nghĩ dám làm” của ứng viên. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được sự quyết tâm và tư duy tầm nhìn của bạn ở tương lai. Bạn đến với vị trí này với động lực, mục tiêu cụ thể ra sao. Bạn có thể sử dụng những giá trị phù hợp nào của mình để cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Lưu ý, mặc dù là phần thể hiện rõ hoài bão, ý chí của ứng viên. Tuy nhiên những ý chí và hoài bão đó cần được ứng viên thực hiện và hướng về những mục tiêu chung của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mục tiêu dài hạn nên được cụ thể hóa nếu có thể. Chẳng hạn như bạn mong muốn được thăng tiến ở vị trí nào, trong vòng bao nhiêu lâu? Tóm lại, những gì bạn thể hiện không được quá chung chung.
2.3. Minh chứng tiềm năng bằng kinh nghiệm làm việc
Một trong những phần đặc biệt quan trọng của CV Communication Manager là kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt là khi bạn ứng tuyển vào vị trí này, một vị trí ở cấp độ trưởng phòng. Ở kinh nghiệm làm việc, ứng viên sẽ trình bày những vai trò cũ, ở công ty cũ mà bạn từng làm việc, bao gồm cả nội dung công việc và thời gian làm việc. Mặc dù cho phép liệt kê, nhưng work247.vn khuyên bạn cần chọn lọc những thông tin, không nên “bê” nguyên cả phần mô tả công việc cũ vào.
Tốt nhất, ứng viên chỉ nên đưa vào danh sách những nhiệm vụ mà bạn thực hiện có liên quan đến vị trí quản lý. Chẳng hạn như bạn đã lãnh đạo một đội nhóm bao gồm bao nhiêu người, hay bạn đã ra những quyết định có tầm ảnh hướng gì? Bên cạnh đó, lưu ý không liệt kê những vai trò công việc bạn thực hiện trong một khoảng thời gian quá ngắn.
Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc nên được trình bày theo trình tự thời gian. Theo đó, công việc nào gần nhất cho lên đầu tiên, và cứ thế tiếp nối những công việc khác. Thông qua kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được mức độ phù hợp của bạn đối với vị trí Communication Manager. Bên cạnh đó, Communication Manager có lẽ sẽ là công việc đòi hỏi kinh nghiệm cao, ứng viên nên lưu ý đến yêu cầu đó.
2.4. Thuyết phục bằng hệ thống kỹ năng quản lý
Kỹ năng cũng là một trong những yếu tố hàng đầu được nhà tuyển dụng dựa vào để đánh giá năng lực của ứng viên. Tùy vào từng công ty, các nhà tuyển dụng sẽ thiết lập những yêu cầu riêng cho vị trí Communication Manager. Vị trí quản lý truyền thông đa phần mong muốn những kỹ năng như kỹ năng lãnh đạo nhóm, truyền tải động lực, ra quyết định, ứng xử, giao tiếp, ngoại ngữ,... cùng một số kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp khác.
Với mục kỹ năng, ứng viên có thể trình bày bằng những thiết kế mới lạ, chẳng hạn như các thanh ngang đo mức độ bạn đạt được ở một kỹ năng. Những cách trình bày mới lạ đôi khi sẽ khiến CV Communication Manager của bạn trông thu hút và hấp dẫn hơn rất nhiều.
Tham khảo: Mô tả công việc Giám đốc Truyền thông
2.5. Một số nội dung khác có thể bổ sung
Ngoài những nội dung bắt buộc trên, CV Communication Manager cũng cho phép ứng viên đưa vào những nội dung bổ sung khác. Chỉ cần bạn đảm bảo cho độ dài CV của mình không vượt quá một trang A4 là được. Những thông tin có thể đưa vào như:
- Giải thưởng: Mục giải thưởng là cơ hội để chứng minh thực lực của bạn trong thực tế. Tại phần này, ứng viên có thể liệt kê một vài thành tích mà bạn đã đạt được trong công việc hoặc trong công tác học tập. Mặc dù phần này là nội dung không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu bạn bao gồm chúng trong mẫu CV Communication Manager, chính chúng sẽ là một minh chứng lấy được niềm tin từ nhà tuyển dụng. Tương tự như những nội dung khác, ứng viên chỉ nên liệt kê các giải thưởng có liên quan mật thiết hoặc bổ trợ cho công việc Communication Manager.
- Người tham chiếu: Với CV Communication Manager, người tham chiếu có thể được các ứng viên bổ sung để làm nguồn kênh giúp nhà tuyển dụng kiểm tra được những thông tin quá khứ bạn đã liệt kê ở CV. Trình bày phần này khá đơn giản, chỉ cần bao gồm những thông tin cá nhân cơ bản nhất của người đã từng lãnh đạo hoặc phụ trách bạn ở một công việc trong quá khứ.
3. Lưu ý gì khi tạo mẫu CV Communication Manager?
Mẫu CV Communication Manager không nên được gửi đi lập tức nếu chưa được ứng viên kiểm tra kỹ càng. Với cơ hội duy nhất để được xem xét vào vòng phỏng vấn. Dường như, nhiều người quên mất rằng, bạn không nên để vụt mất chúng. Hãy cố gắng kiểm tra, từ A-Z mẫu CV của mình. Từ thiết kế, cho đến nội dung, hình thức về mắt nhìn, nhất là rà soát lại các lỗi chính tả, lỗi dãn cách dòng, các danh mục đã được làm nổi bật chưa, tên vị trí ứng tuyển và công ty đã đúng chưa,... Hay bất cứ nội dung nào bạn còn băn khoăn, hãy nhanh chóng sửa chữa chúng một cách kịp thời nhé.
Work247.vn sở hữu một kho tàng hàng trăm mẫu CV xin việc liên quan đến vị trí quản lý. Cùng truy cập vào trình tạo mẫu CV online ấn tượng của work247.vn để trải nghiệm bạn nhé! Chúc bạn nhanh chóng lọt vào vòng phỏng vấn bằng mẫu CV Communication Manager của mình!