Cách viết CV Logistics “ăn trọn” ấn tượng của nhà tuyển dụng

Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Logistics - một ngành nghề mới và đang được rất nhiều những bạn trẻ quan tâm và có ý định theo đuổi công việc liên quan đến nó. Vậy bạn đã biết làm thế nào để viết một bản CV Logistics gây tạo ấn tượng sâu sắc với nhà tuyển dụng chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có những lưu ý quan trọng khi viết bản CV này nhé!

1. Những điều bạn cần biết khi tìm hiểu về ngành Logistics

1.1. Logistics - những điều làm nên độ “hot” của ngành

Chắc hẳn rằng trong thời đại 4.0, công nghiệp hóa - hiện đại hóa như ngày nay thì việc giao dịch, thương mại, xuất nhập khẩu giữa các địa phương, các quốc gia, châu lục trên thế giới là một điều tất yếu và hầu như không một đất nước nào là không áp dụng chính sách mở cửa. Chính sự hội nhập cao đó cũng kéo theo ngành dịch vụ Logistics phát triển theo.

 Logistics - những điều làm nên độ “hot” của ngành

Nói một cách đơn giản, logistic là dịch vụ chuyên cung cấp, vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay của người tiêu dùng. Đây sẽ là đơn vị trung gian để cung cấp những dịch vụ vận chuyển tối ưu nhất có thể giữa người tiêu dùng - khách hàng và nhà cung cấp - sản xuất. Trong bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nào thì logistics là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình vận hành của mình.

1.2. Những công việc của người làm logistics

Đây là một ngành nghề khá rộng, nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực cũng như các công việc khác nhau, phù hợp với thị trường người lao động đa dạng như ngày nay. Nhìn chung, nhiệm vụ cơ bản của những công ty hoạt động trong lĩnh vực logistics là kiểm soát, cung cấp, lên kế hoạch thực hiện khâu vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến thị trường, đến tay của người tiêu dùng sao cho đảm bảo được những yêu cầu cụ thể về chất lượng, số lượng mà cả hai bên liên quan đã quy ước, thỏa thuận với nhau thông qua hợp đồng, giấy chứng nhận,... 

Công việc của người làm logistics

Bên cạnh khâu vận chuyển thì logistics còn bao gồm những công việc như bao bì, thiết kế, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, lưu trữ, xử lý hàng tồn,..nếu làm tốt ở khâu logistics này thì những doanh nghiệp, công ty có thể giảm thiểu được rất nhiều những chi phí sản xuất, quản lý, từ đó mà tạo được giá thành hợp lý, tăng thêm lợi nhuận, sự cạnh tranh thị trường đối với những đối thủ của công ty, doanh nghiệp đó. 

Học ngành logistics, những sinh viên, cử nhân sẽ có thể đảm nhận được nhiều những vị trí công việc khác nhau, vô cùng đa dạng như nhân viên kho bãi, nhân viên vận chuyển, nhân viên giao nhận, nhân viên thu mua, nhân viên hiện trường, nhân viên hải quan, nhân viên thanh toán quốc tế,... Nếu bạn có năng lực, trách nghiệm thì bạn có thể tiến xa hơn ở những vị trí khác và bạn có thể đạt được một mức lương “khủng” khi thực hiện công việc này.

Hiện nay ở Việt Nam, cũng có một số trường đào tạo về chuyên ngành Logistics như Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Quốc tế Rmit,...Chính vì độ phủ sóng “hot”, tiềm năng rộng mở của ngành của mức chỉ  tiêu của những trường đào tạo ngành này cũng rất cao, chính vì vậy kể cả khi tìm kiếm việc làm liên quan đến ngành này thì mức độ cạnh tranh cũng vô cùng lớn, khốc liệt. 

Xem thêm: Cách viết CV Sales Marketing cực chất cho ứng viên

Trường nào đào tạo ngành logistics?

2. Những điều cần lưu ý khi viết CV Logistics tạo được ấn tượng tốt

Cũng giống như những công việc khác, khi viết CV bạn cũng đều cần quan tâm về cả mặt hình thức cũng như nội dung của bản hồ sơ xin việc của mình. Và tất nhiên vẫn có những mục mà bạn không thể nào bỏ qua khi viết CV xin việc như thông tin cá nhân, trình độ học vấn, chuyên môn, thành tích, kỹ năng. Và dưới đây sẽ điểm qua một số điểm bạn cần lưu ý cho CV của mình.

2.1. Mục trình độ học vấn, chuyên môn của ứng viên

Có thể nói rằng, Logistics là một ngành nghề cực hot và quy tụ ở những trường đại học đào tạo lớn trên cả nước với những quy chuẩn đầu ra rất cao. Chính vì thế, nguồn nhân lực ở trong thị trường lao động ngành này phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn và chắc chắn rằng trình độ học vấn và chuyên môn của người ứng tuyển vị trí logistics sẽ có ảnh hưởng rất lớn. 

Trình độ chuyên môn trong ngành logistics

Đây là một ngành nghề đòi hỏi chuyên môn, kỹ năng cao vì thế những ứng viên đã được đào tạo bài bản qua trường lớp, có những bài học chuyên sâu về ngành thì sẽ có nhiều lợi thế hơn so với những người chưa có kinh nghiệm. Và những trường đào tạo về chuyên ngành này đều thuộc top đầu những trường đại học cả nước nên việc đào tạo chắc chắn sẽ có nhiều ưu thế hơn. Tuy nhiên, với những người chưa có kinh nghiệm nhưng vẫn muốn thử sức và có đam mê với ngành nghề này thì bạn có thể tham gia vào những khóa học về logistics, ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh,..để trau dồi kỹ năng chuyên môn, cũng như kinh nghiệm làm việc cho bản thân mình. 

Những người yêu thích ngành nghề logistics có thể tham gia các tổ chức chính phủ, phi chính phủ làm việc hoặc được cấp những bằng chứng chỉ có liên quan về ngành hải quan, quốc tế,...đây sẽ là điểm sáng rất lớn cho bản CV của bạn. 

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp - định hướng tương lai cho bản thân

Theo nghiên cứu đánh giá chung, công việc của ngành này đòi hỏi phải chịu đựng một áp lực công việc, tần suất hoạt động làm việc khá lớn, đòi hỏi những người có tính kiên trì, thích thử thách.

Mục tiêu nghề nghiệp trong ngành Logistics - định hướng tương lai cho bản thân

Khi viết CV, bạn có thể đặt ra cho mình những mục tiêu ngắn hạn, hoặc dài hạn với công việc này. Với những mục tiêu ngắn hạn như làm nhân viên, một nhà quản lý logistics chuyên nghiệp và có thể dễ dàng giúp cho công ty giải quyết được những vấn đề liên quan đến vận chuyển, kho bãi trước mắt,... 

Hoặc khi bạn xác định bạn sẽ gắn bó với công việc này lâu dài và có những mục tiêu như quản lý, làm chuyên viên cấp cao liên quan thì bạn cũng nên đề cập tới trong bản CV của mình. Đây cũng có thể là yếu tố giúp nhà tuyển dụng căn cứ được rõ hơn có nên tuyển bạn đảm nhận vị trí công việc của họ hay không. 

2.3. Kinh nghiệm làm việc thực tế ở ngành nghề logistics

Không chỉ đối với ngành logistics mà bất kể với ngành nghề nào thì nhà tuyển dụng cũng mong muốn tuyển những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc để không mất quá nhiều thời gian đào tạo. Hơn hết, đây lại là một ngành có khối lượng công việc và áp lực lớn vì nó liên quan không chỉ một mà nhiều người hoặc có khi là cả quốc gia, vì thế nếu như bạn có kinh nghiệm làm việc trong ngành này rồi thì chắc chắn hồ sơ của bạn sẽ vô cùng sáng. 

Những lưu ý khi làm CV Logistics

Chính vì vậy, nếu bạn thực sự muốn theo đuổi ngành nghề này thì hãy đầu tư cho mình kiến thức, kỹ năng hoặc là làm thêm những công việc liên quan đến chuyên ngành làm việc của bạn. Nhưng đồng thời, bạn cũng hãy nhớ rằng luôn phải trung thực với bản thân, với nhà tuyển dụng bởi đây là một ngành khá đặc thù, chỉ cần bạn thiếu trung thực thì sẽ rất dễ dàng nhận ra. Do đó hãy chỉnh chu, cầu toàn nhất có thể đối với bản CV Logistics xin việc của mình nhé. 

Như vây, trên đây là một số những thông tin hữu ích liên quan về ngành logistics và cách viết CV Logistic. Đây là một ngành nghề có sự cạnh tranh rất khốc liệt vì thế bạn nên tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng về mình ngay từ những bước đầu tiên. Mong rằng bạn đã có được những giá trị bổ ích và những lựa chọn đúng đắn, thành công trong công việc bạn nhé!