Kinh nghiệm viết CV giảng viên chuẩn, đầy đủ nhất
Theo dõi work247 tạiCũng giống như các công việc phổ thông khác, giảng viên tại các trường Đại học cũng cần chuẩn bị cho riêng mình một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh nếu muốn thay đổi môi trường giảng dạy, chuyển sang một cơ sở giáo dục Đại học/Cao đẳng mới. Trong đó, CV giảng viên là tài liệu tối quan trọng thể hiện toàn bộ thông tin liên quan tới người đứng lớp. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm viết CV giảng viên chuẩn nhất.
1. Tầm quan trọng của CV giảng viên Đại học/Cao đẳng
Hiện nay, nhiều người cho rằng giảng viên Đại học/Cao đẳng đều là những sinh viên ưu tú trong trường, sau khi tốt nghiệp liền được giữ lại để tiếp tục quá trình giảng dạy tại cơ sở giáo dục mà họ đã theo học. Tuy nhiên, lối suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm và lỗi thời. Đa phần giảng viên Đại học/Cao đẳng trên cả nước đều phải trải qua những kỳ tuyển chọn vô cùng khắt khe trước khi có thể bước chân lên giảng đường, trực tiếp đứng lớp truyền đạt tri thức cho sinh viên.
Vậy nên, các giảng viên cũng cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc và tham gia tuyển dụng không khác gì các công việc khác. Trong bộ hồ sơ ấy, CV xin việc nắm vai trò vô cùng quan trọng. CV giảng viên là bản tóm tắt chung nhất về giảng viên, là những thông tin cơ bản về thành tích, kinh nghiệm giảng dạy và kỹ năng nghề mà giảng viên đã lĩnh hội. Chỉ thông qua một bản CV ngắn gọn, nhà trường có thể hiểu hơn rất nhiều về ứng viên, không chỉ về các điểm mạnh điểm yếu trong kỹ năng hành nghề mà còn là những phẩm chất, đức tính về con người, là tính cách của người giảng viên trong tương lai.
Xem thêm: Kinh nghiệm viết CV giáo viên tiểu học đầy đủ nhất
2. Cách triển khai CV giảng viên chuẩn nhất
2.1. Xác định bố cục các phần của CV giảng viên
Nhìn chung, Cv giảng viên không có quá nhiều sự khác biệt so với các mẫu CV thuộc các ngành nghề khác. Sự đặc biệt của CV giảng viên phải chăng chỉ đến từ trình độ học vấn vì giảng viên là công việc truyền đạt tri thức, người dạy học phải có một nền tảng tri thức vững chắc mới có thể đảm bảo kiến thức cho sinh viên. Do đó, không giống với các ngành nghề khác, phần trình độ học vấn luôn được các trường Đại học soi xét vô cùng kỹ càng, nhiều giảng viên được yêu cầu phải có trình độ Thạc sĩ hay Tiến sĩ.
Những phần còn lại gần như không có quá nhiều sự khác biệt, các giảng viên tương lai chỉ cần trình bày chỉn chu, mạch lạc, rõ ràng để có thể chiếm được điểm hình thức trong lòng nhà tuyển dụng. Bố cục CV giảng viên thường có những phần cơ bản như sau:
- Thông tin chung của người ứng tuyển
- Mục tiêu nghề nghiệp giảng viên Đại học/Cao đẳng
- Kinh nghiệm và kỹ năng/bộ môn đã từng tham gia giảng dạy
- Trình độ học vấn của người ứng tuyển
- Năng khiếu và sở thích cá nhân
2.2. Hướng dẫn viết một số phần quan trọng trong CV giảng viên
Phần tiếp theo là hướng dẫn chi tiết của work247.vn về cách viết từng phần nhỏ trong CV dành cho giảng viên Đại học/Cao đẳng.
2.2.1. Khai thông tin chung, thông tin cá nhân
Tại phần thông tin chung, cũng giống như các ngành nghề khác, các giảng viên tương lai cần nêu đầy đủ thông tin cá nhân của mình để thuận lợi cho việc đánh giá và liên lạc, những thông tin không thể thiếu bao gồm: họ và tên, ngày/tháng/năm sinh, địa chỉ thường trú, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử. Các thông tin này nên được khai một cách chính xác, tránh trường hợp bạn đã lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng nhưng bị mất phương thức liên lạc.
Tại phần đầu tiên này, ứng viên cũng cần để ảnh chân dung rõ mặt. Ảnh chân dung là yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng có những đánh giá bước đầu về phong thái của người đứng lớp. Do đó, ảnh CV giảng viên không nhất thiết phải lộng lẫy nhưng phải toát lên sự nghiêm túc, phong thái đĩnh đạc, chuẩn từ đầu tóc, nét mặt cho tới trang phục.
2.2.2. Viết mục tiêu nghề nghiệp giảng viên sao cho cuốn hút
Đối với công việc giảng dạy nói riêng, mục tiêu nghề nghiệp là một phần cốt yếu, thể hiện tinh thần làm việc trách nhiệm với công việc của người nhà giáo. Mỗi cá nhân đều đặt ra những mục tiêu riêng trong công việc, một giảng viên có mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng sẽ dễ dàng thuyết phục nhà tuyển dụng bằng tinh thần cầu tiến thông qua kế hoạch công việc và lộ trình phát triển trong tương lai.
Cũng giống như các ngành nghề khác, mục tiêu nghề nghiệp của người giảng viên cũng phải đẩy mạnh tính mạch lạc. Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, ứng viên cần phân định rõ những mục tiêu trước mắt và mục tiêu dài hạn. Không nên nói quá lên với một mục tiêu xa vời, không thực tế. Mục tiêu nghề nghiệp giảng viên cần phải phù hợp với khả năng cá nhân, kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy trong quá khứ và sự nỗ lực trong tương lai.
Ví dụ với vị trí trưởng bộ môn tại trường Đại học, đây là một vị trí rất cao, yêu cầu giảng viên phải có nhiều năm trau dồi tri thức, không ngừng học tập và rèn luyện trong khi vẫn nâng cao kỹ năng giảng dạy tại trường, không thể đạt được chỉ trong ngày một ngày hai. Do đó, thật không thực tế nếu một giảng viên chưa có quá nhiều kinh nghiệm đặt mục tiêu nghề nghiệp là thăng tiến lên chức trưởng bộ môn chỉ trong vòng 3 tới 4 năm làm việc tại trường.
2.2.3. Nêu bật trình độ học vấn
Như work247.vn đã chia sẻ, trình độ học vấn là phần thông tin vô cùng quan trọng đối với các giảng viên Đại học tương lai, do đó các ứng viên cần phải biết cách làm nổi bật thông tin này trong CV của mình. Ngoài những thông tin về trường Đại học, chuyên ngành theo học, ứng viên cũng cần nêu rõ các loại bằng cấp bản thân đã đạt được từ những chứng chỉ cơ bản như chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học cho tới các loại bằng cấp chuyên ngành được cấp bởi các cơ sở đào tạo chuyên môn.
2.3. Một số lưu ý nhỏ khi viết CV giảng viên
Các giảng viên nên nhớ: CV là một bản tóm tắt ngắn gọn về những thông tin chung nhất, giống như trong một bài văn, CV là hệ thống đề mục chứ không phải nội dung chi tiết, vậy nên các thông tin khi được đưa vào CV cần phải ngắn gọn, súc tích tuy nhiên vẫn phải đảm bảo độ mạch lạc. Chỉ qua một vài câu từ đơn giản nhưng phải “khoe” ra được những điểm mạnh của mình, những kinh nghiệm và kỹ năng mình sở hữu, phải thể hiện rõ ràng tính cách và phong thái của bản thân.
Ngoài ra, các thông tin cũng cần được sắp xếp theo thứ tự phù hợp, những thông tin quan trọng nên được trình bày trước để nhà trường có thể thấy hết sự nổi bật của bản thân, gây ấn tượng ban đầu tốt đẹp. Các thông tin cũng cần đảm bảo độ chính xác cao, trình bày chân thực, tránh gian dối trong CV chỉ để được nhận việc.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn của work247.vn về cách viết CV giảng viên Đại học/Cao đẳng. Hy vọng nội dung bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về cách viết CV giảng viên, từ đó có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ nhất, chỉn chu nhất.
326 0