Nghiên cứu cách viết CV cho học sinh cấp 3 đơn giản
Theo dõi work247 tạiCV là một trong những dạng văn bản ngắn quen thuộc dành cho ứng viên, tuy nhiên CV cho học sinh cấp 3 vẫn là một vấn đề không mấy phổ biến. Chính vì vậy trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp chính xác thông tin về CV cũng như cách tạo CV cho học sinh cấp 3 một cách dễ hiểu và dễ áp dụng cho các bạn nhé.
1. CV cho học sinh cấp 3 có thực sự cần thiết?
Theo nguyên tắc chung, khi ứng viên có nhu cầu tìm việc làm từ phía nhà tuyển dụng là việc cần chuẩn bị riêng cho mình một bản CV hoàn chỉnh là điều đương nhiên. Tuy nhiên CV cho học sinh cấp 3 có thực sự cần thiết không?
Học sinh cấp 3 vốn ai cũng nghĩ đây chỉ mới là tuổi học tuổi ăn chơi, tuy nhiên lứa trẻ này lại chính là tiềm năng phát triển của đất nước và luôn và dồi dào năng lượng trong việc học hỏi, tiếp thu kiến thức.
Sẽ không hề trở thành sai lầm khi lựa chọn xin việc và làm việc khi chỉ mới là học sinh cấp 3. Mặc dù học sinh cấp 3 chưa đủ 18 tuổi, chưa đủ kiến thức kinh nghiệm trong cuộc sống tuy nhiên các bạn hoàn toàn có thể tự xin ứng tuyển một công việc yêu thích miễn công việc đó chính đáng và thực sự phù hợp với lứa tuổi.
Thế hệ trẻ ngày nay luôn không ngừng thi đua học hỏi, nắm bắt các cơ hội việc làm (nếu có) để có thể tăng cường các kỹ năng cho bản thân, phát triển thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Chính vì vậy, để có thể tìm được công việc yêu thích từ doanh nghiệp, các bạn cần phải hoàn chỉnh CV của mình.
Xu hướng kinh tế trong nước và các quốc gia quốc tế không ngừng đẩy mạnh và phát triển, điều này dẫn đến cơ hội việc làm trở nên cạnh tranh khốc liệt. Do đó cơ hội việc làm dành cho mọi ứng viên là như nhau, cho dù bạn là ai thì chắc chắn nhà tuyển dụng cũng sẽ chọn lựa một cách công bằng để tìm ra người xứng đáng nhất.
Điều kiện này phụ thuộc vào các kỹ năng của cá nhân đó cũng như các kiến thức nền tảng cơ bản, yêu cầu chung của vị trí tuyển dụng. Chính vì vậy, nhà tuyển dụng sẽ không để tâm quá nhiều khi bạn chỉ mới là học sinh cấp 3 cũng như chẳng có lý do gì để ngăn cản bạn được học hỏi, cống hiến.
Do đó, các bạn chỉ cần tạo cho bản thân một bản CV chuyên nghiệp để có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng thông qua sự kết nối việc làm trên mạng xã hội.
Xem thêm: Giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất những thắc mắc về CV Editor
2. Ưu điểm và nhược điểm khi tạo CV cho học sinh cấp 3
2.1. Ưu điểm
Lợi ích quan trọng nhất mà học sinh cấp 3 có thể nhận được khi tạo CV trong thời điểm này chính là việc tạo kỹ năng nền tảng kinh nghiệm xin việc tốt và làm quen với môi trường làm việc sớm, giúp giảm những khó khăn, bỡ ngỡ cho sau này.
Với góc nhìn sâu rộng hơn đối với các quốc gia nước ngoài, việc học sinh cấp 3 đã "ra nghề" sớm là vấn đề hoàn toàn bình thường.
Bởi luật pháp cũng đã công nhận độ tuổi lao động trong xã hội sẽ từ 16 tuổi trở lên. Đặc biệt đối với các bạn học sinh cấp 3, chính vì còn trẻ nên đang nuôi rất nhiều nhiệt huyết, nhiều năng lượng cho việc thực hiện các dự định trong tương lai.
2.2. Nhược điểm
Chắc chắn ai cũng nghĩ rằng việc chuẩn bị hồ sơ xin việc khi còn là học sinh cấp 3 là điều khá khó khăn bởi các bạn còn rất trẻ mới, chỉ mới được hoạt động nhiều trong môi trường giáo dục và vui chơi.
Đặc biệt là những kỹ năng trong công việc như chuyên môn hay kinh nghiệm đều không có nhiều dẫn đến gặp không ít các khó khăn trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.
Mặc dù thời gian này chính là giai đoạn đầu đời trong hành trình lao động để tạo ra thu nhập của học sinh cấp 3. Do đó, các bạn chưa thể đáp ứng đủ những kinh nghiệm chuyên môn trong vị trí ứng tuyển chứ chưa nhắc đến việc làm sao để chuẩn bị CV một cách tốt nhất.
Đừng lo lắng vì sự bắt đầu làm quen và tạo CV trong độ tuổi nào cũng là vấn đề nan giải, cho nên nếu các bạn đón nhận vấn đề khó khăn, đầy thử thách này ngay từ sớm thì trong sự nghiệp tương lai sau này sẽ là một nền tảng vững chắc giúp các bạn sớm đạt được mục tiêu sự nghiệp của mình.
3. Cách hoàn thành mẫu CV cho học sinh cấp 3 đơn giản và dễ hiểu
3.1. Về nội dung
Theo như tiêu chí chung của các mẫu CV xin việc cơ bản thì nội dung dành cho CV của học sinh cấp 3 sẽ bao gồm những mục quan trọng dưới đây:
- Thông tin cá nhân
- Mục tiêu nghề nghiệp
- Trình độ học vấn
- Kỹ năng
- Hoạt động trong CV
- Giải thưởng
- Các sở thích trong CV
3.2. Trình bày thông tin phần nội dung
3.2.1. Thông tin cá nhân
Trình bày các thông tin cá nhân trong CV là một trong những mục nội dung quan trọng, bắt buộc phải có. CV cho học sinh cấp 3 cũng được tạo tương tự như một CV xin việc thông thường của các ứng viên.
Bao gồm thông tin về họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, giới tính, Gmail,… Các bạn cần điền chính xác các thông tin cơ bản về bản thân để nhà tuyển dụng có thể liên lạc lại bạn khi cần thiết.
Tuy nhiên, đối với mục tài khoản Gmail các bạn học sinh không được phép tạo tài khoản với những tên biệt danh ngộ nghĩa như meoconkhocnhe@, chuotcute@, …. Và các tên khác. Điều này sẽ thể hiện bạn vẫn còn đang quá trẻ con, mộng mơ và không thể hiện được tính chuyên nghiệp, nghiêm túc khi ứng tuyển công việc.
3.2.2. Mục tiêu nghề nghiệp
Mặc dù chỉ mới là học sinh cấp 3 và đi tìm kiếm việc làm trong thời điểm khá sớm. Do vậy, các bạn cần chú trọng đến mục nội dung “Mục tiêu nghề nghiệp”, mọi người cần điền rõ ràng, chi tiết, đầy đủ nội dung và súc tích để nhà tuyển dụng hiểu được hành trình sự nghiệp của bạn.
Tuy nhiên, các bạn học sinh không nên quá phấn khích mà ghi chú nội dung thông qua những lời văn hay câu từ quá bay bổng, trẻ con. Điều này mà diễn ra thì chắc chắn CV của các bạn sẽ sớm bị loại.
- Trình bày mục tiêu ngắn hạn: Trong quãng thời gian học tại trường THPT, tôi có định hướng sẽ nộp đơn tuyển sinh vào trường đại học ABC, cho nên thời gian này tôi muốn được ứng tuyển vị trí cộng tác viên có liên quan tới chuyên ngành đã định hướng để được học hỏi về nghiệp vụ cũng như cống hiến cho công ty.
- Trình bày mục tiêu dài hạn: Trong tương lai, tôi muốn nhìn thấy một tôi trong phiên bản toàn diện hơn, tiến bộ hơn. Chính vì vậy, tôi ứng tuyển vị trí này nhằm mục tiêu rèn luyện các kiến thức về kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, học hỏi và thu nạp kiến thức còn thiếu.
Bên cạnh đó, tôi cũng đang tham gia các Câu lạc bộ trong trường THPT của mình, để tăng tiếp thu nhiều khả năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, …
3.2.3. Thành tích học tập
Các bạn học sinh khi ứng tuyển xin việc cần cam đoan với nhà tuyển dụng về việc có thể cân bằng việc học tập trên lớp và việc đi làm. Tránh để xảy ra các trường hợp nghỉ học, trốn học để đi làm hay nghỉ làm giữa chừng để đi học, đi thi, …
Các bạn hãy mạnh dạn nêu ra các thành tích học tập của bản thân tại mái trường THPT cho nhà tuyển dụng biết để họ có thể biết được khả năng tư duy, trình độ học tập của bạn ở mức độ nào.
Lưu ý rằng, để nhà tuyển dụng không bỏ qua CV của bạn thì các bạn nên trình bày mục Thành tích học tập lên trên đầu CV để làm nổi bật bản CV của mình.
Đồng thời, hãy liệt kê tên lớp và ngôi trường mà bạn đang theo học cùng với các chứng chỉ, giải thưởng: (nếu có) chẳng hạn như:
- Đạt giải Nhất học sinh giỏi môn A vào năm học …..
- Giải thưởng Văn nghệ, Mỹ thuật cấp huyện/thành phố/…
3.2.4. Hoạt động ngoại khóa
Tại mái trường THPT chắc chắn các bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều các hoạt động ngoại khoá khác nhau. Hãy điền các Hoạt động ngoại khoá mà bạn đã và đang tham gia cùng với các thành tích nổi bật trong hoạt động ngoại khoá mà bạn nhận được cho nhà tuyển dụng biết nhé.
3.2.5. Kỹ năng cá nhân
Ngoài những giải thưởng và thành tích nổi bật của bản thân, các bạn học sinh có thể nêu ra các kỹ năng nổi bật mà bản thân có.
Một số kỹ năng cá nhân nổi bật chẳng hạn như thành thạo trong việc sử dụng máy tính (Tin học văn phòng), kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng viết truyện/sáng tác thơ, Kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh lưu loát, Kỹ năng làm việc nhóm, … và các kỹ năng nổi bật khác miễn phù hợp.
3.2.6. Sở thích
Đừng ngần ngại thể hiện các sở thích của cá nhân chẳng hạn như thích đọc sách, nghe nhạc, học Tiếng Anh giao tiếp,… Việc đề cập đến sở thích của bản thân trong CV xin việc giúp nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra các bạn có phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng hay không.
Xem thêm: Hướng dẫn cách làm hồ sơ xin việc chưa đủ tuổi mới nhất
4. Một số điều cần lưu ý trong quá trình xin việc của học sinh cấp 3
4.1. Lựa chọn vị trí công việc phù hợp với lứa tuổi
Ông cha ta có câu “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”, tuy nhiên không nên vì câu nói này mà các bạn học sinh tìm kiếm những công việc vất vả, nặng nhọc quá mức so với lứa tuổi học sinh.
Cụ thể các bạn nên chọn các công việc nhẹ nhàng để đảm bảo cân bằng giữa việc học tại trường cũng như việc đi làm như Cộng tác viên, Sales, …
4.2. Không yêu cầu quá cao về lương
Vấn đề đặt nặng các vấn đề liên quan đến lương sẽ tạo cho các bạn học sinh trở nên mệt mỏi và làm việc liên tục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cá nhân cũng như ảnh hưởng đến chất lượng học tập tại trường.
4.3. Tìm công việc uy tín
Các bạn học sinh cần chọn các trang tuyển dụng uy tín, tránh ứng tuyển các công việc yêu cầu đặt cọc tiền bạc. Bởi ngày nay các chiêu trò lừa đảo trên mạng xã hội ngày càng tinh xảo cho nên việc cẩn thận không bao giờ là thừa. Bạn có thể tìm kiếm các công việc uy tín ngay tại web của work247.vn với đa dạng ngành nghề .
Trên đây là những thông tin tổng hợp về cách tạo CV cho học sinh cấp 3. Hy vọng bài viết này mang lại cho bạn đọc nhiều giá trị hay ho, đừng quên theo dõi các bài viết mới trên trên trang của chúng tôi bạn nhé.
532 0