Kinh nghiệm mở công ty xuất nhập khẩu - Xây dựng kinh doanh lâu bền
Tác giả: Nguyễn Minh Tâm
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu hội nhập nền kinh tế xuất nhập khẩu càng tăng cao. Do đó các nhà đầu tư muốn duy trì hoạt động và tăng thêm lợi nhuận đều mong muốn được phát triển hoạt động xuất nhập khẩu lâu dài. Tuy nhiên để có thể làm được điều đó cần xây dựng một công ty xuất nhập khẩu cho riêng mình. Vậy kinh nghiệm mở công ty xuất nhập khẩu hiệu quả là như thế nào? Work247.vn sẽ chia sẻ ngay đến bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này.
1. Các yếu tố để mở công ty xuất nhập khẩu
1.1. Xác định tiềm năng phát triển đối với công ty xuất nhập khẩu
Hoạt động xuất nhập khẩu luôn là lĩnh vực nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư các doanh nghiệp và cả Nhà nước. Hoạt động này sẽ bao gồm cả hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu.
- Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu được thực hiện ở đa dạng các sản phẩm thuộc các lĩnh vực khác nhau: thời trang; các linh kiện điện tử; các sản phẩm của nông nghiệp là các hàng hóa nông sản: bánh kẹo, gạo, hoa quả… ra thị trường nước ngoài.
- Hoạt động nhập khẩu sẽ chủ yếu thiên về các mảng kỹ thuật như các thiết bị, máy móc điện tử; xăng dầu, ô tô hay các loại mỹ phẩm cao cấp thuộc về mảng làm đẹp….
Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ có ảnh hưởng cực kỳ lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp, sẽ có thời kỳ hoàng kim cũng sẽ có thời kỳ suy thoái. Do vậy dựa vào tiền năng phát triển và sự hoạt động nổi bật của các loại hàng hóa trên thị trường mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn những loại hình kinh doanh có lợi cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Những điều có lẽ bạn chưa biết về SI là gì trong xuất nhập khẩu
1.2. Xác định loại hình hàng hóa kinh doanh
Có thể nói việc mở công ty xuất nhập khẩu sẽ là nền tảng, cơ sở đầu tiên để cho nhà đầu tư xây dựng nên thương hiệu xuất nhập khẩu riêng của mình. Tuy nhiên để công ty được đi vào quá trình hoạt động thì trước tiên người lãnh đạo cần xác định rõ về loại hình hàng hóa mà công ty sẽ sử dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu là gì? Bởi đây sẽ là yếu tố khẳng định chỗ đứng của công ty trên thị trường.
Hiện nay có rất nhiều các mặt hàng được sử dụng trong xuất nhập khẩu rất đa dạng và rộng rãi trên nhiều lĩnh vực khác nhau do đó mà nhà đầu tư cần có sự lựa chọn kỹ lưỡng để tránh rơi vào các tình trạng tồn đọng hàng hóa.
Việc xác định loại hình hàng hóa để kinh doanh cũng chính là xác định mục tiêu kinh doanh của công ty.
Một số loại hình hoạt động kinh doanh đối với các công ty xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay:
- Thực hiện việc mua bán hàng hóa giữa các đối tác thuộc doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
- Nhận gia công, sản xuất, lắp đặt các sản phẩm cho các đối tác nước ngoài.
- Làm đại lý trung gian giữa các đối tác nước ngoài với thị trường trong nước.
Bên cạnh việc xác định loại hình hàng hóa kinh doanh thì nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp cũng cần phải xác định rõ về loại hình doanh nghiệp mình sẽ lựa chọn là gì: công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn… để xây dựng cơ chế hoạt động cho phù hợp.
2. Kinh nghiệm mở công ty xuất nhập khẩu hiệu quả và phát triển
Để có thể tạo dựng nên đứa con tinh thần, đem lại những giá trị về lợi nhuận thì nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp- người thành lập nên công ty cần lưu ngay những tips kinh nghiệm work247.vn chia sẻ dưới đây.
2.1. Chuẩn bị đầy đủ về thông tin của công ty
Các nội dung cần có trước tiên đối với việc mở một công ty xuất nhập khẩu:
- Tên công ty: một cái tên ấn tượng và mang nét riêng sẽ tạo được sự chú ý tới khách hàng lớn hơn, đồng thời tên công ty cũng cần gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục của đất nước. Không sử dụng những cái tên gây thiện cảm xấu hay bôi nhọ, ảnh hưởng đến đất nước và đặc biệt không sử dụng trùng lặp với tên của công ty khác.
- Loại hình kinh doanh: nhà đầu tư sẽ phải căn cứ thật kỹ vào các vấn đề liên quan đến quy mô, cấu trúc, kinh phí và đặc biệt là tiềm năng của hàng hóa để thực hiện việc lựa chọn loại hình kinh doanh cho phù hợp nhằm tạo ra lợi nhuận và không để doanh nghiệp bị tụt hậu với thị trường kinh tế.
- Thực hiện đầy đủ các thủ tục về kê khai, đăng ký và nộp đầy đủ các vốn điều lệ hay các loại thuế liên quan đến việc mở công ty.
- Ngành nghề: nên lựa chọn ngành nghề gắn liền với loại hình kinh doanh để tiện cho việc khai thác và nghiên cứu các mặt hàng xuất nhập khẩu.
- Địa điểm thành lập hay còn gọi là trụ sở công ty: Công ty đều phải có một địa chỉ rõ ràng, minh bạch và đều phải có quyền sử dụng đất hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật.
- Người đại diện: bất cứ công ty nào cũng cần có người đại diện để thực hiện các hoạt động liên quan đến hợp pháp hóa nhằm xác lập việc mở công ty đối với các cơ quan có thẩm quyền. Người đại diện ở đây có thể là những người lãnh cấp cao của công ty hoặc công ty có thể thuê người bên ngoài để làm người đại diện, tuy nhiên người này cũng phải sở hữu những giấy tờ rõ ràng về việc làm người đại diện và sẽ trực tiếp thay mặt công ty thực hiện và giải quyết những điều khoản liên quan giữa công ty và pháp luật.
Xem thêm: Những điều bạn cần giải mã về DOC trong xuất nhập khẩu là gì?
2.2. Chuẩn bị các hồ sơ để mở công ty xuất nhập khẩu nhanh chóng
Để việc mở công ty xuất nhập khẩu thuận lợi đến công tác cuối cùng thì người chủ của công ty sẽ phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập cho công ty. Các giấy tờ này sẽ bao gồm:
- Các văn bản về việc đề nghị cấp giấy phép hoạt động kinh doanh cho công ty tại phòng Đăng ký kinh doanh; các văn bản liên quan đến điều lệ xuất nhập khẩu, thuế…
Trong trường hợp người chủ công ty không thể đến các cơ quan thẩm quyền để thực hiện hoàn tất các thủ tục thì cần phải có giấy ủy quyền cho người đi thay thì mới được công nhận và tiến hành làm hồ sơ.
2.3. Công khai chính thức thông tin của công ty
Sau khi đã hoàn thành tất cả các loại giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp cần người chủ công ty sẽ cần thực hiện các đầu việc như sau:
- Để có thể khẳng định tình hợp pháp và sự minh bạch, chủ doanh nghiệp nên công bố thông tin công ty lên cổng thông tin điện tử quốc gia nhằm đảo bảo sự an toàn và cũng là khẳng định bản quyền.
- Thực hiện khắc dấu tròn cho công ty.
- Đăng ký các tài khoản giao dịch cho công ty và báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi mà chủ doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh nhằm thực hiện các giao dịch liên quan.
- Đóng đầy đủ các khoản thuế liên quan, thực hiện theo đúng quyền và nghĩa vụ của đơn vị doanh nghiệp.
Sau cùng chủ công ty sẽ thực việc hoàn thành các điều kiện và xin cấp phép hoạt động xuất nhập khẩu để có thể đưa công ty đi vào hoạt động chính thức.
Hy vọng với những chia sẻ về kinh nghiệm mở công ty xuất nhập khẩu tại bài viết này, work247.vn tin chắc rằng bạn đã có những định hướng và những dự định cho việc thành lập doanh nghiệp của riêng mình. Chúc cho bạn sớm đạt được mục tiêu của mình và trở thành chủ doanh nghiệp tài giỏi.