Lý do xin nghỉ việc thông minh thuyết phục nhất quả đất đừng bỏ qua

Tác giả: Hoàng Thanh Vân 18-05-2024

Trong công việc, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lần nghỉ việc vì một lý do nhất định nào đó. Tuy nhiên để không làm không khí giữa người nghỉ việc và cấp trên hay các đồng nghiệp thì chúng ta cần phải tinh tế trong việc lựa chọn lý do xin nghỉ việc.

Lựa chịn lý do xin nghỉ việc hợp lý nhất

Dưới đây là những chia sẻ về các lý do xin nghỉ việc mà bạn có thể lựa chọn để áp dụng nếu không may mà bạn có ý định nghỉ việc.

Xem thêm: Việc làm nhân sự

1. Lý do xin nghỉ việc bạn nên dùng

Khi nghỉ việc thì chắc chắn mỗi người đều có lý do riêng của mình, có những lý do khách quan và có những lý do chủ quan. Tuy nhiên, việc nêu lý do như thế nào với cấp trên của mình lại là vấn đề mà rất nhiều người trăn trở.

Chúng ta cần phải nêu lên lý do như thế nào để vừa có thể vui vẻ nghỉ việc lại vừa có thể giữ được mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp của mình? Sau đây là những lý do xin nghỉ việc mà bạn nên sử dụng để trình lên cấp trên của mình.

Chúng ta nên sử dụng lý do xin nghỉ việc như thế nào?

1.1. Bạn muốn nâng cao thêm trình độ bằng cách học cao hơn

Bạn đang làm việc nhưng lại cảm thấy bản thân còn thiếu nhiều kiến thức và nhiều kinh nghiệm, những kiến thức chuyên môn để áp dụng vào công việc mà bạn có còn rất ít, không đủ để bạn phát triển công việc của mình một cách mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Bạn muốn được theo đuổi lĩnh vực đó và bạn muốn mình có một trình độ học vấn cao hơn nữa. Vậy thì bạn có thể sử dụng lý do này để nghỉ việc, và đây cũng chính là lý do đích thực của bạn mà bạn không cần phải đưa vào chỉ với mục đích bao biện.

Thực sự thì lý do này của bạn sẽ được tuyên dương cho dù cấp trên của bạn có thể sẽ rất tiếc về sự rời đi của bạn. Nhưng ở cương vị của vị sếp thì họ luôn muốn cấp dưới của mình có nhiều cơ hội để trau dồi và nâng cao năng lực của bản thân họ.

Nếu như bạn đưa ra lý do xin nghỉ việc này thì quả thực tiện cả đôi đường, bạn sẽ vẫn được chào đón nếu như sau này bạn muốn quay trở lại công ty để làm việc. Bạn học cao lên, có nhiều kiến thức và trình độ tốt hơn thì bạn hoàn toàn được chào đón để quay trở lại công việc nếu bạn muốn.

Lý do xin nghỉ việc - Bạn muốn nâng cao thêm trình độ bằng cách học cao hơn

1.2. Bạn muốn thay đổi mục tiêu công việc

Chúng ta đều biết rằng mục tiêu nghề nghiệp đóng vai trò cực kì quan trọng trong công việc mang đến những cơ hội thăng tiến, định hướng cho sự phát triển của công việc.

Mục tiêu tuy quan trọng nhưng cũng sẽ không phải là điều bất biến, mục tiêu sẽ thay đổi khi nhu cầu của con người thay đổi, đồng thời sự phát triển của xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu của người lao động.

Bởi vậy, khi muốn nghỉ việc thì bạn có thể đưa ra lý do bạn muốn hưởng tới một mục tiêu to lớn, cao cả hơn. Bạn muốn phát triển bản thân hơn và thử sức mình trong lĩnh vực khác. Đây chính là một trong những lý do nghỉ việc mang tính thuyết phục với cấp trên của bạn.

Chắc chắn rằng, cấp trên của bạn cũng sẽ hiểu được mong muốn của bạn về một tương lai phát triển hơn. Do đó, bạn sẽ dễ dàng để thuyết phục cấp trên của mình.

Lý do xin nghỉ việc - Bạn muốn thay đổi mục tiêu công việc

1.3. Những lý do mang tính khách quan khác

Chuyện gia đình, vấn đề sức khỏe… có thể là những lý do thể hiện được sự cao cả của bạn khi đưa ra để xin nghỉ việc. Những lý do này mang tính chất cá nhân rất lớn và có thể sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, do đó nghỉ việc để bảo toàn cho công việc và cũng để công ty có thể lựa chọn được một người thích hợp với vị trí công việc đó hơn.

Chẳng hạn như lý do sức khỏe không ổn định, mắc bệnh gì đó tương đối nghiêm trọng khiến cho bạn không đảm bảo được yêu cầu của công việc, không theo kịp được tiến độ công việc mà bạn đang làm… và bạn muốn nghỉ việc bởi vì thấy bản thân làm ảnh hưởng tới công việc và ảnh hưởng chung tới kế hoạch của công ty.

Khi nghỉ việc thì công ty sẽ có thể tìm được người khác thay thế vào vị trí đó để đảm bảo phần công việc được hoàn thành. Như thế, với lý do này thì phía công ty sẽ hết sức thông cảm với bạn.

Hoặc do gia đình bạn phải chuyển tới một khu vực khác rất xa so với công ty của bạn, hoặc do bạn thay đổi cuộc sống mới (kết hôn, sinh con)... Có vô số các lý do để bạn lựa chọn và điều quan trọng là những lý do đó mang đến cho bạn sự rời đi một cách thoải mái.

Những lý do xin nghỉ việc khách quan đến từ chính chúng ta

2. Lý do xin nghỉ việc bạn không nên sử dụng

Việc sử dụng lý do nghỉ việc là điều hết sức quan trọng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những lý do theo ý của bạn, tuy nhiên không phải lý do nào cũng nên sử dụng và khi sử dụng thì bên cạnh những lợi ích thì một số lý do còn mang đến những điều tai hại không mong muốn.

Vậy thì, khi nghỉ việc bạn không nên sử dụng những lý do như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp cho bạn dễ dàng biết được nên tránh những lý do nghỉ việc nào để tránh gây mất đi nhiều mối quan hệ và những tác hại không mong muốn khác.

Lý do xin nghỉ việc bạn không nên sử dụng

2.1. Tuyệt đối không đưa ra lý do mâu thuẫn với cấp trên

Trong công việc, chúng ta khó có thể tránh khỏi việc có mẫu thuẫn với cấp trên hay đồng nghiệp của mình. Bạn hãy coi đây là điều đương nhiên, bởi nếu chỉ vì mâu thuẫn mà nghỉ việc thì cả cuộc đời bạn sẽ phải tìm đến hàng ngàn công việc khác nhau.

Nếu bạn đề lý do nghỉ việc vì mâu thuẫn với cấp trên thì điều tai hại lớn nhất mà bạn gặp phải đó là mất đi những mối quan hệ tốt đẹp mà bạn vốn có, mất đi mối quan hệ với cấp trên và những người đồng nghiệp trong công ty.

Mặc khác, những người đồng nghiệp của bạn sẽ chỉ nhìn bạn bằng ánh mắt không thiện cảm, đối đầu với cấp trên là một việc làm hết sức ngu ngốc, có thể trong quá trình làm việc thì quan điểm của bạn và cấp trên của bạn khác nhau, nhưng bạn sẽ có thể lựa chọn nhiều cách giải quyết khác thay vì nghỉ việc.

Với lý do nghỉ việc này không mấy thuyết phục và sẽ có thể gây ảnh hưởng cho công việc mới của bạn sau này. Khi bạn đi ứng tuyển một công việc mới mà công ty họ yêu cầu bạn đưa ra lý do nghỉ việc ở công ty cũ, đồng thời họ sẽ xác minh về bạn bằng cách liên hệ với cấp trên của bạn hay đồng nghiệp cũ của bạn. Lúc này ấn tượng của bạn trong mắt của những người đồng nghiệp cũ chỉ là sự gây hấn, họ sẽ nêu lý do nghỉ việc đúng với những gì bạn đưa ra thì sẽ ảnh hưởng tới công việc bạn đang ứng tuyển.

Tuyệt đối không đưa ra lý do xin nghỉ việc do mâu thuẫn với cấp trên

2.2. Không đưa ra lý do chán công việc

Bản chất của bất kỳ công việc nào cũng sẽ có từng giai đoạn khác nhau, người làm việc sẽ không thể tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực trong quá trình làm việc được. Do đó, có đôi khi bạn cảm thấy chán công việc và muốn thay đổi một công việc mới.

Khi nghỉ việc, bạn nêu ra lý do này sẽ khiến cho cấp trên của bạn và đồng nghiệp của bạn nhìn bạn bằng con mắt không thiện cảm, có thể công ty sẽ cho bạn nghỉ việc ngay lập tức và không hề lưu luyến, ngược lại cảm thấy loại đi được một người có có tính kiên định, không có định hướng công việc rõ ràng là một điều may mắn đối với họ. Vậy thì điều này không tốt cho bạn chút nào.

Trong quá trình làm việc, chúng ta rất dễ rơi vào trạng thái chán nản, bất lực hoặc không có định hướng, nhưng nếu bạn cố gắng khắc phục và lên kế hoạch để thay đổi chính mình, tiếp nhận công việc một cách tích cực hơn thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy yêu công việc mình làm hơn.

Với lý do chán công việc cũ để tìm một công việc thú vị hơn, điều này đối với các nhà tuyển dụng rất dị ứng, họ không bao giờ muốn tuyển dụng một người không có ý chí, không kiên định, không có ý định gắn bó lâu với công việc...

Thật tai hại nếu bạn nêu lý do này trong bản CV và hồ sơ xin việc của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ loại bạn ngay lập tức và không một chút lưu luyến hay ấn tượng tốt đẹp nào.

Không đưa ra lý do xin nghỉ việc do chán công việc

Ngoài những lý do tai hại được đưa ra ở trên thì còn rất nhiều lý do khác đến từ bản thân bạn mà bạn không nên nêu ra. Bạn cần phải hết sức cân nhắc đến những lý do mà bạn chuẩn bị đưa ra. Chúng có thể mở ra cho bạn một con đường sự nghiệp lớn hoặc cũng có thể vùi dập bạn không thể ngóc đầu lên được.

Trên đây là những chia sẻ bổ ích về những lý do xin nghỉ việc nên hay không nên trình bày với cấp trên của bạn khi bạn muốn nghỉ việc và khi bạn đi ứng tuyển việc làm mới. Hãy biết cân nhắc những lý do nào giúp ích cho bạn và những lý do nào khiến cho bạn mất điểm trầm trọng trước người nghe và đọc nhé.

Để khám phá nhiều điều thú vị khác, bạn hãy click ngay vào hệ thống work247.vn để đọc những thông tin bổ ích mà các chuyên gia của hệ thống chia sẻ.