Kinh nghiệm phỏng vấn qua Skype chuyên nghiệp và hiệu quả
Theo dõi work247 tạiInternet thời “thế giới phẳng” đã làm cho mọi thứ dần trở nên số hóa. Trong quy trình tuyển dụng - tìm việc, hình thức phỏng vấn cũng dần được điều chỉnh sao cho phù hợp và thuận tiện nhất. Phỏng vấn qua Skype là một ví dụ điển hình để nói về điều này. Hình thức phỏng vấn trên dường như rất thông dụng và đang ngày càng được nhiều ứng viên, nhà tuyển dụng ưa chuộng. Đặc biệt là các tập đoàn lớn hay các doanh nghiệp đa quốc gia, công ty nước ngoài,....
Cùng nghe những chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn qua Skype hiệu quả và mang lại thành công nhất bạn nhé!
1. Cần làm gì trước khi bước vào buổi phỏng vấn Skype?
Một buổi phỏng vấn trực tiếp hay gián tiếp cũng cần sự chuẩn bị. Và đối với phỏng vấn qua Skype, ứng viên còn cần đầu tư và chú trọng vào quá trình chuẩn bị hơn cả. Chuẩn bị tốt luôn giúp bạn giữ vững niềm tin khi mọi thứ sẽ được “đi theo một đường thẳng” hoặc tối thiểu sự chuẩn bị sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có.
1.1. Kiểm tra thiết bị và đường truyền internet
Một cuộc phỏng vấn Skype có diễn ra thành công như mong đợi hay không, tất cả đều nhờ vào chất lượng đường truyền và sự ổn định của các thiết bị, máy móc hỗ trợ. Tốt nhất trước khi buổi phỏng vấn diễn ra hai tiếng, bạn nên thực hiện công tác kiểm tra thiết bị và đường truyền internet.
Hãy đảm bảo internet của bạn ổn định, đường truyền mạnh, thiết bị như (laptop, PC) được sạc pin đầy đủ. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện một số thao tác kỹ thuật để có thể kiểm tra được chất lượng hình ảnh từ webcam hay chất lượng âm thanh của microphone,... Việc kiểm tra các thiết bị cũng như đường truyền internet giúp cho cuộc gọi Skype phỏng vấn không bị trục trặc, gián đoạn bởi những tác nhân này.
1.2. Đảm bảo background chuyên nghiệp, đủ ánh sáng
Khung cảnh khi một nhà tuyển dụng trông thấy ứng viên qua màn hình bên kia cuộc gọi phỏng vấn rất quan trọng. Chúng thể hiện sự chuyên nghiệp và tính đầu tư, thái độ phỏng vấn nghiêm túc của ứng viên. Các tiêu chuẩn để có một background phỏng vấn đẹp là gì? Đó chính là ánh sáng vừa phải (nếu được, có thể ưu tiên ánh sáng ấm), chỗ ngồi thoáng, gọn gàng, sạch sẽ, không bừa bãi những vật dụng xung quanh.
Bên cạnh khung cảnh ngồi trước màn hình, ứng viên cần đảm bảo loại bỏ những tác nhân gây ra tiếng ồn trong quá trình phỏng vấn Skype. Chẳng có nhà tuyển dụng nào kiên nhẫn hay chịu đựng được một cuộc phỏng vấn có quá nhiều tiếng khóc của trẻ con, xe cộ hay tiếng cười đùa nói chuyện của người khác. Một gợi ý dành cho bạn là, hãy chọn không gian yên tĩnh như phòng sách, phòng làm việc riêng của bạn, một chỗ ngồi ở quán cà phê chuyên dành cho dân văn phòng,...
1.3. Chuẩn bị các tài liệu cần thiết
Chuẩn bị về mặt kiến thức cũng như các thông tin quan trọng trước buổi phỏng vấn là vô cùng quan trọng. Đây cũng chính là ưu điểm của hình thức phỏng vấn qua Skype. Ứng viên có thể chuẩn bị những tài liệu làm “phao cứu sinh” khi cần, chẳng hạn như bảng câu hỏi phỏng vấn, các thông tin về vị trí ứng tuyển hay về doanh nghiệp tuyển dụng.
Tuy nhiên đừng để chúng quá lộ liễu trong tầm nhìn của nhà tuyển dụng. Vì bạn biết đấy, chúng sẽ tố cáo bạn là một thí sinh chuyên “copy” và thực sự kém chuyên nghiệp. Chỉ nên note ra giấy ghi nhớ những thông tin quan trọng nhất bằng các thuật ngữ riêng của bạn, để có thể dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ nhất.
1.4. Chú ý về trang phục
Nhiều ý kiến cho rằng, một buổi phỏng vấn Skype không cần chú trọng quá nhiều về trang phục. Vì trên thực tế, ứng viên không gặp mặt nhà tuyển dụng ở thực tế. Những quan niệm này hoàn toàn sai, kinh nghiệm phỏng vấn qua Skype cho thấy, nhà tuyển dụng rất để ý đến cách ăn mặc và vẻ ngoài của ứng viên, kể cả khi giao tiếp thông qua màn hình.
Do đó, hãy xem cuộc phỏng vấn Skype như một cuộc phỏng vấn trực tiếp thông thường. Điều này giúp ứng viên ý thức được việc chuẩn bị trang phục phỏng vấn sao cho phù hợp. Yếu tố lịch sự và chuyên nghiệp luôn làm bộ trang phục phỏng vấn trở nên thu hút nhất. Hãy chọn những bộ trang phục phù hợp với nếp văn hóa của doanh nghiệp bạn đang ứng tuyển. Lưu ý, đừng chỉ chú trọng phần trên mà bỏ qua sự đầu tư cho phần dưới nhé. (bạn sẽ được trải nghiệm tình huống dở khóc dở cười khi trên mặc áo vest nhưng dưới lại mang quần đùi đấy).
1.5. Phong thái tự tin, đĩnh đạc
Một trong những hạn chế của hình thức phỏng vấn qua Skype là gì? Đó chính là nhà tuyển dụng sẽ bị giới hạn về tầm quan sát ứng viên. Do đó, ứng viên không nên thực hiện các động tác thoải mái như đang ngồi phỏng vấn trực tiếp, chẳng hạn như nghiêng người, quay qua trái, qua phải,... Bên cạnh đó, hãy thể hiện sự tôn trọng nhà tuyển dụng và chỉ đặt sự tập trung của bạn ở webcam.
Trước khi bước vào buổi phỏng vấn, hãy cố gắng luyện tập cho mình phong thái đĩnh đạc, tự tin. Hãy đặt mình vào vị trí là ứng viên phù hợp và sáng giá nhất. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn chuyên nghiệp như thế nào và đã nghiêm túc với buổi phỏng vấn này ra sao?
2. Kinh nghiệm phỏng vấn qua Skype trong lúc cuộc gọi đang diễn ra
Khi đã có sự chuẩn bị kỹ càng như trên, ứng viên có cơ hội tiếp nhận cuộc gọi từ nhà tuyển dụng và bước vào buổi nói chuyện với trạng thái ổn định, yên tâm hơn. Trong khi đang tham gia cuộc gọi, ứng viên cần chú ý điều gì? Hãy cùng work247.vn tìm hiểu tiếp ngay sau đây:
2.1. Ngồi thẳng
Phỏng vấn Skype chỉ giới hạn trong một khung hình thiết bị. Hãy thử tưởng tượng, nhà tuyển dụng sẽ có cảm giác như thế nào nếu như ứng viên ngồi xiêu vẹo, thiết bị sẽ không nhận được hình ảnh một cách đầy đủ nhất. Có thể đêm qua, bạn đã phải mất ngủ hàng tiếng đồng hồ vì hồi hộp trước cuộc gọi phỏng vấn ngày mai? Hay bạn vừa chỉ cảm thấy căng thẳng một chút thôi, nhưng bạn đã kịp nhâm nhi một tách cà phê trước đó?
Tuy nhiên, chính sự “vô tư” của bạn đôi khi tác động đến body language của bạn. Hãy chú ý nghĩ đến từ khóa duy nhất “chuyên nghiệp”. Chỉnh lại tư thế ngồi thẳng như bạn đang đối diện với cấp trên của mình ở một cuộc họp quan trọng. Bạn có thể thẳng lưng, đặt hai tay tự nhiên lên mặt bàn và mắt nhìn thẳng vào webcam.
2.2. Tập trung vào camera
Thói quen của mỗi chúng ta khi nghe một cuộc gọi kiểu video call là không tập trung vào ống kính thiết bị. Vị trí chúng ta thường tập trung là chính giữa màn hình. Nhưng trên thực tế, ống kính không thu về hình ảnh chuẩn chỉnh của ứng viên trong khi giao tiếp với nhà tuyển dụng. Bên kia màn hình, nhà tuyển dụng sẽ thấy ánh mắt của bạn nhìn ở đâu đó, và tuyệt nhiên không nhìn về phía họ. Điều này có thể vô tình gây nên sự hiểu nhầm rằng bạn thiếu tôn trọng họ và chỉ tập trung vào bản thân của mình.
Do đó, hãy xem nhà tuyển dụng chính là điểm đen trong webcam của thiết bị. Khi đó, hãy tập trung và giao tiếp bằng mắt với người đối diện. Việc này trông có vẻ tự nhiên hơn nhiều đối với nhà tuyển dụng đó nhé.
2.3. Nói chuyện rõ ràng
Cuộc phỏng vấn nào cũng thế, giọng nói quyết định hơn 80% chất lượng của cuộc giao tiếp. Điều này nhắc nhở bạn rằng, đừng ngập ngừng hay nói chuyện không rõ ràng trong khi đang nói chuyện với nhà tuyển dụng. Hãy giữ trọng tâm của tiếng nói ở mức ổn định nhất, không to như hét vào mặt nhà tuyển dụng và cũng không quá nhỏ khiến họ chả nghe được gì.
Nói chuyện rõ ràng còn chịu sự chi phối do kỹ năng giao tiếp của ứng viên. Một ứng viên có tài ăn nói, thường không chỉ giao tiếp bằng lời nói, họ sẽ vận dụng ngôn ngữ cơ thể thông qua ánh nhìn, cử chỉ, một cái gật đầu, liếc nhẹ,... và còn nhiều hơn thế nữa. Nghệ thuật giao tiếp qua màn hình cần ứng viên trau dồi nhiều lần, do đó sự chuẩn bị và luyện tập là điều nên làm.
2.4. Bình tĩnh và luôn mỉm cười
Phỏng vấn qua Skype chỉ khác về hình thức tổ chức, nhưng nội dung thì tương tự như khi bạn phỏng vấn trực tiếp vậy. Bạn có thể sẽ gặp phải những câu hỏi thách thức kỹ năng, kiểm tra chuyên môn, trình độ,... từ nhà tuyển dụng. Do đó, bình tĩnh là chìa khóa thành công, mở ra cho bạn nhiều cánh cửa để vượt qua những thách thức hay khó khăn đó.
Khi gặp một câu hỏi phỏng vấn hóc búa, hãy cố gắng bình tâm, ổn định tinh thần, vận dụng kho tàng kiến thức mà bạn đã chuẩn bị sẵn để đưa ra câu trả lời rõ ràng cũng như nhanh chóng nhất có thể. Điều quan trọng là, nhà tuyển dụng không mong nhìn thấy ứng viên với tâm tư dễ biến động bởi những tình huống khó khăn. Giữ một nụ cười nhẹ trên môi luôn mang lại cảm giác thiện lành, gần gũi với nhà tuyển dụng.
2.5. Kiến thức về ngoại ngữ
Thực tế cho thấy, hình thức phỏng vấn Skype thường diễn ra phổ biến ở các tập đoàn đa quốc gia hay các công ty, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Điều này nhắc nhở ứng viên về kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, đó có thể là tiếng Anh, tiếng Trung, Nhật, Hàn,... Hãy cố gắng tìm hiểu trước nhà tuyển dụng, cá nhân người phụ trách phỏng vấn bạn là ai? Họ sử dụng ngôn ngữ nào? Vị trí của bạn có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ hay không? Nếu có, hãy chuẩn bị sẵn một vài câu trả lời, hay vốn từ vựng cần thiết cho buổi phỏng vấn bạn nhé!
Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ khác, ứng viên nên để tâm đến nhịp độ nói, ngắt câu, tông giọng. Bạn có thể nhấn nhá ở một vài vị trí câu nói cần nhấn mạnh hay điều chỉnh nhịp độ lên xuống của giọng nói sao cho chuyên nghiệp nhất có thể.
3. Những sai lầm lưu ý khi phỏng vấn qua Skype
Tưởng chừng như một cuộc phỏng vấn qua màn hình có thể sẽ giúp bạn yên tâm và đỡ căng thẳng hơn. Nhưng trên thực tế, rất nhiều ứng viên nhận thất bại ra về chỉ vì mắc những sai lầm không đáng có. Dưới đây là top 5 sai lầm thường gặp khi phỏng vấn qua Skype:
- Thứ nhất, không có internet: Gián đoạn cuộc phỏng vấn vì internet là một sai lầm thường thấy trong các buổi phỏng vấn Skype. Hãy thử tưởng tượng, bạn và nhà tuyển dụng đang trao đổi một cách rất nhiệt tình, bạn đang nhận được cơn bão lời khen từ nhà tuyển dụng, hay bạn đang tập trung trả lời một câu hỏi tình huống,... Bỗng dưng, hình ảnh mất, cuộc gọi mất kết nối và thế là.... hết. Do đó, đảm bảo đường truyền internet của bạn ổn định nhất có thể để không bỏ lỡ cơ hội của mình.
- Thứ hai, tên Skype kém chuyên nghiệp: Một chi tiết nhỏ nhặt như tên Skype của ứng viên cũng có thể làm bạn “kém duyên” và mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Những cái tên Skype ngộ nghĩnh, đáng yêu hay hài hước chỉ thích hợp khi bạn trò chuyện với bạn bè, người thân mà thôi. Còn đứng trước cơ hội sự nghiệp của mình, hãy cẩn thận về tên của chúng, đặt những tên Skype dễ cho nhà tuyển dụng nhận diện rõ về bạn. Chẳng hạn như tên gọi của bạn nhé.
- Thứ ba, ăn mặc xuề xòa: Như đã nói ngay từ đầu, trang phục trong cuộc phỏng vấn Skype rất dễ trở thành một sai lầm lớn của ứng viên. Nhiều ứng viên giữ quan điểm nói chuyện qua màn hình thì không cần quá đầu tư về mặt hình ảnh. Nhưng không, nhà tuyển dụng đánh giá cao và có thiện cảm với những ứng viên có vẻ ngoài chuyên nghiệp, ngay cả khi họ không đứng trước mặt nhà tuyển dụng. Ăn mặc xuề xòa tố cáo ứng viên kém chuyên nghiệp, không tôn trọng nhà tuyển dụng và thiếu tính nghiêm túc.
- Thứ tư, không giao tiếp bằng mắt: Nhiều ứng viên mắc phải sai lầm này trong quá trình phỏng vấn Skype. Như việc bạn thường xuyên không dám nhìn thẳng vào webcam, ánh nhìn của bạn đặt ở vị trí khác, xung quanh hoặc trên màn hình thiết bị,... Điều đó vừa cho thấy bạn thiếu tự tin ở bản thân, vừa cho thấy bạn không xem trọng nhà tuyển dụng.
- Thứ năm, xung quanh bạn toàn tiếng ồn: Bạn có thể đã tìm sai một địa điểm quán cà phê để phỏng vấn Skype. Như việc quán cà phê đó mở nhạc quá lớn, âm thanh phát ra từ những bàn khách bên cạnh,... Hay trong khi ở nhà, tiếng trẻ con và người lớn quát tháo nhau, tiếng điện thoại của bạn,... Các tác nhân này có thể cướp đi cơ hội việc làm của bạn!
Phỏng vấn qua Skype mặc dù bản chất chỉ là một cuộc gọi video call. Tuy nhiên, nội dung của cuộc gọi lần này lại chính là cơ hội việc làm cùng triển vọng tương lai nghề nghiệp mà bạn mong muốn. Chính vì lý do này, hãy ý thức được tầm quan trọng để có một sự chuẩn bị hoàn hảo nhất trước khi bắt đầu.
Hy vọng một vài chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn qua Skype trên đây có thể giúp bạn thắng lợi nhận về cơ hội cho bản thân mình!
2619 0