So sánh các phần mềm quản lý bán hàng hot nhất hiện nay

Tác giả: Trần Hải Minh 13-09-2024

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng giúp cho người kinh doanh có thể quản lý tốt kho hàng, tránh bị thất thoát, mất mát và vận hành kinh doanh hiệu quả nhất. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm quản lý bán hàng khiến cho người tiêu dùng choáng ngợp, không biết lựa chọn phần mềm nào cho phù hợp. Theo dõi bài viết này để cùng so sánh các phần mềm quản lý bán hàng nhé!

1. Ưu, nhược điểm các phần mềm quản lý bán hàng

1.1. Quản lý kho vận Work247.vn

Đây là một phần mềm quản lý bán hàng khá mới trên thị trường nhưng cũng đã lấy được lòng của đông đảo những người đang kinh doanh bán hàng. 

Ưu điểm: 

- Phần mềm cho phép hỗ trợ đa dạng các phương thức thanh toán, giúp mang lại sự tiện lợi cho khách hàng cũng như người quản lý bán hàng về doanh thu bán trong ngày, trong tuần hay trong tháng. Từ đó, dễ dàng tổng hợp được doanh số. 

- Thông qua phần mềm, người bán cũng có thể dễ dàng xuất hóa đơn điện tử hay hóa đơn in cho khách hàng. 

Hỗ trợ đa dạng phương thức thanh toán

- Trong quản lý kho hàng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, từ phân loại hàng hóa, số lượng, danh mục, ngày nhập, ngày xuất, nhà cung cấp. 

- Giá bán trên phần mềm sẽ không cố định, người bán có thể tự do thay đổi các chương trình khuyến mại trên phần mềm để phục vụ cho hoạt động xúc tiến bán của mình. 

- Phần mềm quản lý bán hàng hỗ trợ liên kết với nhiều kênh bán hàng thương mại điện tử khác nhau. Khi cập nhật giá trên phần mềm thì các kênh khác sẽ tự động thay đổi, khi có hoạt động mua bán ở các kênh khác thì phần mềm quản lý sẽ tự trừ đi số lượng hàng hóa xuất ra,...

Theo dõi xu hướng bán hàng trên thị trường

- Ngoài ra, nó còn có thể theo dõi xu hướng bán trên thị trường và đưa ra những đề xuất cho người bán, tích hợp thêm các kênh vận chuyển, quản lý nhân viên và nhà cung cấp. 

Nhược điểm: Đây là một phần mềm xuất hiện khá muộn trên thị trường, người sử dụng sẽ thường xuyên gặp phải khó khăn trong quá trình sử dụng khi phần mềm chưa được hoàn thiện. Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng này, đội ngũ nhân viên hỗ trợ tại work247.vn luôn trực 24/24 để hỗ trợ khách hàng và giải quyết vấn đề ngay lập tức, nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện sản phẩm. 

1.2. Quản lý bán hàng Sapo

Sapo là phần mềm quản lý đã có thâm niên hơn chục năm trên thị trường, được coi như “top of mind” trong giới kinh doanh. 

Ưu điểm: 

- Đã có mặt nhiều năm trên thị trường như thế, Sapo đã không ngừng nỗ lực và cải thiện phần mềm để tăng tốc độ, tối ưu trải nghiệm cho người sử dụng. Giờ đây, phần mềm đã hoàn thiện một cách tối đa, không còn phải thực hiện quá nhiều thao tác, mọi thứ đều được tối giản qua một cú click. 

Cung cấp dịch vụ Sapo Express

- Với những người dùng còn đang lưỡng lự trong việc quyết định mua phần mềm để sử dụng, không biết nó có thực sự hiệu quả hay không thì Sapo cho phép họ được sử dụng miễn phí phần mềm trong 1 tuần mà không mất bất cứ chi phí nào khác. Sau thời gian sử dụng thử, người dùng có thể quyết định mua hoặc không. 

- Ngoài việc liên kết với các đơn vị vận chuyển trên thị trường thì Sapo còn mở rộng kinh doanh, phát triển thêm một dịch vụ đi kèm. Đó chính là Sapo Express với chi phí vô cùng rẻ cho những người tiêu dùng. 

- Sapo có khả năng liên kết với mọi kênh bán hàng thương mại điện tử từ facebook (ít thấy ở các phần mềm bán hàng khác), website đến shopee, lazada,... 

Nhược điểm: Tính năng bảo hành hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những mặt hàng đặc thù. 

1.3. Quản lý bán hàng Kiotviet

KiotViet là một thương hiệu startup Việt Nam đã có mặt trên thị trường được khoảng 8 năm. Khi vừa mới ra đời, nó đã nhanh chóng dẫn đầu thị phần, nhanh chóng sánh ngang với các thương hiệu lớn như FPT hay Viettel. Phần mềm quản lý bán hàng KitotViet rất phù hợp cho những người kinh doanh vừa và nhỏ. 

Ưu điểm: 

- Các tài khoản sẽ được phân quyền chi tiết, người nào có nhiệm vụ như thế nào, được sử dụng những chức năng nào trong phần mềm. 

- Giao điện của KiotViet được tối ưu đơn giản nhất có thể để người dùng có thể bắt đầu tiếp cận và xử lý một cách dễ dàng nhất. 

Ít phù hợp khi quản lý bán hàng trực tuyến

Nhược điểm: 

- Không phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh lớn, thích hợp cho việc bán tại cửa hàng hơn, gặp khó khăn trong việc quản lý bán hàng trực tuyến.

- Khách hàng không thể tự chủ động đăng ký đơn vận chuyển mà cần phải thông qua dịch vụ hỗ trợ của KiotViet, điều này gây khó khăn, mất nhiều thời gian trong quá trình đăng ký và chuyển đổi đơn vị vận chuyển của khách hàng. 

1.4. Quản lý bán hàng Cloudify

Cloudify cũng là một đàn em khá mới trong giới phần mềm quản lý bán hàng. Nhưng không vì thế mà trở nên thấp kém hơn các đàn anh đàn chị của mình.

Ưu điểm: 

- Tính tiện lợi: Người sử dụng có thể quản lý kho hàng của mình mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần có thiết bị di động như điện thoại, laptop hay máy tính bảng đều có thể dễ dàng kiểm tra, theo dõi. 

- Tối ưu giao diện: Người sử dụng sẽ không mất quá nhiều thời gian trong việc tìm kiếm, học cách sử dụng phần mềm, chỉ cần đăng ký sử dụng là đã có thể tập tành và làm quen ngay lập tức với phần mềm đơn giản như vậy. 

Tối ưu chức năng phân quyền

- Tối ưu phân quyền: Đây chính là điểm nổi trội của Cloudify so với KiotViet, nó đã giải quyết được vấn đề bảo mật thông tin. Các nhân viên được phân quyền sẽ chỉ xem được mà không xóa hay sửa được. Điều này sẽ giảm được tình trạng gian lận trong bán hàng. 

- Giá cả hợp lý: Tùy theo quy mô và lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh, phần mềm sẽ được bán với các mức giá khác nhau. 

Nhược điểm: Giống như phần mềm quản lý kho vận work247.vn, Cloudify có nhiều điểm mạnh nhưng vì là một thương hiệu mới nên một số tính năng chưa được hoàn thiện, khiến cho người dùng gặp một số khó khăn nho nhỏ. 

2. Chọn phần mềm quản lý bán hàng

Việc so sánh các phần mềm quản lý bán hàng nhằm mục đích đưa ra quyết định nên dùng phần mềm quản lý bán hàng nào

Các bạn cần xem xét về sản phẩm kinh doanh của mình, quy mô kinh doanh, khả năng tích hợp của các phần mềm với các kênh bán hàng. Ví dụ như bạn thường xuyên sử dụng Shopee để bán hàng thì có thể lựa chọn Sapo hay Work247.vn, nếu các bạn chỉ tập trung bán hàng trực tiếp thì nên lựa chọn KiotViet,.. 

Nên dùng phần mềm quản lý bán hàng nào

Ngoài ra, cũng cần cân nhắc đến chi phí dịch vụ phần mềm, với những người có doanh thu không quá lớn thì nên sử dụng các phần mềm có chi phí vừa phải để tiết kiệm đầu vào, không bị giảm quá nhiều lợi nhuận. 

Như vậy, việc sử dụng phần mềm nào là tùy vào mô hình doanh nghiệp của bạn. Hãy tham khảo thật kỹ để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho bản thân nhé!

Trên đây là những thông tin để so sánh các phần mềm quản lý bán hàng. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có những quyết định phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình kinh doanh trong tương lai.