So sánh sự khác nhau giữa bán hàng truyền thống và bán hàng online
Tác giả: Quỳnh Trang
Hình thức bán hàng trực tiếp tại cửa hàng và hình thức bán hàng online đã trở nên quá quen thuộc với cả khách hàng và những người thực hiện công việc kinh doanh. Bạn là một người đang có ý định bắt tay vào con đường “buôn bán”? Bạn chưa lựa chọn được hình thức kinh doanh phù hợp và muốn tìm hiểu về sự khác nhau giữa bán hàng truyền thống và bán hàng online? Cùng đi tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau đây để có thêm cho mình những giá trị hữu ích.
1. Quyết định khó khăn khi đứng giữa sự lựa chọn
Xã hội phát triển với sự lớn mạnh của hệ thống internet đã kéo theo sự xuất hiện của hình thức bán hàng online. Hình thức này đang ngày càng trở nên phát triển rộng rãi và trở thành sự lựa chọn đối với bất cứ ai đã và đang ấp ủ những dự định to nhỏ cho mình. Song song với loại hình bán hàng này, chúng ta không thể bỏ qua việc kinh doanh bằng hình thức mua bán trực tiếp đã có từ lâu đời.
Có thể nói thì về cơ bản hai loại hình kinh doanh này có sự tách rời và độc lập chưa nói đến việc cạnh tranh gay gắt với nhau khiến cho rất nhiều “nhà khởi nghiệp” đau đầu khi lựa chọn. Phải làm sao khi mà hình thức bán hàng nào cũng có những ưu và nhược điểm có thể dễ dàng thấy được. Lúc này việc đọc được những so sánh khách quan về sự khác nhau giữa bán hàng truyền thống và bán hàng online có lẽ sẽ là điều mà bạn nóng lòng muốn tham khảo. Vậy trước hết thì hai hình thức này giống nhau ở điểm gì?
Khi bắt đầu kinh doanh, điều cơ bản mà tất cả các loại hình, lĩnh vực được hướng tới đều có liên quan đến một mục đích sau cùng đó là có được doanh thu cùng sự tin tưởng của khách hàng đối với những giá trị mà mình đem lại. Việc làm này làm kia, thực hiện bán online hay bán trực tiếp thì đều là cách thức mà các cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn để mang sản phẩm của mình đến với người cần. Trong quá trình này, việc so sánh và cân đo đong đếm để đưa ra quyết định chính xác là điều vô cùng dễ hiểu. Vậy sự khác nhau giữa bán hàng truyền thống và bán hàng online là gì?
2. Sự khác nhau giữa bán hàng truyền thống và bán hàng online
2.1. Khác biệt về quy trình bán hàng và chi phí ban đầu
2.1.1. Khác biệt về quy trình bán hàng
Điểm khác biệt đầu tiên khi nhìn vào hai hình thức bán hàng này đó là quy trình bán hàng và mang sản phẩm đến người tiêu dùng. Nếu như ở bán hàng truyền thống, người chủ kinh doanh sẽ mở một cửa hàng tại một địa điểm cụ thể và bày bán những sản phẩm của mình. Lúc này những người có nhu cầu sử dụng sẽ tự tìm đến và thực hiện hành vi mua sắm. Bán hàng truyền thống thì nhân viên bán hàng thường sẽ thực hiện việc bán bằng cách tư vấn trực tiếp hoặc không tư vấn và để khách hàng tự chọn lựa sản phẩm. Việc này gây ra một số hạn chế liên quan đến doanh thu và mức độ bán ra nếu không được thực hiện với chiến lược bài bản. Việc thanh toán bằng hình thức trả tiền trực tiếp cùng được áp dụng trong bán hàng truyền thống và kém sự linh động.
Ngược lại, điểm khác biệt khi nhắc đến bán hàng online đó chính là bán hàng nhưng không mở cửa hàng. Kinh doanh online thì người bán sẽ thông qua sự kết nối của mạng xã hội, các trang thương mại điện tử thực hiện đăng tải hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của mình để khách hàng thấy, tham khảo và mua sắm. Quy trình bán hàng của hình thức này thì có phần bài bản hơn do khách hàng không được xem trực tiếp nên cần có một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp về sản phẩm cho họ. Hình thức thanh toán của kinh doanh online được thực hiện bằng các liên kết trung gian như tài khoản ngân hàng, ví điện tử hoặc các loại tài khoản khác mà không sử dụng được hình thức thanh toán trực tiếp truyền thống.
2.1.2. Khác biệt về chi phí ban đầu
Đặc điểm tiếp theo khi nhắc đến sự khác nhau giữa bán hàng truyền thống và bán hàng online đó là chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành trong hoạt động kinh doanh. Đối với bán hàng truyền thống trực tiếp thì cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ cần phải đầu tư và chi cho các khoản như tiền mặt bằng, tiền trang trí sắp xếp hàng hóa, tiền thuê với số lượng nhân viên nhất định,... Ngược lại ở hình thức kinh doanh online, người bán sẽ giảm thiểu bớt được các chi phí trên do không cần mở địa điểm bán hàng.
Dù tốn ít chi phí hơn những bán hàng online sẽ gặp một số hạn chế khi nhiều khách hàng có tâm lý muốn xem đồ trực tiếp để kiểm định chất lượng. Những chi phí sử dụng cho việc quảng cáo sản phẩm cũng sẽ tốn kém hơn khi bạn lựa chọn hình thức này.
2.2. Khác biệt về quy trình quản lý và khả năng tiếp thị với khách hàng
2.2.1. Khác biệt về quy trình quản lý
Quy trình quản lý là đặc điểm tiếp theo khi nhắc đến sự khác nhau giữa bán hàng truyền thống và bán hàng online. Đối với việc quản lý một cửa hàng truyền thống bán hàng trực tiếp chắc chắn sẽ gặp nhiều trở ngại hơn so với việc bán hàng trực tuyến. Chủ cơ sở sẽ phải thực hiện những công việc như quản lý và kiểm soát thông tin sản phẩm, quản lý hoạt động mua bán, quản lý nhân viên, quản lý kho hàng và những cơ sở khác nếu có.
Còn đối với việc bán hàng online, chủ nhân của shop đa phần sẽ thực hiện công tác quản lý trên hệ thống các trang web hoặc nền tảng trực tuyến. Những nền tảng này thì đều có chức năng tự động lưu trữ thông tin và hỗ trợ quá trình quản lý, kiểm tra một cách vô cùng tiện lợi.
Hiện nay thì không chỉ các shop online mới có thể sử dụng những nền tảng công nghệ số mà ứng dụng từ những công cụ này hoàn toàn mang lại giá trị hữu ích cho cả công việc kinh doanh bán hàng truyền thống. Một trong những sản phẩm tối ưu đem lại hiệu quả cao có thể kể đến đó chính là phần mềm Quản lý Bán hàng 365. Ngoài ra những cái tên tiêu biểu khác cùng chức năng cũng có thể giúp ích cho bạn rất nhiều khi có ý định lựa chọn và sử dụng.
2.2.2. Khác biệt về khả năng và cách thức tiếp thị
Điểm cuối cùng về sự khác nhau giữa bán hàng truyền thống và bán hàng online đó là khả năng liên kết với khách hàng. Sự tiếp xúc của khách hàng với sản phẩm có lẽ sẽ là yếu điểm lớn nhất khi nhắc đến hình thức kinh doanh online. Cũng vì điều này mà việc xây dựng lòng tin cũng như việc khách hàng có trung thành với dịch vụ và sản phẩm của mình hay không sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với hình thức bán hàng truyền thống.
Đa phần khách hàng sẽ rất sợ gặp phải trường hợp lừa đảo “treo đầu dê bán thịt chó” khi mà sản phẩm lúc về tay không giống hình. Ngược lại đối với kinh doanh truyền thống thì việc này lại rất ít khi xảy ra khi mà đã phần những phản hồi của khách hàng sẽ đến từ chất lượng dịch vụ và hỗ trợ trực tiếp hơn.
Bên cạnh đó, cách thức tiếp thị cũng như mang sản phẩm đến với khách hàng của hai hình thức này cũng sẽ có những điểm khác nhau. Kinh doanh shop online thì chủ shop sẽ đầu tư vào mặt hình ảnh và quảng cáo sản phẩm qua các trang mạng xã hội, diễn đàn hoặc các công cụ SEO tối ưu,... Còn đối với kinh doanh truyền thống, bạn có thể kết hợp giữa những cách thức quảng cáo trực tiếp như mở sự kiện, hoạt náo,... cùng với những cách thức quảng cáo gián tiếp kia để thu hút khách hàng.
Nhìn chung khi nhìn vào cả hai hình thức kinh doanh thì chúng ta đều có thể nhận thấy được điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt. Việc lựa chọn loại hình nào còn phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố khác cần đến sự phù hợp nhất định. Hãy xem xét và đưa ra những cân nhắc để chọn được cho mình con đường kinh doanh hiệu quả nhất nhé!
Chia sẻ vừa rồi cùng đã khép lại bài viết về sự khác nhau giữa bán hàng truyền thống và bán hàng online. Hy vọng với những gì đem lại, bạn đọc đã có cho mình được giá trị hữu ích và đưa ra được những nhận định phù hợp cho mình. Đừng quên quay lại đây nếu thấy hay để đón đọc những bài viết hấp dẫn hơn nữa nhé!