[Tổng hợp] Những lưu ý về thái độ chính trị của Đảng viên
Tác giả: Trương Thanh Thanh 28-08-2024
Để đứng trong hàng ngũ của Đảng là một vinh dự đối với nhiều người. Tuy nhiên, để phát huy năng lực, phẩm chất của bản thân và đóng góp vào các hoạt động phát triển đất nước, người Đảng viên cần giữ vững bản lĩnh chính trị cũng như không ngừng trau dồi thêm kiến thức. Cùng tìm hiểu về thái độ chính trị của Đảng viên qua bài viết dưới đây của work247.vn nhé.
1. Thái độ chính trị kiên định là phẩm chất của mỗi người Đảng viên
Nhắc đến những người Đảng viên là nhắc đến những tấm gương về bản lĩnh chính trị. Trong đó không thể không kể đến sự kiên định trong phẩm chất, không bị lung lay bởi những yếu tố ngoại cảnh. Mỗi hành động, quyết định của cán bộ Đảng viên đều góp phần vào sự phát triển trong bộ máy đất nước.
Chính vì vậy, một thái độ chính trị vững vàng với những lập trường rõ ràng sẽ là vũ khí giúp họ chiến đấu bảo vệ cái tốt, vượt qua được những khó khăn áp lực trong công việc và xã hội. Mỗi người Đảng viên đều phải có mục đích rõ ràng trong công việc, mục tiêu đều phấn đấu phục vụ cho bản lĩnh chính trị của cá nhân mình.
Mỗi Đảng viên là một mắt xích quan trọng trong bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu như chỉ một bộ phận nhỏ Đảng viên lung lay, không hình thành bản lĩnh chính trị phù hợp sẽ kéo theo những hậu quả khôn lường. Thái độ kiên định trong chính trị của mỗi Đảng viên không chỉ được thể hiện bằng lời nói mà phải được hiện thực hóa thông qua những hành động thực tiễn, phục vụ cho Đảng, cho nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, tính Đảng trong mỗi Đảng viên được thể hiện thông qua thái độ chính trị, bản lĩnh chính trị. Sự trung thành với Đảng, phục vụ Đảng và nhân dân phải in sâu vào lòng của mỗi Đảng viên để tinh thần đó giúp họ vượt qua những nghịch cảnh. Những điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam đều được tham khảo và vận dụng từ tư tưởng Mác Lênin nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những thay đổi, cải thiện cho phù hợp với đặc trưng của nước ta.
Muốn xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh thì điều kiện tiên quyết nằm ở thái độ chính trị của mỗi Đảng viên phải được nâng cao, thường xuyên trau dồi và đảm bảo. Yêu cầu rèn luyện thái độ chính trị của mỗi Đảng viên cấp thiết như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo của bài viết nhé.
Xem thêm: Cách viết bản nhận xét đảng viên dự bị chính xác, mới nhất
2. Thái độ chính trị của Đảng viên cần được rèn luyện, trau dồi
Cán bộ Đảng viên làm việc trong các tổ chức của Đảng không chỉ phải tự giữ thái độ chính trị và bản lĩnh chính trị của bản thân mà có cần thường xuyên rèn luyện chúng. Đội ngũ lãnh đạo các tổ chức cũng cần có những biện pháp kiểm tra đánh giá thái độ chính trị của Đảng viên.
Có thể nói, bên cạnh năng lực chuyên môn thì thái độ chính trị cũng là một trong những điều kiện đảm bảo năng lực làm việc của Đảng viên. Đội ngũ lãnh đạo cần thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực chính trị cho các nhân sự là Đảng viên và phải được tiến hành đồng bộ để tất cả thành viên trong tổ chức đều đạt yêu cầu.
Thái độ chính trị của Đảng viên cũng phải được phát huy song hành với tác phong làm việc và phối hợp nhuần nhuyễn với năng lực chuyên môn. Chính vì vậy việc tự rèn luyện và tu dưỡng bản lĩnh chính trị là vô cùng cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên.
Trong hơn 90 năm hình thành và phát triển, nhờ sự vững vàng trong thái độ chính trị mà Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ đem lại cuộc sống thanh bình, no ấm cho nhân dân mà còn giúp nhân dân nâng cao chất lượng cuộc sống, phổ cập y tế, văn hóa, giáo dục. Những thành tựu Đảng ta đạt được có sự đóng góp không nhỏ đến từ kim chỉ nam mang tên thái độc chính trị. Chỉ cần kim chỉ nam này luôn được giữ vững, nó sẽ giúp bộ máy Đảng luôn tìm được con đường đúng đắn để phát triển Tổ quốc, hỗ trợ nhân dân.
Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ không chỉ trong kinh tế mà còn ở những mảng như văn hóa xã hội để phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì Đảng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong số đó có thể kể đến việc không đảm bảo được thái độ chính trị của Đảng viên, gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và làm ung nhọt bộ máy nhà nước.
Trước tình cảnh này, ta có thể thấy việc tự rèn luyện để thái độ chính trị không bị lay chuyển quan trọng đến nhường nào. Đây chính là nhân tố then chốt trong hành trình hội nhập của Việt Nam.
Xem thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch của người xin vào Đảng chi tiết nhất
3. Trách nhiệm của Đảng viên trong việc giữ vững thái độ chính trị
Đứng trong hàng ngũ của Đảng, mỗi Đảng viên sẽ có những quyền hạn song song với trách nhiệm vô cùng quan trọng. Trước tiên, mỗi Đảng viên đều phải kiên định với con đường Cách mạng của Đảng. Đây cũng chính là con đường mà Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã giáo dục và quán triệt tư tưởng cho những Đảng viên đầu tiên.
Bên cạnh đó, người Đảng viên phải tự giác chấp hành 4 điều lệ của Đảng viên cũng như nghiêm túc trong các hoạt động thực thi theo đường lối Đảng. Là một Đảng viên cần chấp hành các điều lệ kỷ luật Đảng. xây dựng Đảng bộ liêm khiết trong sạch vững mạnh để giữ vững tính tiên phong và luôn là tấm gương đi đầu trong mọi hoạt động.
Trách nhiệm với Đảng đi kèm với trách nhiệm với Tổ quốc bởi Đảng chính là hiện thân của Tổ quốc, trung thành với Đảng và trung thành với Tổ quốc. Những trách nhiệm này liên quan đến hoạt động bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ, bài trừ các âm mưu của bè lũ thù địch, phản động chống phá.
Khi đã thực hiện tốt hai trách nhiệm trên, đấy sẽ là tiền đề để những người đảng viên thực hiện trách nhiệm với nhân dân, đặc biệt là những người dân tại nơi họ cư trú. Mỗi người dân là một viên gạch đặt nền móng cho hoạt động của đất nước, do đó họ cần được tuyên truyền, phổ cập các đường lối, chính sách của Đảng. Người Đảng viên sẽ có vai trò là tấm gương, là người dẫn đầu cầm cân nảy mực giúp đỡ họ khi gặp khó khăn, khúc mắc cũng như tham gia những phong trào xây dựng đời sống, bảo vệ Tổ quốc.
Cuối cùng là trách nhiệm của mỗi Đảng viên với gia đình của bản thân. Với những người thân trong gia đình, họ cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để các thế hệ dù đã vào Đảng hay chưa vào Đảng đề được biết về lịch sử Đảng, hiểu về tầm quan trọng của lòng yêu nước. Đặc biệt, những người Đảng viên nên lấy chủ tịch Hồ Chí Minh làm hình mẫu để răn dạy con cháu có lối sống lành mạnh, tích cực và giữ vững những phẩm chất đạo đức cao đẹp. “Mỗi gia đình một tế bào của xã hội”, chính vì vậy người Đảng viên phải có những hình thức răn dạy, truyền đạt để gia đình của bản thân hiểu và phát huy được những truyền thống của dân tộc.
Tất cả những trách nhiệm trên đều được thực hiện với nền móng thái độ chính trị. Với Đảng viên, thái độ chính trị sẽ quyết định rất nhiều thứ đồng thời góp phần tạo nên con người, phẩm chất cho họ.
Với những chia sẻ trên của work247.vn, mong rằng các bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan hơn về thái độ chính trị của Đảng viên. Nếu bạn muốn cập nhật những thông tin mới nhất về các chủ đề trong xã hội cùng những tin tức tuyển dụng, hãy truy cập trang web của chúng tôi nhé. Tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.