Quy trình thiết kế phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp
Tác giả: Trần Hải Minh 18-09-2024
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của công nghệ trong đời sống hiện đại, các phần mềm quản lý bán hàng là cánh tay đắc lực giúp cho những doanh nghiệp đang kinh doanh quản lý hiệu quả mọi nguồn lực trong doanh nghiệp. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn quy trình để thiết kế phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả nhất. Xem ngay nhé!
1. Có cần thiết phải thiết kế phần mềm quản lý bán hàng?
Các phần mềm được thiết kế để quản lý bán hàng sẽ giúp ích cho người bán rất nhiều trong việc quản lý kho đến các công tác bán hàng. Người bán có thể xuất ra báo cáo bất cứ khi nào mong muốn. Thay vì lúng túng với một đống hồ sơ sổ sách tài chính, kho hàng, sản phẩm, đơn hàng thì giờ đây tất cả đều được quản lý trên một phần mềm tổng hợp.
Người chủ cửa hàng (chủ doanh nghiệp) cũng sẽ an tâm hơn khi không phải giao công việc quản lý cho người nào khác mà bản thân có thể tự quản lý thông qua phần mềm ngay tại nhà. Từ đó mà họ cũng tiết kiệm được những chi phí cho việc thuê nhân viên để quản lý các vấn đề này. Lương một tháng cho nhân viên quản lý ít nhất khoảng 6 triệu, nhưng khi sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng chỉ mất khoảng vài trăm nghìn, có khi là hoàn toàn miễn phí. Các vấn đề trong toàn bộ cửa hàng đều được quản lý bằng công nghệ có độ chính xác cao, hạn chế được tình trạng hỏng hóc, thất thoát hàng hóa.
Việc thiết kế riêng cho cửa hàng mình một phần mềm quản lý bán hàng riêng giúp cho chủ cửa hàng có thể chủ động trong việc cài đặt các chức năng của cửa hàng phù hợp với mong muốn cũng như lĩnh vực kinh doanh, không phải bỏ tiền mua các tính năng thừa hay bị thiếu tính năng cần thiết.
Hiện nay, phần mềm quản lý bán hàng work247.vn đang rất được nhiều người quan tâm. Dù xuất hiện khá muộn trên thị trường nhưng nó không hề tỏ ra thua kém với các đàn anh, đàn chị trước đó. Phần mềm này hỗ trợ đầy đủ các tính năng cho người bán từ quản lý kho, đơn hàng, nhân viên đến tài chính, khách hàng.
Work247.vn luôn có nhân viên sẵn sàng hỗ trợ cho các bạn trong quá trình sử dụng và thiết kế các phần mềm theo yêu cầu và mong muốn của từng doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo thêm về phần mềm này cho doanh nghiệp của mình để mang lại các giải pháp tối ưu trong kinh doanh.
2. Những điều kiện cần khi thiết kế phần mềm quản lý bán hàng
2.1. Phần mềm đa chức năng
Phần mềm được thiết kế phải sử dụng cho cả người quản lý tài khoản và các nhân viên, mỗi cá nhân nên có một tài khoản riêng, với các nhân viên thì họ sẽ bị hạn chế một số hoạt động để hạn chế tình trạng làm đảo lộn tình trạng cửa hàng cũng như gian lận trong công việc.
Dữ liệu khi nhập vào hệ thống cần được cập nhật và xử lý nhanh chóng, chính xác. Trong quá trình hoạt động, nếu có phát sinh vấn đề thì vẫn có thể chỉnh sửa khi cần thiết. Không những quản lý mà nó còn có chức năng quản trị, giúp thống kê, báo cáo kết quả hoạt động cho doanh nghiệp theo tuần, theo tháng, theo năm để doanh nghiệp có thể điều chỉnh chính sách và chiến lược hoạt động của mình, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tương lai.
2.2. Sử dụng đa dạng các nền tảng
Phần mềm cần được sử dụng trên cả hệ điều hành Android, IOS và cả máy tính Windows. Điều này mang lại sự tiện lợi cho người bán hàng cũng như người quản lý. Họ có thể quản lý hàng hóa của mình ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào chỉ với một chiếc điện thoại.
2.3. Phần mềm kết nối được với các thiết bị khác
Phần mềm quản lý bán hàng cần phải kết nối được với các thiết bị bán hàng để tính tiền, có sự đồng bộ để phục vụ cho công tác bán hàng diễn ra thuận lợi nhất. Sau khi quét mã thành công sẽ tự động tính tiền hàng của khách hàng. Sau thanh toán, số lượng hàng hóa phải tự động cập nhật trên hệ thống.
3. Hướng dẫn quy trình thiết kế phần mềm quản lý bán hàng
Sau đây là 4 bước trong quy trình thiết kế phần mềm quản lý bán hàng cho các công ty về công nghệ, chuyên cung cấp các giải pháp về phần mềm quản lý bán hàng:
Bước 1: Khảo sát nhu cầu và tư vấn phần mềm
Các nhân viên kinh doanh trong công ty khi đã có được phương thức liên hệ với khách hàng. Họ sẽ cần phải thực hiện gặp gỡ khách hàng để trao đổi với khách hàng về tình hình hoạt động kinh doanh, lĩnh vực hoạt động để tư vấn phần mềm phù hợp nhất. Đồng thời, họ cũng phải lắng nghe những nguyện vọng, yêu cầu của khách hàng trong việc thiết kế phần mềm sắp tới.
Các ý kiến thống nhất phải đảm bảo được các ý tưởng phải đồng nhất giữa yêu cầu của khách hàng và những đề xuất cải tiến phù hợp từ doanh nghiệp thiết kế.
Bước 2: Thiết kế, chỉnh sửa và cài đặt phần mềm theo đề bài
Sau khi đã nhận được yêu cầu từ bước 1, nhân viên kinh doanh sẽ thực hiện bàn giao cho đội ngũ thiết kế phần mềm. Họ sẽ cần thực hiện chỉnh sửa, cài đặt phần mềm theo đúng những yêu cầu và tính năng mà khách hàng yêu cầu. Sau đó bàn giao lại cho khách hàng thành phẩm.
Người thiết kế phần mềm không những phải là người vẽ lại mong muốn của khách hàng mà phải biết các kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp để áp dụng vào phần mềm đó để tạo nên các giá trị tăng thêm, những giá trị ngoài mong đợi của khách hàng.
Bước 3: Hướng dẫn khách hàng sử dụng phần mềm đã thiết kế
Các chuyên viên kỹ thuật hoặc các nhân viên thiết kế sẽ phụ trách hướng dẫn cho khách hàng về cách sử dụng phần mềm cũng như những lưu ý cần thiết trong quá trình sử dụng phần mềm này. Đồng thời, giữ liên lạc với khách hàng, trong suốt quá trình khách hàng sử dụng mà gặp bất kỳ vấn đề gì thì sẽ giải đáp thắc mắc cho họ.
Bước 4: Bàn giao và thanh toán
Đây là bước cuối cùng trong quy trình thiết kế phần mềm. Sau khi khách hàng đã sử dụng ổn định phần mềm thì bộ phận kinh doanh/kế toán trong công ty sẽ thực hiện công tác nghiệm thu và đảm bảo khách hàng thanh toán đúng hạn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thiết kế phần mềm quản lý bán hàng. Chúc các bạn, những người đang kinh doanh có thể tìm được một phần mềm quản lý bán hàng ưng ý. Với những người làm thiết kế phần mềm, mong rằng các bạn sẽ ngày càng phát triển và xuất sắc hơn, sáng tạo ra những phần mềm hữu ích, góp phần vào sự phát triển đất nước.