Hướng dẫn cách quản lý hàng hóa tại cửa hàng cho người mới

Theo dõi work247 tại
Phùng Hà tác giả work247.vn Tác giả: Phùng Hà

Ngày đăng: 20-09-2024

Để có thể xây dựng một cửa hàng bán lẻ thì điều kiện tiên quyết mà các bạn cần phải lưu tâm chuẩn bị trước đó chính là những kiến thức làm sao để quản lý hàng hóa tại cửa hàng của mình một cách hiệu quả. Việc lên một kế hoạch nhằm thực hiện công tác quản lý này phải được vạch ra một cách rõ ràng, có tổ chức và quy tắc, từ đó mới có thể hỗ trợ cửa hàng hạn chế những vấn đề bất cập từ hàng hóa, tiết kiệm chi phí và phát triển mặt hàng kinh doanh của bạn được hiệu quả hơn. Vậy cách quản lý hàng hóa tại cửa hàng bao gồm những nội dung gì? Hãy đồng hành cùng work247.vn khám phá những thông tin trên nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Quản lý hàng hóa tại cửa hàng đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Việc quản lý hàng hóa cũng có vai trò quan trọng tương tự như quản lý kho hàng, chúng tương tự nhau, nhưng ở đây để xây dựng cơ chế quản lý hàng hóa nằm tại cửa hàng thì khác. Tại sao vậy? Tất tần tật những mặt hàng, sản phẩm kinh doanh của bạn được trưng bày trên kệ hàng đều là bộ mặt thương hiệu của bạn. Để quản lý hàng hóa tại cửa hàng thì bạn cần phải có cách thức kiểm tra, kiểm kê, rà soát số lượng cũng như chất lượng một cách sát sao hơn. 

Quản lý hàng hóa tại cửa hàng đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Quản lý hàng hóa tại cửa hàng đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Vai trò của việc xây dựng cơ chế quản lý hàng hóa tại cửa hàng một cách hiệu quả sẽ giúp cơ sở kinh doanh của bạn đảm bảo các nghiệp vụ công tác khác được vận hành hoạt động một cách trơn tru hơn, Selling tối ưu hơn và gây được nhiều lợi nhuận hơn.

2. Lợi ích của việc thiết lập cơ chế quản lý hàng hóa tại cửa hàng

Quản lý hàng hóa tại cửa hàng bao gồm các công tác chẳng hạn như sắp xếp các sản phẩm trưng bày, các sản phẩm dùng thử, kiểm soát, đảm bảo số lượng theo đúng tiêu chuẩn kế hoạch, hạn chế việc để thất thoát sản phẩm, hư hỏng sản phẩm hoặc loại trừ kịp thời những hàng hóa không còn hạn sử dụng,...

 Lợi ích của việc thiết lập cơ chế quản lý hàng hóa tại cửa hàng
 Lợi ích của việc thiết lập cơ chế quản lý hàng hóa tại cửa hàng

Ở đây, việc quản lý hàng hóa tại cửa hàng một cách thường xuyên sẽ giảm thiểu khả năng phải chi trả hoặc thanh lý những sản phẩm tồn kho và giúp chủ doanh nghiệp xác định được nhóm sản phẩm nào được bán ra nhiều nhất. Từ đó, chú trọng đầu tư và lập chiến lược kinh doanh của mình một cách tốt hơn, Ngoài ra, việc đề cao tính thẩm mĩ của những sản phẩm được trưng ra bày bán trong cửa hàng thông qua cơ chế quản lý hàng hóa tốt sẽ tăng được độ nhận diện thương hiệu của người tiêu dùng đến với doanh nghiệp nhiều hơn.

Ngoài ra, nếu việc quản lý các mặt hàng tại cửa hàng được thực hiện tốt thì báo cáo về doanh thu thường xuyên hoặc báo cáo về xuất nhập hàng sẽ được xác định một cách chính xác và chuẩn xác hơn.

2.1. Hướng dẫn cụ thể cách thức quản lý hàng hóa tại cửa hàng

 Hướng dẫn cụ thể cách thức quản lý hàng hóa tại cửa hàng
 Hướng dẫn cụ thể cách thức quản lý hàng hóa tại cửa hàng

Mỗi một cửa hàng kinh doanh bán lẻ đều cần phải có một quy trình quản lý chặt chẽ. Bởi lẽ người chủ doanh nghiệp không phải lúc nào cũng có thể có mặt tại cơ sở kinh doanh của mình. Tại đây, người trực tiếp lưu chuyển các mặt hàng kinh doanh là những người nhân viên, vì thế việc quản lý hàng hóa phải được đảm bảo để quá trình kinh doanh diễn ra suôn sẻ. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể làm sao để xây dựng cơ chế quản lý cửa hàng một cách tốt nhất.

Ở đây quy trình quản lý hàng hóa tại cửa hàng sẽ bao gồm 7 bước, nhập hàng hóa, lưu kho, đóng gói và xuất kho, kiểm hàng, cuối cùng là kiểm toán.

2.1.1. Quản lý quá trình nhập hàng hóa về cửa hàng và kiểm kê số lượng

Nhập hàng hóa là quy trình cơ bản trong chuỗi cơ chế quản lý hàng hóa, dù cơ bản nhưng đây là bước quan trọng nhất. Khi người nhân viên từ bên nhập hàng tới chỗ cơ sở kinh doanh của bạn, bạn cần phải kiểm kê lại tất cả các mặt hàng liệu đã đủ và đúng với những gì bạn nhập hay chưa. Số lượng liệu đã được đảm bảo và chất lượng hàng hóa liệu có gì sai sót không. Để tránh để đến khi lấy hàng về mới phát hiện ra lỗi thì bạn nên chủ động đưa ra các yêu cầu về đóng gói đối với bên cung cấp sản phẩm.

Quản lý quá trình nhập hàng hóa về cửa hàng và kiểm kê số lượng
Quản lý quá trình nhập hàng hóa về cửa hàng và kiểm kê số lượng

2.1.2. Lưu hàng hóa về kho và nhặt hàng để lên đơn cho khách

Sau khi nhập hàng về thì bạn phải phân loại hàng để lưu kho hoặc trưng bày tại chính cửa hàng nếu kệ hàng đó ở cửa hàng đang trống, thiếu số lượng hoặc hết sản phẩm nhằm tiện cho khách hàng lựa chọn mua hơn. Việc lưu hàng hóa này phải được sắp xếp một cách cẩn thận, gọn gàng và quy củ, tránh để lộn xộn gây mất thiện cảm hay bất tiện cho khách hàng.

Đối với phân loại hàng lưu kho, bạn cũng phải đảm bảo sắp xếp sao cho khoa học để sau có thể nhặt hàng ra bên ngoài một cách thuận tiện hơn.

2.1.3. Đóng gói, xuất kho hàng hóa đến tay khách hàng

Việc đóng gói làm tại cửa hàng phải được thực hiện một cách tinh gọn và hiệu quả, tránh để rề rà, bừa bãi ở nơi cơ sở kinh doanh. Thường thường việc đóng gói được thực hiện ở phía bàn thanh toán nơi nhân viên túc trực cửa hàng. Sau khi đóng gói, chuyển hàng hóa đến tay khách hàng thì phải note lại thông tin đơn hàng vào hệ thống để đảm bảo tính minh bạch, chính xác tất tần tật những công việc được thực hiện tại cửa hàng.

Đóng gói, xuất kho hàng hóa đến tay khách hàng
Đóng gói, xuất kho hàng hóa đến tay khách hàng

2.1.4. Kiểm kê sát sao hàng hóa vào mỗi cuối ngày và cuối kỳ

Việc kiểm kê hàng hóa tại cửa hàng phải được thực hiện thường xuyên, cuối mỗi ngày đối với mỗi cửa hàng bán lẻ đều phải kiểm kê lại cẩn thận những mặt hàng còn lại. Cùng với việc kiểm kê là công tác sắp xếp, dọn dẹp lại để đảm bảo công việc được xử lý bằng hết để sẵn sàng kinh doanh vào ngày tiếp theo. 

Với việc kiểm kê hàng hóa tại cửa hàng vào cuối kỳ thì tại đây phải soát lại toàn bộ báo cáo để đưa ra thống kê chính xác về việc quản lý hàng hóa. Thông tin đơn hàng được bán ra hay số lượng sản phẩm được lấy về cơ sở kinh doanh cũng như số lượng, chất lượng của từng phân loại hàng đều phải được ghi rõ vào báo cáo trong mỗi cuối ngày và cuối kỳ.

Kiểm kê sát sao hàng hóa vào mỗi cuối ngày và cuối kỳ
Kiểm kê sát sao hàng hóa vào mỗi cuối ngày và cuối kỳ

2.2. Sử dụng phần mềm quản lý hàng hóa tại cửa hàng hiệu quả

Để tăng thêm tính chuyên nghiệp cho công tác quản lý hàng hóa tại cửa hàng thì bạn cũng cần phải sử dụng thêm những tính năng được tạo ra chính để hỗ trợ công cuộc quản lý cửa hàng của bạn được vận hàng hiệu quả hơn. Ở đây, phần mềm quản lý hàng hóa sẽ là công cụ giúp bạn, thống kê đầy đủ hơn số lượng hàng hóa, lập báo cáo một cách chủ động, xử lý tinh gọn hơn việc quản lý của mình phải không nào?

3. Kết luận thông tin hướng dẫn cách quản lý đơn hàng tại cửa hàng

 Kết luận thông tin hướng dẫn cách quản lý đơn hàng tại cửa hàng
 Kết luận thông tin hướng dẫn cách quản lý đơn hàng tại cửa hàng

Vậy là thông qua những nội dung được phân thành các đề mục rõ ràng ở trên thì work247.vn cũng đã một phần nào đó đưa đến các bạn các thông tin phân tích cũng như hướng dẫn cụ thể nhất về cách quản lý hàng hóa tại cửa hàng một cách hiệu quả nhất. Chúng tôi hết sức hy vọng rằng bài viết này sẽ là những kiến thức bổ ích nhất được gửi tới các bạn đọc trong ngày hôm nay. Chúc các bạn có thể xây dựng cơ chế quản lý hàng hóa tại cửa hàng của bản thân tốt nhất và luôn luôn thành công trong cuộc sống! Cảm ơn vì đã đón đọc bài viết của work247.vn!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem749 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT