[Giải đáp] Cách tính doanh thu thuần mới nhất
Theo dõi work247 tạiDoanh thu thuần, khái niệm tưởng chừng khá đơn giản với bất cứ người làm trong lĩnh vực kinh doanh. Thế nhưng lại khá nhiều người thường nhầm lẫn khái niệm này với tỷ suất lợi nhuận. Vậy doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần như thế nào? Bạn đã thực sự hiểu về khái niệm này hay chưa? Cùng tìm hiểu về chủ đề này thông qua bài viết dưới đây ngay nhé.
1. Giải đáp doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần hay còn gọi là doanh thu thực, nó có nghĩa là khoản doanh thu đã đạt được sau khi đã được khấu trừ đi tất cả các khoản giảm trừ doanh thu như: thuế xuất nhập khẩu , các khoản chiết khấu thương mại, thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm giá hàng bán; doanh thu trước thuế thu nhập doanh nghiệp hay cũng có thể là các doanh thu hàng bán bị trả lại.
Trên thực tế có khá nhiều thường nhầm lần khái niệm giữa doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận do những khái niệm của nó khá tương đồng với nhau. Tuy nhiên bạn cần hiểu rằng bản mặt chất lợi nhuận trước thuế bằng doanh thu thuần trừ đi các chi phí vốn, sản xuất, chi phí bán hàng… và lợi nhuận sau thuế là hiệu của lợi nhuận trước thuế trừ đi số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho ngân sách nhà nước trong kỳ.v
Theo công thức lợi nhuận như trên, nếu tỷ số lợi nhuận lớn hơn 0 tức là doanh nghiệp bắt đầu có lãi. Và ngược lại, nếu tỷ số nhỏ hơn 0, doanh nghiệp lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải kịp thời ra phương hướng, chiến lược mới để cải thiện hoạt động kinh doanh.
2. Cách tính doanh thu thuần
Dù là một hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cao, thế nhưng kinh doanh cũng ẩn chứa khá nhiều những rủi ro. Vì vậy để có thể giảm thiểu được tối đa nhất những rủi ro này đòi hỏi mỗi người làm kinh doanh cần phải có cho bản thân một kiến thức cơ bản và sâu rộng nhất về lĩnh vực này, đặc biệt là về các hoạt động tính toán nguồn doanh thu, để có thể dễ dàng cân đối tình hình kinh tế cho đơn vị mình.
Theo quy định tại số 15/2024/QĐ-BTC về doanh thu thuần của Nhà nước, việc tính toán sẽ tuân theo công thức như sau:
Doanh thu thuần = doanh thu tổng thể của doanh nghiệp đã đạt được - giảm giá hàng bán - đi chiết khấu bán hàng - tiếp hàng bán bị trả lại - thuế gián thu.
Trong đó: Tổng doanh thu hay còn được hiểu là toàn bộ khoản tiền mà doanh nghiệp đã thu được thuộc hợp đồng cung cấp lao vụ và thuộc hóa đơn bán hàng, bao gồm hóa đơn hàng trả lại, doanh thu triết khấu và hàng giảm giá cho khách chưa được ghi trong hóa đơn.
Lấy một ví dụ cụ thể cho công thức sau: Một chuỗi nhà hảng ở TP Hồ Chi Minh có tổng mức doanh thu đạt 100 tỷ/ năm. Tuy nhiên chuỗi nhà hàng này lại có chương trình giảm giá cho đối tượng khách hàng là các cặp đôi tổ chức lễ cưới tại nhà hàng với giá trị là 30 tỷ đồng trong suốt cả năm đó. Ngoài ra chuỗi nhà hàng này cũng phải hoàn trả 5 tỷ đồng cho những vị khách cảm thấy không hài lòng về dịch vụ mà nhà hàng đó mang lại. Từ nhưng con số trên thì doanh thu thuần của chuỗi nhà hàng này sẽ được tính như sau:
Doanh thu thuần = 100 tỷ - 30 tỷ - 5 tỷ = 65 tỷ
3. Phân biệt giữa doanh thu thuần, doanh thu và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
3.1. Phân biệt sự khác nhau giữa doanh thu thuần và doanh thu
Nếu như doanh thu thuần có nghĩa là các khoản thu mà doanh nghiệp có được thông qua các hoạt động bán hàng, cun cấp dịch vụ và đã trừ cho các khoản doanh thu khác, chẳng hạn như: thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu,…. Thì doanh thu được hiểu là toàn bộ các khoản thu mà doanh nghiệp đạt được trong các hoạt động bán hàng, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến tay người dùng với từng đơn giá sản phẩm và cùng với đó là các khoản thu đến từ các hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp. Trong đó cách tính doanh thu sẽ được áp dụng theo công thức sau:
Doanh thu = tổng số lượng các sản phẩm bán ra * đơn giá sản phẩm) + các khoản phụ thu khác
Ví dụ: Trong chiến lược tung sản phẩm nước dầu gội mới của mình, doanh nghiệp A bán được 16.000 sản phẩm qúy 4 của năm 2024, và đơn giá của 1 sản phẩm nước dầu gội đó có giá là 10.000 đồng. bên cạnh đó doanh nghiệp A còn thu được thêm doanh thu từ một số các hoạt động kinh doanh khác như: doanh thu từ sản phẩm dầu gội cũ đạt 150 triệu đồng, doanh thu từ các sản phẩm sữa tắm đạt 170 triệu đồng. Với những con số kể trên thì khoản doanh thu mà doanh nghiệp A đạt được sẽ được tính theo công thức sau:
Doanh thu = (16.000 * 10.000) + 150 triệu + 170 triệu = 160 triệu + 150 triệu + 170 triệu = 4,8 tỷ
Như vậy doanh thu mà doanh nghiệp A đạt được trong quý 4 của năm 2024 là 4.8 tỷ đồng
Việc làm kế toán tại Hồ Chí Minh
3.2. Phân biệt sự khác nhau giữa doanh thu thuần và lợi nhuận
Một trong những trường hợp mà khá nhiều hay gặp phải đó là thường xuyên bị nhầm lẫn giữa doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận. Đây là một sai lầm khá nghiệm trọng, bạn cần hiểu đúng rằng lợi nhuận có nghĩa là giá trị khoản thu mà doanh nghiệp đã được trừ đi mọi các khoản chi mà doanh nghiệp sẽ phải trả, trong đó lợi nhuận sẽ được phân thành 2 dạng cụ thể là lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế, với công thức như sau:
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần – chi phí bán hàng – giá vốn bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp – một số khoản chi khác
Ví dụ: Sau khi tổng kết doanh thu của quý 4 của năm 2024, công ty của anh Thành đạt tỷ suất doanh thu thuần là 12 tỷ, nhưng tring đó chi phí cho các khoản marketing sản phẩm và các chiến lược PR khác hết 500 triệu đồng, số vốn chi cho các vật liệu sản xuất hàng hóa là 3 tỷ đồng, chi thì cho các công tác quản lý kinh doanh và nhân sự là 3 tỷ. Như vậy tỷ suất lợi nhuận trước thuế trước thuế của công ty anh Thành đạt được sẽ = 12 tỷ - 500 triệu – 3 tỷ - 3 tỷ = 5,5 tỷ đồng
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Số thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan thuế của Nhà Nước
Vậy làm sao để biết được doanh nghiệp lại hay lỗ? Để có thể nhận biết được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả lãi hay lỗ ta áp dụng theo công thức sau:
- Nếu lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nhỏ hơn 0, tức nghĩa doanh nghiệp lỗ
- Nếu lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lớn hơn 0, tức nghĩa doanh nghiệp lãi
Trên đây là một số những chia sẻ về chủ đề “cách tính doanh thu thuần” hi vọng rằng thông qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết để có thể đem đến cho bạn một câu trả lời tổng quan nhất về chủ đề này cũng như cách phân biệt giữa doanh thu thuần và những khoản doanh thu khác.
19618 0