Cách viết bản tường trình nhận lỗi chuẩn cho người lao động
Theo dõi work247 tạiTường trình nhận lỗi không còn xa lạ với chúng ta, đặc biệt là trong khoảng thời gian còn đi học. Tuy nhiên cho đến khi đi làm thì bản tường trình này vẫn có thể xuất hiện nếu như bạn mắc lỗi. Vậy bạn đã biết cách viết bản tường trình nhận lỗi chuẩn hay chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết để hiểu hơn về vấn đề này nhé.
1. Bạn đã hiểu rõ về bản tường trình nhận lỗi chưa?
Bản tường trình về một vấn đề nào không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta nữa, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ thế nào được gọi là tường trình nhận lỗi. Cùng tìm hiểu về các thông tin cơ bản của tường trình này đã nhé.
1.1. Bản tường trình nhận lỗi là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì bản tường trình nhận lỗi chính là một biên bản do chính người mắc lỗi, người vi phạm nội quy nào đó của công ty đã đề ra. Họ sẽ trình bày lại toàn bộ sự việc, lỗi mắc phải của mình một cách rõ ràng nhất trong bản tường trình này để nộp lên cấp trên hoặc một tổ chức lao động tập thể nào đó.
Đối tượng viết tường trình nhận lỗi có thể là một cá nhân hoặc là một nhóm đối tượng viết để gửi lên cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền xử lý với vi phạm đó.
1.2. Ý nghĩa của bản tường trình nhận lỗi là gì?
Một bản tường trình nhận lỗi không chỉ đơn giản là thể hiện các thông tin cụ thể về lỗi sai vi phạm đó mà nó còn có ý nghĩa khá quan trọng với cả doanh nghiệp và người lao động mắc lỗi đó.
Bản chất của tường trình nhận lỗi không phải là vạch tội, cũng không để chỉ trích lỗi sai của một cá nhân nào mà đây là một cơ hội để cho người lao động tự nhìn nhận ra lỗi sai của mình, những hành vi mà họ làm là chưa đúng, sau đó rút ra được bài học, kinh nghiệm không tái phạm cho những lần sau.
Đối với tường trình nhận lỗi sẽ được gửi lên các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền nhận và xử lý về trường hợp mắc lỗi này. Tuy nhiên, giá trị tinh thần của việc này cao hơn nhiều, nó thể hiện sự trung thực của người lâm phải khi nhận ra lỗi của mình và có ý định khắc phục sai phạm đó.
Như vậy với một vài thông tin cơ bản trên bạn cũng đã hiểu hơn về bản tường trình nhận lỗi rồi đúng không nào? Với những bản tường trình như thế này cần phải viết như thế nào để thể hiện sự chân thành và hối lỗi của mình. Bạn hãy theo dõi trong nội dung phần tiếp theo nhé.
Ứng tuyển: Việc làm Nhân sự
2. Hướng dẫn cách viết bản tường trình nhận lỗi đối với người lao động
2.1. Nội dung chính của bản tường trình này có những thông tin gì?
Trong một bản tường trình nhận lỗi có khá nhiều thông tin khác nhau, thế nhưng nội dung cần xuất hiện chính trong bản tường trình này sẽ bao gồm các thông tin như sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, hành vi đó
- Diễn biến của sự việc
- Nguyên nhân của sự việc
- Tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự việc đó
- Trách nhiệm của người vi phạm đối với sự việc đó
- Đề nghị của người mắc lỗi với sự việc đó
- Lời cam đoan, lời hứa của người mắc lỗi
- Ký tên
Đó chính là một vài nội dung chính cần phải xuất hiện trong bản tường trình nhận lỗi. Chúng ta chắc chắn sẽ có những lúc mắc sai lầm, cho dù đó là lỗi lớn hay lỗi nhỏ. Chính vì thế mà bạn cũng cần phải tìm hiểu tương đối kỹ về bản tường trình nhận lỗi như là một lời nhắc nhở bản thân không được mắc sai phạm và hạn chế sử dụng nó.
Khi bạn hay một nhóm lao động nào đó mắc phải lỗi, vô tình hay cố ý vi phạm vào nội quy công ty thì đồng nghĩa với việc bạn đang làm trái quy tắc mà tổ chức, doanh nghiệp đó đặt ra. Có thể lỗi vi phạm của bạn không ảnh hưởng nhiều tới doanh nghiệp nhưng cũng có thể nó làm ảnh hưởng vô cùng lớn đến cả một tập thể. Chính vì thế mà khi viết bản tường trình nhận lỗi bạn sẽ phải trình bày rõ ràng, cụ thể các nội dung cơ bản và diễn biến chi tiết sự việc đó xảy ra như thế nào.
Bên cạnh việc trình bày sự việc, nguyên nhân và diễn biến thì bản thân người viết vẫn có lời hứa, lời cam đoan với chính tổ chức, doanh nghiệp đó.
Tin tuyển dụng hot: Việc làm Cơ khí
2.2. Hướng dẫn cách viết chi tiết nhất
Khi đã tìm hiểu và nắm rõ về các thông tin cụ thể cần xuất hiện trong bản tường trình thì chắc chắn vấn đề đặt bút viết sẽ không còn quá khó khăn với bạn nữa.
Đối với người lao động mới, chưa có kinh nghiệm trong vấn đề viết tường trình nhận lỗi thì bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này bởi trong nội dung dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết bản tường trình nhận lỗi chi tiết nhất dành cho người lao động.
- Quốc hiệu, tiêu ngữ của tường trình:
Bản tường trình cũng có hình thức giống một văn bản hành chính vì thế mà quốc hiệu, tiêu ngữ bạn cần phải thể hiện đúng theo quy định với văn bản hành chính. Nó thể hiện sự tôn trọng của mình với người nhận tường trình nữa.
Về quốc hiệu sẽ phải viết in hoa, tiêu ngữ thì viết hoa chữ cái đầu và cách nhau bởi dấu gạch ngang. Quốc hiệu sẽ luôn có cỡ chữ to hơn tiêu ngữ, cả hai dòng này sẽ được in đậm và căn ra chính giữa của văn bản. Bạn cần phải chú ý vị trí đặt của hai dòng này là ở trên cùng của bản tường trình nhé.
- Thời gian sẽ được ghi ở ngay bên dưới quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên tiêu đề của văn bản: Tên tiêu đề phải viết in hoa, bôi đậm, cỡ chữ to hơn bình thường và phải căn chỉnh ra chính giữa của bản tường trình. Tên tiêu đề bạn có thể đặt như sau: TƯỜNG TRÌNH hoặc BẢN TƯỜNG TRÌNH bên dưới sẽ ghi là: Nhận lỗi/vi phạm nội quy. Tùy thuộc vào lỗi mà bạn mắc phải là gì.
- Thông tin cơ bản của người sẽ nhận bản tường trình nhận lỗi này: Tên của cá nhân/cơ quan/tổ chức có thẩm quyền nhận tường trình nhận lỗi. Đối với thông tin này cần phải thật cụ thể và chính xác. Nếu như bạn ghi nhầm tên người nhận cũng sẽ khiến cho đối phương cảm thấy không được tôn trọng.
- Nội dung chính của bản tường trình nhận lỗi: Sẽ là diễn biến của sự việc, lỗi mà bạn đã mắc phải trong thời gian làm việc đó. Đây là nội dung chính trong tường trình, vì thế mà bạn cần phải xác định rõ vấn đề mà mình mắc phải là gì, sau đó trình bày lại thật cụ thể, chi tiết từng chút một để người đọc nắm bắt được nguyên nhân và diễn biến sai lầm đó. Đặc biệt khi bạn càng trình bày rõ ràng sẽ càng thể hiện bạn là một người biết ăn năn, hối lỗi và muốn nhận tha thứ từ người khác.
- Tiếp theo ngay phần nội dung này sẽ là lời đề nghị và lời cam đoan không tái phạm lỗi sai đó của người lao động nữa. Lời cam đoan cũng phải có thái độ chân thành để người đọc cảm nhận được bạn đã thay đổi thật sự.
- Cuối cùng của một bản tường trình nhận lỗi chính là ký tên.
Trên đây chúng tôi cũng đã hướng dẫn bạn viết xong bản tường trình nhận lỗi cho người lao động. Bản tường trình này cũng không phải quá khó viết, thế nhưng bạn cũng nên tự nhắc nhở bản thân càng tránh xa nó càng tốt bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến con đường thăng tiến sự nghiệp của bạn đó.
Xem thêm: Việc làm Kế toán
3. Một vài lưu ý khi viết tường trình nhận lỗi của người lao động
Để cho bản tường trình nhận lỗi của bạn thật sự chạm được đến người đọc hơn, thể hiện thái độ trung thực và nhận sai trước lỗi lầm của mình thì bạn cần phải lưu ý một vài vấn đề như sau:
3.1. Sử dụng bản tường trình nhận lỗi viết tay hay đánh máy?
Bạn không nên quá đặt nặng vấn đề nên sử dụng loại viết tay hay đánh máy, bởi hiện nay cũng chưa có một quy định cụ thể nào cho vấn đề này. Nếu như bạn tự tin vào khả năng của mình thì có thể sử dụng bản viết tay để người đọc thấy được thái độ của bạn. Tuy nhiên khi viết tay, nếu như viết sai hoặc nhầm lẫn chỗ nào bạn sẽ phải bỏ đi và viết lại từ đầu. Điều này sẽ khá mất thời gian, bởi thế mà trong quá trình viết buộc người viết phải thật sự cẩn thận.
Còn đối với tường trình đánh máy thì bạn có thể tải một mẫu trên mạng về sử dụng, sau đó thay đổi các thông tin, nội dung chính sao cho phù hợp với mình là được. Đặc biệt khi viết sai bạn có thể trực tiếp xóa đi và đánh lại, với cách này sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian đó nhé.
Tuy nhiên tùy thuộc vào mục đích, thông điệp mà bạn muốn nhắn nhủ đến người đọc mà có thể sử dụng bản tường trình viết tay hoặc đánh máy đều được.
Đọc thêm: Bản tự nhận xét đánh giá cá nhân, bạn đã sẵn sàng để thăng tiến chưa?
3.2. Đảm bảo về mặt nội dung và hình thức của bản tường trình nhận lỗi
Điều tiếp theo mà bạn phải chú ý đến chính là nội dung và hình thức của tường trình:
- Về hình thức phải chính xác, tuân thủ các quy định chung với một văn bản hành chính. Sử dụng một màu mực hoặc một font chữ nhất định trong bản tường trình, không sử dụng các ký hiệu đặc biệt như: Mặt cười, hoa, sao,… Hãy nhớ là cần phải căn lề trái phải cho bản tường trình của mình thêm phần gọn gàng. Đảm bảo bản tường trình nhận lỗi không mắc các lỗi sai chính tả, không tẩy xóa, nhàu nát, rách góc. Bản tường trình nhận lỗi của bạn có thể sẽ được lưu trữ lại, làm căn cứ để xử lý đối với người mắc lỗi, vì thế mà bạn cần phải đảm bảo hình thức đúng theo quy định chung.
- Về nội dung của tường trình nhận lỗi: Nội dung viết trong này phải đảm bảo chính xác đúng sự thật về quá trình, diễn biến và lỗi sai của bạn. Bên cạnh đó bạn cũng phải trình bày một cách rõ ràng, cụ thể để người đọc hiểu vấn đề trình bày là gì.
Tham khảo: Mẫu CV xin việc của work247.vn
4. Tải bản tường trình nhận lỗi chuẩn ở đâu?
Nếu như bạn chưa tự tin để tự viết một bản tường trình nhận lỗi hoặc không muốn tốn quá nhiều thời gian cho việc này thì rất đơn giản, bạn có thể tải một mẫu bản tường trình nhận lỗi trong file tài liệu sau đây:
MẪU BẢN TƯỜNG TRÌNH NHẬN LỖI.doc
mau-ban-tuong-trinh-ve-viec-vi-pham-noi-quy.doc
mau-ban-tuong-trinh-ve-viec-vi-pham-noi-quy.doc.pdf
Lưu ý khi tải về cần phải rà soát một lượt, chỉnh sửa nội dung sao cho đúng và phù hợp với lỗi vi phạm của mình nhé.
Rất mong với bài chia sẻ trên đây bạn đã biết cách viết bản tường trình nhận lỗi đúng chuẩn. Tuy nhiên bạn cũng cần hạn chế tối đa sử dụng đến bản tường trình này bởi nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thăng tiến của bạn. Chúc bạn thành công!
10013 0