Cách viết CV Cộng tác viên chuyên nghiệp và ấn tượng nhất

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Là một trong những công việc có tần suất tuyển dụng và xin việc khá lớn. Không sai khi nói việc làm cộng tác viên mang nhiều tính cạnh tranh. Vậy ứng viên phải làm gì để thể hiện những giá trị của bản thân trong bối cảnh bạn và nhà tuyển dụng vẫn chưa tiếp xúc lần nào? Hãy thông qua mẫu CV Cộng tác viên để làm nổi bật sự phù hợp của bạn với công việc cộng tác viên theo lĩnh vực tuyển dụng nhé. Còn cách viết CV Cộng tác viên như thế nào? Cùng work247.vn tiết lộ bí quyết viết chúng qua bài viết sau!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Xin làm cộng tác viên có cần viết CV hay không?

Thứ nhất, chúng là công cụ tạo liên lạc giữa bạn và nhà tuyển dụng
Thứ nhất, chúng là công cụ tạo liên lạc giữa bạn và nhà tuyển dụng

Nhiều người cho rằng, xin làm cộng tác viên chắc có lẽ không cần phải cầu kỳ đến mức gửi CV cho nhà tuyển dụng. Nhưng trên thực tế, hầu hết các tin tuyển dụng cộng tác viên ngày nay, ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng yêu cầu ứng viên gửi CV xin việc. Vậy tại sao cần gửi CV Cộng tác viên?

- Thứ nhất, chúng là công cụ tạo liên lạc giữa bạn và nhà tuyển dụng: Vai trò đầu tiên của mọi mẫu CV là gì? Bởi chúng là tổng quan những thông tin thể hiện các giá trị và những dữ liệu liên quan đến ứng viên. Kể cả là tên họ, thông tin cá nhân, số điện thoại, học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích,... Tóm lại thông qua CV Cộng tác viên, nhà tuyển dụng sẽ hình thành nên một chân dung ban đầu của ứng viên. Xem xét những gì ứng viên sở hữu có đáp ứng được tiêu chuẩn mà công việc đề ra hay không. Nếu có, họ sẽ tìm cách để liên hệ, kết nối với ứng viên nhằm trao đổi các bước ứng tuyển tiếp theo. Vậy viết CV Cộng tác viên hoàn toàn cần thiết.

- Thứ hai, khẳng định bạn khác biệt và sáng giá hơn những ứng viên còn lại. Trong trường hợp cả hai chưa tiếp xúc, chắc chắn bạn chẳng thể nào thông báo với nhà tuyển dụng rằng bạn có năng lực và bạn có thể làm cộng tác viên của họ tốt nhất. Sẽ không có một căn cứ cụ thể nào ngoài lời nói suông của bạn. Nhưng nếu có CV Cộng tác viên thì mọi chuyện sẽ khác. CV Cộng tác viên sẽ là công cụ phản ánh những giá trị mà bạn đang sở hữu. Đó là những giá trị phù hợp cũng như liên quan nhất để yêu cầu tuyển dụng của các công ty.

Thứ hai, khẳng định bạn khác biệt và sáng giá hơn những ứng viên còn lại
Thứ hai, khẳng định bạn khác biệt và sáng giá hơn những ứng viên còn lại

Nói tóm lại, cộng tác viên là một công việc được tuyển dụng nhân sự trong nhiều lĩnh vực. Từ công nghệ, thiết kế, tổ chức sự kiện, truyền thông cho đến viết lách,... Do đó, việc yêu cầu ứng viên viết CV Cộng tác viên chính là cách tốt nhất để nhà tuyển dụng tuyển chọn được những cộng tác viên tuyệt vời trong tương lai. Còn đối với ứng viên, thông qua CV Cộng tác viên, họ sẽ dành trọn được sự quan tâm của nhà tuyển dụng.

Tìm việc làm thêm

2. Bố cục và cách viết các nội dung cơ bản trong CV Cộng tác viên

Cộng tác viên có thể là một công việc được ứng tuyển thường xuyên và phổ biến ở các đối tượng sinh viên. Do đó, CV Cộng tác viên cũng có thể là một công đoạn chuẩn bị mà các ứng viên chưa từng thực hiện trước đây hoặc chưa từng tiếp cận. Điều này khiến mọi thứ khó khăn hơn, nhưng dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn vượt qua nó.

2.1. Bố cục thông dụng của CV Cộng tác viên

Bố cục thông dụng của CV Cộng tác viên
Bố cục thông dụng của CV Cộng tác viên

Bố cục CV Cộng tác viên cần được các ứng viên tìm hiểu, xác định trước khi bắt tay vào viết chúng. Bởi bố cục cũng như là một dàn ý sẵn có của một bài văn. Nếu đã phác họa được chúng, bạn sẽ viết CV Cộng tác viên thuận lợi dễ dàng hơn.

Nhìn chung, không có gì đặc biệt ở bố cục mẫu CV Cộng tác viên. Bởi chúng tương tự như những mẫu CV khác, bạn có thể sáng tạo ra nhiều thứ hay ho hơn. Nhưng hãy đảm bảo CV Cộng tác viên của bạn cung cấp được thông tin mà nhà tuyển dụng mong muốn. Đó là gì? Đó là những nội dung cốt lõi thể hiện được giá trị và phân biệt được bạn như: Thông tin ứng viên, mục tiêu làm việc, kinh nghiệm, giáo dục đào tạo, kỹ năng phẩm chất,...

Cần bám sát theo những nội dung này để CV Cộng tác viên của bạn không bị lạc lõng giữa một rừng CV khác nhé. Còn nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, dưới đây là gợi ý dành cho bạn.

2.2. Cách viết CV Cộng tác viên theo từng nội dung cụ thể

2.2.1. Viết thông tin cá nhân

Viết thông tin cá nhân
Viết thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân chính là cách thức ứng viên cung cấp chân dung cơ bản về mình cùng cách liên hệ trong tương lai nếu có. Do đó, thông tin cá nhân khá quan trọng trong CV Cộng tác viên. Mặc dù vậy, đây chỉ là một nội dung ngắn, ứng viên cần đơn giản hóa các thông tin bao gồm. Về cơ bản chỉ nên đề cập đến tên họ đầy đủ, năm sinh, địa chỉ, Email, số di động cá nhân, hoặc có thể bao gồm link liên kết mạng xã hội của bạn.

Hãy cân nhắc khi bạn muốn đưa vào các thông tin ngoài lề như cân nặng, chiều cao, số đo ba vòng,... của mình vào thông tin cá nhân. Trên thực tế, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu trực tiếp, bạn có thể bao gồm. Còn nếu không, những thông tin này được xem là những thông tin nhạy cảm, thừa và không có tác dụng.

2.2.2. Viết trình độ học vấn

Viết trình độ học vấn
Viết trình độ học vấn

Nhiều người cho rằng tuyển dụng cộng tác viên chắc không cần đến học vấn. Nhưng thực tế cho thấy, học vấn là yêu cầu cụ thể của từng nhà tuyển dụng và từng lĩnh vực. Chẳng hạn như làm cộng tác viên thiết kế, thì phải có chuyên môn đào tạo qua thiết kế. Hay làm cộng tác viên dịch thuật, thì phải có chuyên môn về ngoại ngữ,... Nói tóm lại đối với những công việc chuyên ngành, hãy dựa vào yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng.

Trình bày chuyên môn của bạn rõ ràng để nhà tuyển dụng có thể tiếp cận nhanh chóng nhất. Kể cả khi bạn còn đang là sinh viên, hay sinh viên đang đợi bằng tốt nghiệp,... Vẫn nên viết tình trạng cụ thể của bạn vào nội dung này. Đó là cách thể hiện mức độ trung thực và chuyên nghiệp. Hãy bao gồm tên trường, thời gian học, tên chuyên ngành. Với những ai đã có bằng tốt nghiệp, bạn có thể bao gồm cả điểm số trung bình nếu cảm thấy chúng thực sự đẹp mắt.

2.2.3. Viết mục tiêu nghề nghiệp

 Viết mục tiêu nghề nghiệp
 Viết mục tiêu nghề nghiệp

Thông qua mục tiêu nghề nghiệp, bạn sẽ thể hiện được kỹ năng truyền đạt vấn đề và giao tiếp với nhà tuyển dụng thông qua văn bản. Mặc dù cộng tác viên chỉ là một vị trí nhỏ trong các doanh nghiệp. Nhưng đối với những doanh nghiệp có quy mô, mục tiêu của các cộng tác viên trong tương lai của họ cần chuyên nghiệp, không nên quá sơ sài.

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV Cộng tác viên, cần lưu ý: Thứ nhất, không nên phóng đại mục tiêu của bạn, tất nhiên ai cũng có hoài bão, nhưng hoài bão quá xa rời thực tế sẽ tố cáo bạn là một kẻ tự phụ, quá tự tin hay không thực tế. Hạn chế viết mục tiêu nghề nghiệp cộng tác viên như “sẽ trở thành giám đốc sau 5 năm”. Thứ hai, mục tiêu nên nhấn mạnh sự ham học hỏi và cầu tiến. Với vai trò là cộng tác viên, các nhà tuyển dụng luôn mong muốn ứng viên thể hiện được tinh thần làm việc hăng say, ham học hỏi, có lộ trình phát triển rõ ràng. Chẳng hạn như “hy vọng sẽ được cân nhắc ở vị trí nhân viên chính thức trong 6 tháng” nếu bạn là sinh viên chưa ra trường và ứng tuyển vào vị trí này.

2.2.4. Viết kinh nghiệm làm việc

Viết kinh nghiệm làm việc
Viết kinh nghiệm làm việc

Đối với vai trò cộng tác viên, kinh nghiệm không phải lúc nào cũng là yếu tố quyết định. Mặc dù vậy, trong một vài lĩnh vực, nếu ứng viên sở hữu các kinh nghiệm liên quan, bạn có thể được nhà tuyển dụng ưu tiên. Chẳng hạn như cộng tác viên viết báo, thường ưu tiên cho các ứng viên đã có kinh nghiệm viết lách, viết bài sản phẩm, bài SEO, bài PR, quảng cáo,...

Nhưng những ứng viên không có kinh nghiệm làm việc cũng đừng quá lo lắng. Bởi bạn sẽ còn cơ hội thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những giá trị khác từ bạn. Chẳng hạn như học vấn hay kỹ năng nghề nghiệp. Kinh nghiệm làm việc nên chỉ giới hạn từ 2 - 3 công việc. Hãy cố gắng lọc ra những công việc bạn từng làm có liên quan nhất đến lĩnh vực cộng tác viên đang ứng tuyển. Đừng quá sa đà vào việc khoe kinh nghiệm, vì như bạn thấy đó. Kinh nghiệm không phải là yếu tố quyết định trong CV Cộng tác viên.

2.2.5. Viết kỹ năng làm việc

Có lẽ, kỹ năng là phần chiếm tỷ lệ khá quan trọng, thậm chí ở một vài trường hợp, chúng góp phần giúp bạn gia tăng cơ hội được mời phỏng vấn đấy. Cộng tác viên là công việc khá tự do, bạn sẽ ít bị áp lực dưới sự quản lý nghiêm khắc như những người làm việc chính thức. Do đó, kỹ năng mềm rất quan trọng đối với vị trí này. Vì trên thực tế, thực trạng các cộng tác viên thiếu trách nhiệm trong công việc tồn tại rất nhiều. Khiến các nhà tuyển dụng dần khắt khe hơn trong yêu cầu.

Cộng tác viên cần sở hữu các kỹ năng như: Có trách nhiệm trong công việc; Có thể hoàn thành chỉ tiêu được đề ra; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc độc lập; Trung thực; Chăm chỉ; Nhiệt huyết; Ham học hỏi,...

Mẫu CV xin việc

2.3. CV Cộng tác viên ấn tượng được đánh giá trên tiêu chí gì?

CV Cộng tác viên ấn tượng được đánh giá trên tiêu chí gì?
CV Cộng tác viên ấn tượng được đánh giá trên tiêu chí gì?

CV Cộng tác viên có thể là công cụ đầu tay trong quá trình ứng tuyển của bạn. Đầu tư vào CV Cộng tác viên hoặc đơn giản là làm chúng trở nên cẩn thận hơn, sẽ giúp cho bạn có được cơ hội ghi điểm với nhà tuyển dụng. Hơn hết, một CV Cộng tác viên ấn tượng cần đảm bảo được những tiêu chí cơ bản như sau:

- Không có lỗi chính tả: Thật đáng trách nếu như bản để CV Cộng tác viên của mình dính vài lỗi chính tả không đáng có. Cứ thử tưởng tượng xem, hàng trăm CV được nhà tuyển dụng đọc mỗi ngày. CV Cộng tác viên cũng tốt, thì chắc chắn chính tả sẽ là một tiêu chí để họ lọc ra các mẫu CV không đáp ứng được yêu cầu.

- Không chung chung: Nhiều ứng viên thường xuyên sử dụng các mẫu CV trên mạng, sau đó tải về và chỉ thay đổi mỗi tên ứng viên, công việc ứng tuyển và gửi đi. Tất nhiên, 100% CV của bạn sẽ bị loại sau khi được lướt qua. Do đó, bạn nên tự tay tạo ra mẫu CV Cộng tác viên cho riêng mình nhé.

Việc làm

Hy vọng những chia sẻ của work247.vn sẽ giúp bạn sở hữu được bản CV Cộng tác viên ấn tượng!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2337 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT