Hướng dẫn chi tiết cách viết Sơ yếu lý lịch quân đội chuyên nghiệp
Theo dõi work247 tạiSơ yếu lý lịch quân đội được viết và trình bày như thế nào? Làm thế nào để tạo ra được bản Sơ yếu lý lịch quân đội chuyên nghiệp và có thông tin chính xác trong từng phần của bản Sơ yếu lý lịch. Bài viết đưới đây của work247.vn sẽ giúp các bạn biết cách trình bày ra bản Sơ yếu lý lịch Quân sự tốt nhất.
1. Khái quát về Sơ yếu lý lịch quân đội
Khi bạn muốn ứng tuyển vào học hoặc theo ngành quân đội, quân sự thì bạn sẽ cần phải được đào tạo, đồng thời bạn cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục, giấy tờ để được phép duyệt vào ngành quân đội. Vì thế, khi bạn có nhu cầu để xin vào ngành quân độ thì bạn cần phải có hồ sơ cá nhân, trong bộ hồ sơ của bạn sẽ không thể thiếu đi bản lý lịch của bản thân để chứng minh về sự phù hợp của bạn đối với ngành quân đội.
Sơ yếu lý lịch quân đội là bản sơ yếu lý lịch được những ai ứng tuyển vào ngành quân đội sử dụng, trong đó, các phần nội dung trong Sơ yếu lý lịch quân đội cần được trình bày nghiêm túc, rõ ràng để các bạn có thể nhanh chóng tìm kiếm cho mình những cơ hội để trúng tuyển.
Sơ yếu lý lịch quân đội giúp cho các bạn trình bày được hết những thông tin về bản thân, những thông tin có liên quan tới công việc và thông tin về thành phần gia đình, tạo nên sự đáng tin cậy đối với các bạn thi tuyển vào ngành quân đội.
2. Nội dung trong Sơ yếu lý lịch quân đội
Trong bản Sơ yếu lý lịch quân đội thì các bạn cần phải đảm bảo cung cấp các thông tin đầy đủ theo mẫu Sơ yếu lý lịch quân đội. Những thông tin trong Sơ yếu lý lịch cần phải chính xác, rõ ràng.
Trong phần Sơ yếu lý lịch sẽ có các phần để người khai Sơ yếu lý lịch có thể điền vào trong bản sơ yếu lý lịch của mình. Theo đó, phần nội dung của Sơ yếu lý lịch cần phải đảm bảo các phần sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Tên của Sơ yếu lý lịch Quân đội
- Phần nội dung của bản Sơ yếu lý lịch quân đội.
- Phần tình hình chính trị của bản thân
- Phần Kết luận
- ...
Việc làm Công chức - Viên chức
3. Hướng dẫn chi tiết cách ghi Sơ yếu lý lịch quân đội
Phần Sơ yếu lý lịch quân đội sẽ do người khai ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu, trong đó như thông tin được ghi chi tiết như sau:
- Phần “Họ, chữ đệm và tên thường dùng”: các bạn cần phải tiến hành ghi phần này rõ ràng, ghi bằng chữ in hoa.
- Phần “Họ, chữ đệm và tên khai sinh”: phần này các bạn cần phải được ghi bằng chữ in hoa, các bạn cần chú ý rằng bạn cần ghi tên bằng chữ in hoa, có dấu, ghi tên đầy đủ theo như trong giấy khai sinh.
- Đối với phần “Sinh ngày” thì các bạn cần phải ghi đầy đủ cả ngày, tháng và năm sinh của bạn theo lịch dương, đối với ngày sinh thì bạn tránh ghi một chữ số mà cần phải ghi hai chữ số, đối với phần tháng cũng vậy. Ví dụ: Ngày sinh: 03/05/1995.
- Đối với mục giới tính (Nam/Nữ) thì bạn cần ghi rõ giới tính của bạn là nam hay nữ ở ngay bên cạnh.
- Đối với mục “Số CMND, số thẻ căn cước” thì các bạn cần phải ghi rõ ràng và chính xác về số chứng minh thư nhân dân của mình hoặc là số thẻ căn cước công dân hoặc là các số có liên quan đến việc định danh đối với cá nhân.
- Đối với phần “Nơi đăng ký khai sinh”: Đối với phần này thì các bạn cần phải đối chiếu với giấy khai sinh của mình để có thể ghi chính xác nơi đăng ký khai sinh theo đúng thông tin trong giấy khai sinh.
- Đối với phần “Quê quán”: Phần này thì các bạn cần phải ghi rõ ràng và chính xác theo trong giấy khai sinh, đồng thời nếu như trường hợp mà bạn bị mất giấy khai sinh, hoặc là giấy khai sinh của bạn không có phần nơi đăng ký thì bạn cần phải ghi theo nguồn gốc của đời ông bà nội hoặc là ông bà ngoại của bạn.
Trong trường hợp mà các bạn cũng không thể xác định được thông tin của ông bà nội ngoại thì bạn cần ghi thông tin theo địa phương mà bạn đang sinh sống.
- Đối với mục khai “Dân tộc” thì các bạn cần phải tiến hành ghi theo giấy khai sinh của mình, các dân tộc điển hình như: dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Nùng, dân tộc Tày, dân tộc Mường...
Trong trường hợp bạn là con lai hoặc bạn là người nước ngoài thì bạn cần phải ghi quốc tịch của bạn. Khi mà bạn không có giấy khai sinh và không rõ dân tộc thì bạn hãy ghi theo sổ hộ khẩu của bạn, ghi thông tin trong Chứng minh thư nhân dân, hoặc là ghi theo các giấy tờ căn cứ khác.
- Đối với mục “Tôn giáo” thì bạn cần phải ghi rõ ràng, dù bạn có theo tôn giáo hay không thì bạn cũng hay ghi: Nếu bạn theo đạo Phật, đạo Hồi, đạo Công giáo, đạo Cao Đài, đạo Hòa Hảo... thì bạn hãy ghi tên đạo tương ứng với mình.
Còn với trường hợp mà bạn không theo tôn giáo nào thì bạn hãy ghi là “Không”.
- Đối với mục Quốc tịch thì bạn cần ghi rõ quốc tịch của bạn là gì? Nếu bạn có quốc tích Việt Nam thì bạn cần ghi rõ “Việt Nam” ở bên cạnh.
- Đối với mục “Nơi thường trú của bản thân, gia đình” thì bạn cần phải tiến hành ghi thông tin theo đúng với thông tin thường trú trong sổ hộ khẩu của mình bao gồm các thông tin cần thiết như sau: Số nhà hiện tại, tên đường, tên phố, tên tổ dân phố, tên xóm, tên thôn, tên làng, tên ấp, tên bản, tên sóc, thị trấn, quận, huyện, tỉnh...
- Trong phần “Địa chỉ tạm trú” thì bạn cần ghi thông tin đối với địa chỉ tạm trú của bản thân hiện tại đang sinh sống, nếu trùng với địa chỉ thường trú thì bạn vẫn cần phải ghi rõ giống như địa chỉ thường trú của bạn.
- Trong mục “Thành phần gia đình” của bạn thì bạn cần phải ghi thành phần gia đình của mình “Sau cải cách ruộng đất”: phần này thì bạn cần phải ghi rõ thành phần gia đình bạn thuộc thành phần nào? – Bần nông, cố nông, trung nông hay phú nông, công chức hay viên chức, tiêu thương hay tiểu chủ, tiểu tư sản hay tiểu tư sản?...
- Đối với mục thành phần bản thân: bạn cần phải tiến hành viết rõ các thông tin, nếu bạn thuộc đối tượng thành phần nào thì bạn hãy ghi thành phần đó: nông dân, công nhân, viên chức công chức, thợ thủ công, nhà văn, chủ doạnh nghiệp... Nếu như bạn đang sống với bố mẹ và đang trong độ tuổi đi học thì bạn hãy ghi rõ bạn là sinh viên hay bạn là học sinh.
- Đối với mục “Trình độ văn hóa” thì các bạn cần phải tiến hành viết rõ trình độ học tập của bạn như thế nào, ví dụ 12/12 nếu bạn học hết lớp 12 và không học lên cao nữa, 12/12/ bổ túc, trình độ Đại học, trình độ Thạch sĩ.
- Đối với mục “Trình độ ngoại ngữ" thì bạn cần phải tiến hành viết theo thông tin trong văn bằng mà bạn có được, ví dụ bạn học ngoại ngữ ở trình độ Đại học thì bạn cần ghi theo trình độ đó kèm với tên của ngoại ngữ.
Ví dụ: Đại học Anh ngữ, đại học Pháp ngữ,...
Còn đối với các bạn theo học trường Đại học chuyên ngành khác thì phần này các bạn cần ghi rõ là trình độ A, trình độ B1, trình độ C...
- Đối với phần “Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam” thì các bạn cần phải ghi rõ về thời gian mà các bạn được kết nạp, đồng thời cần phải ghi rõ về địa điểm được kết nạp.
- Tương tự như vậy, mục “Ngày vào Đoàn Cộng sản Việt Nam cũng cần được ghi như thế.
- Đối với phần khen thưởng và kỷ luật trong Sơ yếu lý lịch quân đội, mọi người cần ghi rõ thời gian và hình thức được khen thưởng. Lưu ý rằng, trong mục này thì các bạn chỉ ghi rõ khi bạn nhận được khen thưởng bằng khen trở lên.
Còn đối với hình thức kỷ luật thì bạn cần phải ghi rõ về hình thức kỷ luật, lỗi sai phạm, lý do bị kỷ luật...
Trên đây là những thông tin về Sơ yếu lý lịch quân đội cơ bản cùng với những hướng dẫn để có thể tạo nên được bản Sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh và có tính chuyên nghiệp, nghiêm túc cao, tạo được ấn tượng tốt đối với bộ phận tuyển dụng. Để tham khảo các mẫu sơ yếu lý lịch quân đội hấp dẫn nói riêng và các mẫu Sơ yếu lý lịch nói chung thì các bạn có thể truy cập website work247.vn để nhanh chóng tìm kiếm những cơ hội trúng tuyển hấp dẫn.
6121 0