CV xin thực tập kiểm toán - Đâu là cách viết CV chuẩn form nhất
Theo dõi work247 tạiNgành kiểm toán đang là ngành học thu hút khá nhiều sự chú ý của các bạn sinh viên. Với những bạn đang mong muốn tìm kiếm một đơn vị uy tín để trải nghiệm việc làm và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân nhưng lại chưa biết làm thế nào để viết một chiếc CV thực tập chuẩn form và cũng như sự ấn tượng cho nhà tuyển dụng thì work247.vn sẽ giúp bạn. Cùng xem mẫu cv xin thực tập kiểm toán sẽ yêu cầu những gì nhé.
1. Lợi ích của việc viết CV xin thực tập kiểm toán
Việc ứng tuyển vào các vị trí đúng chuyên ngành học trong các doanh nghiệp khi còn là sinh viên sẽ giúp bạn học hỏi cũng như tích lũy được khá nhiều kiến thức và kỹ năng cho bản thân.
- Trước hết bạn sẽ được tập quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp của các cơ quan, doanh nghiệp. Thực hiện theo đúng tác phong của một người đi làm.
- CV xin thực tập sẽ là cơ hội để bạn có thể học hỏi, tiếp thu những kiến thức từ thực tiễn áp dụng vào công việc kiểm toán.
- Việc xây dựng một CV chuẩn sẽ là nền tảng đầu tiên để bạn phát triển bản thân, trau dồi những kỹ năng cơ bản phục vụ cho công việc trong tương lai đồng thời cũng hình thành cho bạn những thói quen nghề nghiệp.
- Hầu hết các doanh nghiệp rất ít khi tuyển các thực tập sinh vị trí kiểm toán cho nên việc tạo dựng một profile cá nhân xin thực tập với đầy đủ nội dung và yêu cầu tính chất công việc cũng sẽ phần nào lay động nhà tuyển dụng, giúp bạn có cơ hội học tập và cả những bước tiến xa hơn trong tương lai.
- Điều quan trọng nhất đó là nếu cv của bạn đạt tiêu chuẩn, bạn có cơ hội được làm việc trong môi trường doanh nghiệp thì việc bạn tiến xa hơn làm nhân viên chính thức sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu tinh thần học hỏi, trách nhiệm công việc và trình độ chuyên môn của bạn đạt đủ yêu cầu.
Vì vậy, hãy theo dõi ngay cách hướng dẫn viết cv xin thực tập kiểm toán chuẩn nhất để thu gom bí quyết về cho mình nhé.
2. Hướng dẫn chi tiết viết cv xin thực tập kiểm toán
2.1. Hướng dẫn trình bày hình thức
Để có được cái nhìn ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên thì cv của bạn phải có sự thu hút với nhà tuyển dụng qua bề ngoài.
- Bố cục cv trình bày ngay ngắn, rõ ràng và chia rõ các đầu mục. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người cẩn thận, tỉ mỉ và có trách nhiệm đối với nghề nghiệp. Sở dĩ là vì ngành kiểm toán yêu cầu sự cẩn thận, chính xác. Nên việc bạn thể hiện một bản cv với sự cân đối, hài hòa về mặt bố cục sẽ ghi được những số điểm đầu tiên.
- Dù là cv thực tập sinh nhưng bạn cũng cần có sự trau chuốt, chỉn chu với cv của mình. Hãy tuân thủ những quy tắc khi viết cv về font và cỡ chữ. Bạn có thể sử dụng hai font chữ để làm nổi bật các đầu mục nhưng hãy chú ý thật kỹ, tránh sử dụng những cỡ chữ và font chữ quá cầu kỳ khiến cv trở nên rối mắt. Font chữ thông dụng nhất vẫn là Times new roman với cỡ chữ là 13, 14.
- Kiểm toán là một nghề yêu cầu sự cẩn thận, quy tắc nên việc sử dụng nền kết hợp trong cv cũng vô cùng quan trọng. Bạn không nên sử dụng những màu sắc quá nổi bật vừa không làm bật được nội dung vừa tạo ra sự không phù hợp với vị trí đang ứng tuyển. Không phải cv nào cũng có thể đưa màu sắc cá nhân, nét cá tính riêng vào. Cho nên bạn cần suy nghĩ cẩn thận, lựa chọn những màu sắc nhẹ nhàng nhưng vẫn làm nổi bật được nội dung.
- Bên cạnh những vấn đề về bố cục và hình thức thì việc để tạo nên một vẻ bề ngoại hình hoàn hảo thì bạn cần thể hiện cả gương mặt của mình trong đó. Chính là ảnh đại diện cv của bạn. Dù là ứng tuyển vị trí thực tập sinh nhưng hãy cứ là chính mình, lựa chọn một bức ảnh cận mặt, xinh đẹp sáng sủa để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé.
2.2. Trình bày nội dung cv chi tiết
2.2.1. Thông tin cá nhân cơ bản
Thông tin cá nhân là nội dung cần thiết và cực kỳ quan trọng bạn cần phải viết đầu tiên. Vì nó chính là cơ sở để nhà tuyển dụng có cái nhìn khái quát về bạn và có thể liên lạc với bạn qua phương thức nào. Trong một bản cv xin thực tập kiểm toán bạn cần nêu đủ: họ tên, địa chỉ nhà ở, địa chỉ gmail, số điện thoại. Đây đều là những thông tin cơ bản nhưng mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng với cả bạn và nhà tuyển dụng.
2.2.2. Viết mục tiêu, định hướng nghề nghiệp trong CV
Đối với những cv xin thực tập, phần mục tiêu có thể chia ra mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
- Mục tiêu ngắn hạn sẽ là những công việc trước mắt mà bạn mong muốn.
- Mục tiêu dài hạn chính là những định hướng trong tương lai.
Tuy nhiên dù là để mục tiêu ngắn hạn, dài hạn hay mục tiêu chung thì bạn cần phải ghi thật ngắn gọn và dễ hiểu, tránh đi quá xa khiến nhà tuyển dụng không thể đánh giá được định hướng công việc và năng lực của bạn đối với công việc.
Bạn có thể đưa ra một vài mục tiêu đơn giản: học hỏi, làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp; biết được những công việc cụ thể của một kiểm toán viên…
Mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể nhà tuyển dụng sẽ càng đánh giá cao mức độ mong muốn đối với vị trí bạn ứng tuyển.
2.2.3. Kỹ năng nghề nghiệp liên quan
Ứng tuyển vị trí thực tập sinh và chưa có nhiều kỹ năng chuyên môn vậy thì bạn hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được những kỹ năng mềm mà bạn đã tích lũy được trong quá trình học tập: Kỹ năng sử dụng các công cụ Microsoft, Kỹ năng quản lý thời gian…
Lưu ý là hãy viết những gì liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển, tránh lan man quá nhiều. Nhà tuyển dụng sẽ thấy đó là những điều không phù hợp và gây nhiễu thông tin trong bản cv.
2.2.4. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn sẽ là điều để nhà tuyển dụng đánh giá chuyên môn của bạn đối với vị trí thực tập sinh kiểm toán. Chuyên ngành học liên quan cùng với hệ điểm GPA nổi bật sẽ không làm nhà tuyển dụng thất vọng. Hơn nữa bạn có thể bổ sung vào những chứng chỉ học tập mà bạn có hay thành tích tham gia cuộc thi nghiên cứu nào đó liên quan đến ngành học.
Trình độ học vấn chính là điểm mạnh của bạn trong cv xin thực tập kiểm toán, vì vậy hãy tau chuốt cho phần này thật kỹ càng nhé.
2.2.5. Kinh nghiệm đối với cv thực tập sinh kiểm toán
Có lẽ kinh nghiệm là phần yếu thế nhất của ứng viên, đặc biệt là đối với những sinh viên năm 3, năm 4. Nó sẽ không phải là thế mạnh để có thể làm nổi bật cả cv nhưng hãy ghi ra những điều bạn đã được trải nghiệm hay được biết về công việc. Hoặc bạn có thể ghi ra những công việc bạn đã từng làm trước đó mà liên quan đến kỹ năng trong vị trí kiểm toán. Điều đó sẽ làm cv của bạn trông nổi bật hơn. Tuyệt đối đừng vì không có kinh nghiệm mà loại bỏ quần này nhé. nó sẽ mang lại sự bất lợi khá lớn dành cho bạn đấy.
2.2.6. Bổ sung các hoạt động ngoại khóa trong CV
Đối với sinh viên việc tham gia các hoạt động ngoại khóa là điều không thể bỏ lỡ. Do vậy hãy viết những thông tin, vai trò mà bạn đã làm trong các hoạt động ngoại khóa. Nó sẽ thể hiện bạn là người như thế nào để từ đó nhà tuyển dụng có thêm những cái nhìn khách quan về năng lực làm việc của bạn đối với vị trí thực tập kiểm toán.
Đừng chỉ tập trung vào một phần duy nhất của cv mà hãy tỉ mỉ trong từng nội dung, trình bày rõ ràng, cụ thể để gây được nét ấn tượng cơ bản với nhà tuyển dụng.
3. Những điều cần lưu ý khi viết cv xin thực tập kiểm toán
- Mọi thông tin cần phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Trung thực trong từng nội dung được đề cập.
- Chú trọng đầu tư và tỉ mỉ trong từng đầu mục của cv. Nên tạo ra những nét nổi bật để thu hút nhà tuyển dụng, đặc biệt là ở phần trình độ học vấn.
- Trau chuốt và thực hiện bài bản từ hình thức cho đến nội dung của cv.
Work247.vn đã vưà hướng dẫn cho bạn những thông tin cơ bản để có thể hoàn chỉnh một cv xin thực tập kiểm toán chi tiết và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Hãy áp dụng ngay nhé.
555 0