Điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh và góc nhìn rộng về ngành quản trị
Theo dõi work247 tạiQuản trị kinh doanh theo học là do bạn theo xu thế mới, do bạn đam mê với ngành hay do bố mẹ bạn bắt buộc bạn theo học ngành này? Bạn đã hiểu biết về ngành như thế nào, mình sẽ học gì trong ngành này? Điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh là bao nhiêu điểm và ra trường bạn sẽ làm gì với tấm bằng đó? Một loạt các câu hỏi được đặt ra bởi chính những bạn sinh viên theo học cũng như chuẩn bị theo học ngành kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ hàng loạt các câu hỏi đó để các bạn sinh viên có thể hiểu rõ hơn cũng như có sự lựa chọn đúng cho bản thân.
1. Tìm hiểu đôi chút về ngành quản trị kinh doanh
1.1. Ngành này là gì?
Có muôn vàn định nghĩa khác nhau về quản trị kinh doanh nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản và chung nhất về ngành này đó là việc thực hiện hành vi quản trị trong kinh doanh để duy trì phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong một ngành hay một lĩnh vực nào đó.
Trong quản trị kinh doanh người quản trị sẽ là người thực hiện các hành vi, ra quyết định, tổ chức các hoạt động kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất định để hướng các hoạt động kinh doanh luôn đi đúng hướng.
1.2. Ngành này sẽ làm những công việc gì?
Những kiến thức được tích lũy tại trường về ngành kinh doanh sau khi ra trường bạn có thể thử thách ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, dù bạn chọn lĩnh vực nào đi chăng nữa thì việc bạn hiểu rõ về kiến thức chuyên ngành là điều rất cẩn để áp dụng cho thực tế. Bởi vậy, học quản trị kinh doanh làm gì đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của hầu hết các sinh viên.
Là một ngành đặc thù, quản trị kinh doanh luôn trang bị cho các sinh viên đầy đủ kiến thức nhất ngay từ khi còn trên ghế nhà trường. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo quản trị kinh doanh, sinh viên có khả năng thích nghi nhanh và linh hoạt trong việc lựa chọn nghề nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Một số công việc thường được các sinh viên ngành quản trị lựa chọn là:
+ Chuyên viên hành chính nhân sự: những công việc liên quan đến sự hoạch định, tuyển dụng nhân viên, bố trí nhân sự cũng như việc đào tạo, đánh giá nguồn nhân lực.
+ Chuyên viên marketing: chủ yếu làm các công việc về hoạch định xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác cho công ty.
+ Giảng viên: đây cũng là một lựa chọn tối ưu đối với chuyên ngành này đặc biệt với các bạn trẻ muốn thử sức và trau dồi thêm kỹ năng tại các trường đại học khác nhau.
+ Ngân hàng: tuy là không đúng chuyên ngành nhưng làm việc tại ngành này là điều có thể, bạn có thể làm ở bộ phận giao dịch viên và tín dụng, chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng tại quầy giao dịch.
+ Kế toán, kiểm toán viên: những ai học kinh doanh thì việc trên giảng đường các bạn đều được học các kiến thức cơ bản về kế toán, việc làm việc trên sổ sách, số liệu. Nhưng nếu bạn muốn chuyên về lĩnh vực này thì bạn cần có tính cẩn thận và kiên nhẫn.
2. Ngành quản trị kinh doanh được đào tạo tại trường nào? Các yếu tố cần biết
2.1. Ngành quản trị kinh doanh được đào tạo tại trường nào?
Ngành kinh doanh được cho là một trong những ngành hấp dẫn đối với nhiều thì sinh đặc biệt ở Hà Nội có rất nhiều trường đào tạo lĩnh vực này. Một trong những điều mà các bạn quan tâm đó là điểm chuẩn đại học quản trị kinh doanh hà nội ra sao và điểm ngành quản trị kinh doanh là bao nhiêu? Điều đó sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
2.1.1. Đại học kinh tế quốc dân, địa chỉ tại 207 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Đây được coi là một ngôi trường đào tạo sinh viên quản trị kinh doanh tốt nhất hiện nay với đội ngũ giảng viên với 2 giáo sư, 9 phó giáo sư, 15 tiến sĩ và đến 28 thạc sĩ. Các chương trình đào tạo bậc cử nhân về quản trị doanh nghiệp, quản trị chất lượng, quản trị kinh doanh tổng hợp và quản trị doanh nghiệp chất lượng cao.
+ Chuyên ngành quản trị doanh nghiệp sinh viên sau khi học sẽ ra làm việc tại các loại hình doanh nghiệp thuộc lĩnh vực về xây dựng, truyền thông, hàng không, giao thông vận tải hay bưu chính viễn thông,...
+ Chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp sinh viên được đào tạo toàn diện về cả kỹ năng và khởi sự kinh doanh. Học tập về xây dựng và tổ chức kế hoạch, chiến lược kinh doanh, điều hành quá trình hoạt động kinh doanh thông qua các chức năng phối hợp, điều chỉnh hay kiểm soát.
+ Chuyên ngành quản trị chất lượng sẽ đào tạo về công tác quản lý chất lượng của các doanh nghiệp, các tổ chức và cơ quan quản lý hành chính.
+ Đặc biệt với chuyên ngành quản lý doanh nghiệp chất lượng cao sinh viên sẽ được đào tạo và thực hành về các kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp, công ty,...
2.1.2. Đại học Ngoại thương Hà Nội, địa chỉ tại 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Đây là một trong số các trường đại học thuộc top đầu của nước ta về đào tạo chất lượng sinh viên, ngành quản trị kinh doanh của trường cũng vậy. Và liệu bạn có muốn biết ngành quản trị kinh doanh lấy bao nhiêu điểm tại Đại học Ngoại Thương và muốn thi vào ngành này tại trường.
Sinh viên khoa kinh doanh của trường sẽ được đào tạo chuyên sâu về kiến thức và các kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động kinh doanh. Cử nhân tại trường có khả năng lập kế hoạch, tổ chức, điều hành kế hoạch, kiểm soát các hoạt động của một doanh nghiệp một cách trơn chu. Trường không chỉ chú trọng về kỹ năng còn đào tạo chuyên về ngoại ngữ giúp nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên không chỉ trong nước mà vươn ra tầm quốc tế.
Điểm chuẩn của trường sẽ có sự khác nhau theo năm và theo mức đề thi mà các sinh viên trải qua trong mỗi cuộc thi tuyển theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo.
2.1.3. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tại 144 đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Một ngôi trường trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội với chất lượng đào tạo tốt ở nhiều lĩnh vực trong đó có quản trị kinh doanh. Viện đào tạo với đội ngũ giảng viên là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có chuyên môn được đào tạo từ những trường đại học có danh tiếng từ nước ngoài như Anh, Mỹ, Hàn Quốc,...Họ không chỉ vững về chuyên môn và còn cả về kinh nghiệm giảng dạy tại các trường, tập đoàn liên quan.
Bên cạnh 3 trường với mức tuyển sinh nhiều như vậy chúng ta còn có trường Đại học Tài Chính và Học viện Tài Chính cũng như các trường đại học khác có khối ngành liên quan đào tạo với số lượng khá lớn cho mỗi đợt tuyển sinh. Đây cũng là cơ hội để bạn tìm hiểu và tìm kiếm về điểm chuẩn đại học quản trị kinh doanh từ đó có thể lựa chọn trước cho bản thân một ngôi trường hợp với mình và có cơ hội việc làm cho tương lai.
Xem thêm: Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Cùng các thông tin về ngành học
2.2. Các yếu tố cần biết
2.2.1. Điểm chuẩn của ngành
Điểm chuẩn hay còn gọi là điểm trúng tuyển vào từng ngành do các trường quyết định dựa theo điểm sàn do bộ giáo dục đưa ra và số điểm các thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển theo hệ từ trên xuống sao cho đủ tiêu chuẩn xét tuyển của trường. Dưới đây điểm chuẩn một số trường mà work247.vn thu thập được trong những năm vừa qua các bạn nên tham khảo.
- Điểm chuẩn quản trị kinh doanh tại kinh tế quốc dân với mức thấp nhất đó là 21,5 điểm còn lại các khoa chuyên ngành liên quan đến kinh doanh sẽ đạt mức 22 trở lên, một mức điểm tương đối cao
- Tin vui cho các bạn rằng trường Đại học Ngoại thương Hà Nội cũng có một mảng đào tạo về kinh doanh quốc tế theo tổ hợp khối A sẽ giao động từ 17 điểm trở lên, còn lại với các chuyên ngành ngôn ngữ khác điểm chuẩn tương đối cao đó nha.
- Còn riêng với Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội do nằm trong hệ thống của trường lớn lên điểm chuẩn đầu vào cho trường cũng như ngành quản trị kinh doanh khá cao thường sẽ từ 23 điểm trở lên mới có cơ hội học tập tại đây.
Nhưng nhìn chung nếu các bạn muốn theo học ngành quản trị kinh doanh thì các bạn luôn chuẩn bị cho mình một khối kiến thức vững chắc cũng như sự tự tin để có thể bước vào kì thi xét tuyển với mức điểm tương đương 20 trở lên để tạo sự cạnh tranh tránh bị đẩy lùi.
2.2.2. Khối dự tuyển cho ngành
Văn bằng cử nhân quản trị kinh doanh là niềm mơ ước của rất nhiều bạn trẻ nhưng các bạn lại không biết rõ về các tổ hợp xét tuyển cho ngành. Dưới đây là tổ hợp môn cụ thể để bạn có thể dự tuyển thi cho mã ngành này, nhưng không thể áp dụng chung tất cả bởi có rất nhiều trường còn tạo điều kiện tuyển sinh với các khối xét mới nữa.
+ A00: Toán - Lý - Hóa
+ A01: Toán - Lý - Anh
+ C01: tổ hợp môn Toán - Văn - Lý
+ C02 : Toán - Văn - Hóa
+ C04: gồm Toán - Văn - Địa
+ D01: Toán - Văn - Anh
Xem thêm: Nên học Marketing hay Quản trị kinh doanh thì tốt cho sinh viên
3. Cơ hội việc làm không chỉ trong nước mà còn ngoài nước
Quản trị kinh doanh chưa bao giờ hết thôi thu hút giới trẻ trong các mùa tuyển sinh đặc biệt với các bạn trẻ năng động, sáng tạo. Đây là một ngành học luôn chứng tỏ được vị trí đứng đầu trong các ngành luôn luôn mở rộng cơ hội việc làm phong phú và không giới hạn.
Tốt nghiệp ngành này bạn có thể tham gia nhiều công việc khác nhau từ vận hành cho đến quản lý, quản trị chứ không đơn thuần là kinh doanh buôn bán. Đặc biệt với hiện nay chương trình song ngữ là một giải pháp hiệu quả trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Mục đích của việc đào tạo này là để nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Giúp cho nguồn nhân lực không chỉ mang tầm trong nước mà còn là quốc tế.
Với ngành này sau khi kết thúc đào tạo chính quy bạn có thể đăng ký tham gia du học hay học lên tại nước ngoài để rổ rộng thêm cơ hội việc làm. Bạn có thể lấn sân tới lĩnh vực đối thoại giao lưu kinh tế, trở thành một chuyên viên marketing, tư vấn đầu tư quốc tế, nhân viên xuất nhập khẩu, kinh doanh cước tàu biển, hàng không,...Hoặc trở thành một người giảng dạy, một chuyên gia nghiên cứu về kinh doanh quốc tế.
Để thành công với những công việc thuộc lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi bạn phải lựa chọn cho mình một chương trình đào tạo phù hợp có như vậy bằng cử nhân quản trị của bạn mới có giá trị và tạo nhiều cơ hội hơn trong việc tìm kiếm việc làm tại tương lai gần. Trên đây là tất cả những kiến thức mà work247.vn chia sẻ giúp bạn biết về điểm chuẩn ngành quản trị kinh doanh cũng như ngành quản trị kinh doanh lấy bao nhiêu điểm để bạn có thể thấy được trình độ của mình đến đâu và tập trung khả năng trau dồi kiến thức từ ngay bây giờ.
3860 0