Học xuất nhập khẩu ra làm gì? Định hướng nghề nghiệp tương lai
Theo dõi work247 tạiNgành xuất nhập khẩu đang phát triển rất mạnh và được nhiều người quan tâm theo học, có rất nhiều trung tâm đào tạo chuyên về lĩnh vực này. Vậy bạn đã biết học xuất nhập khẩu ra làm gì chưa, cơ hội việc làm khi học ngành này là như thế nào và có cách gì tìm việc hiệu quả hay không? Tất cả sẽ được giải đáp ở phần dưới đây của bài biết.
1. Học xuất nhập khẩu ra làm gì?
Theo học ngành xuất nhập khẩu được cung cấp, trang bị các kiến thức chung về việc xuất nhập khẩu. Trong thực tế, quá trình xuất khẩu, nhập khẩu, trao đổi hàng hóa có rất nhiều công việc liên quan với vai trò và mục đích khác nhau.
1.1. Việc làm chứng từ trong xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu là các giao dịch mua bán, vận chuyển giữa các nước khác nhau, cần trải qua nhiều kho cảng, các cơ quan kiểm tra, có các quy định nghiêm ngặt. Trong ngành này, không thể thiếu bước xử lý giấy tờ, chứng từ phát sinh, cần phải có chuyên viên đảm nhận công việc này.
Nhiệm vụ của nhân viên chứng từ trong phòng xuất nhập khẩu là hợp pháp hóa các thủ tục, làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan đến hàng hóa của doanh nghiệp. Việc nhập khẩu hay xuất khẩu cần mất nhiều thời gian vận chuyển và cần lưu kho tại nhiều khu vực khác nhau. Chứng từ là điều kiện quan trọng cho việc vận chuyển là lưu thông hàng hóa, cơ sở làm các loại báo cáo.
1.2. Việc làm kinh doanh về xuất nhập khẩu
Giao thương với các đơn vị nước ngoài cần phải có kỹ năng khác biệt với việc bán hàng trong nước thông thường. Công việc tìm kiếm khách hàng, phương pháp vận chuyển rất phức tập cần hiểu biết chuyên sâu về xuất nhập khẩu mới có thể thực hiện.
Người làm trong bộ phận kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu cần phải có kỹ năng về bán hàng, khả năng thương lượng tốt, tìm kiếm các khu vực có khách hàng tiềm năng. Làm việc, thống nhất giao dịch với khách hàng, đưa ra các điều khoản thuận lợi cho doanh nghiệp. Kiểm soát việc vận chuyển, hình thức giao hàng, xây dựng các mối quan hệ xung quanh.
Công việc của nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu tương đối khó, đòi hỏi nhiều kỹ năng để đạt được hiệu quả trong khi thực hiện. Mức thù lao cho vị trí này luôn hấp dẫn vừa là động lực và là thách thức đối với người làm nghề.
1.3. Nhân viên mua hàng xuất nhập khẩu
Khi tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu trong nền kinh tế, việc nhập khẩu các nguyên liệu tiêu chuẩn để phù hợp với yêu cầu chung của khách hàng diễn ra thường xuyên. Nhân viên chuyên mua hàng cần thực hiện các công việc thanh toán, chứng minh giá trị, độ uy tín của hàng hóa.
Soạn thảo chuẩn bị các hợp đồng, giải quyết hóa đơn, dịch thuật các giấy tờ thông hành, mã hóa, khai báo với cơ quan là các công việc cần thực hiện ở nhân viên mua hàng nhập khẩu. Thực hiện thanh toán các sản phẩm này cũng cần nhiều công đoạn, ảnh hưởng bơi tỷ giá ngoại tệ, ngân hàng, thời gian, … nên khó có thể dùng người không có kiến thức về mảng xuất nhập khẩu.
1.4. Nhân viên hiện trường – điều phối
Việc buôn bán, vận chuyển phức tạp của ngành xuất nhập khẩu cần phải trải qua các công đoạn, thời gian, vị trí khác nhau. Nhân viên hiện trường phải trực tiếp kiểm soát, giải quyết các vấn đề phát sinh trong có trình lưu thông hàng hóa.
Trách nhiệm của người điều phối hàng hóa xuất nhập khẩu là đảm bảo chất lượng, số lượng khi di chuyển quãng đường dài. Thời gian vận chuyển, chi phí cách thức do doanh nghiệp đề ra như thế nào thì cần thực hiện đúng, kịp thời, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp.
2. Cơ hội việc làm ngành xuất nhập khẩu
Ngành xuất nhập khẩu đang được mở rộng và phát triển nhiều trên nền kinh tế nước ta. Các chính sách mở cửa, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện trao đổi trong vào ngoài nước nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế. Rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào việc kinh doanh xuất nhập khẩu từ quy mô vừa và nhỏ hay thậm chí là siêu nhỏ.
Cơ hội để tham gia vào môi trường xuất nhập khẩu là rất nhiều, đóng góp một phần nhỏ vào việc phát triển kinh tế chung của đất nước. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhỏ, người làm việc xuất nhập khẩu được tiếp xúc với các mảng khác nhau, làm bao quát các việc. Doanh nghiệp lớn đi sâu vào hoạt động xuất nhập khẩu, phân biệt chuyên hóa các bộ phận trong xuất nhập khẩu.
Xem thêm: Ngành quốc tế học ra làm gì? Định hướng việc làm cho bạn
3. Khả năng thất nghiệp khi học xuất nhập khẩu?
- Tuy nhu cầu về ngành xuất nhập khẩu rất nhiều nhưng lại đòi hỏi người làm có nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn để thực hiện công việc. Ngoài các kiến thức nền tảng, những kỹ năng mềm kèm theo cực kỳ quan trọng trong việc làm xuất nhập khẩu.
- Nếu chỉ tập trung vào các kiến thức lý thuyết thông thường, bỏ quên đi việc phát triển khả năng về giao tiếp, ngoại ngữ thì không có cơ hội để làm việc trong lĩnh vực này. Đặc biệt là vấn đề sử dụng ngoại ngữ, rất nhiều bạn trẻ không có cho mình lượng kiến thức về ngoại ngữ thì kiến thức xuất nhập khẩu không có tác dụng trong làm việc.
Giao dịch, làm việc chủ yếu với các đối tượng nước ngoài, các giấy tờ lưu thông quốc tế nên việc hiểu biết ngoại ngữ là điều cơ bản. Ngoài tiếng Anh thông dụng, tiếng Trung cũng dùng rộng rãi trong xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
- Không biết cách tìm công việc hợp lý cũng khiến cho học viên xuất nhập khẩu không tìm được công việc phù hợp. Việc làm xuất nhập khẩu nếu tìm bằng các mối quan hệ thông thường hay các phương pháp cũ thì khó có thể tìm được công việc thích hợp dù cho cơ hội làm việc rất nhiều.
- Không có định hướng mục tiêu rõ ràng trong ngành xuất nhập khẩu. Làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có nhiều vị trí nắm giữ vai trò khác nhau. Nếu chỉ tìm việc dựa trên yếu tố xuất nhập khẩu chung chung không nhắm tới vị trí cụ thể thì khó có thể lựa chọn công việc cho mình.
Xem thêm: Khám phá thông tin Nhân viên hiện trường xuất nhập khẩu chi tiết
4. Làm gì để có công việc tốt trong ngành xuất nhập khẩu?
- Muốn có công việc tốt trong ngành xuất nhập khẩu, đầu tiên bạn cần hiểu rõ công việc của từng bộ phận, vị trí, năng lực làm việc của bản thân. Xác định mục tiêu là mình sẽ làm về mảng mua hàng hay chứng từ hoặc kinh doanh trong xuất nhập khẩu.
- Bổ sung kiến thức ngoại ngữ. Việc học tốt môn ngoại ngữ song song với kiến thức nền tảng là điều nên chuẩn bị, không nên để kéo dài thời gian, tư tưởng học sau cũng được sẽ khiến cho bạn mai một dần về kiến thức.
Sử dụng tiếng Anh thường xuyên giúp ích rất nhiều cho công việc sau này đặc biệt là ngành xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, bạn có thể dành thời gian để tìm hiểu thêm các ngôn ngữ thường dùng khác như tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Pháp, … tùy vào sở thích. Nó chắc chắn có lợi cho việc làm sau này của bạn.
- Tham gia nhiều vào các hoạt động ngoại khóa, phát triển kỹ năng bản thân. Kiến thức trong ngành xuất nhập khẩu không đòi hỏi nặng về lý thuyết, người làm giỏi trong lĩnh vực này thường cần nhiều yếu tố khác. Chủ động giao tiếp với xã hội xung quanh cho bạn nhiều kỹ năng cần thiết bổ trợ cho công việc.
Điều này giúp cho bản thân bạn cảm thấy tự tin hơn, khả năng giao tiếp linh hoạt hơn. Trong xuất nhập khẩu phải làm việc với nhiều đối tượng như khách hàng, cơ quan nhà nước, … nên có giao tiếp tốt, phong thái tự tin là điểm mạnh cho bạn.
- Có phương pháp tìm việc xuất nhập khẩu hợp lý, hiệu quả. Tìm việc trên các trang web uy tín, tham khảo nhiều thông tin tuyển dụng trong ngành và lựa chọn công việc phù hợp với năng lực của mình. Mạnh dạn đăng ký ứng tuyển nhiều công ty tuyển dụng vị trí liên quan.
- Làm các mẫu CV xin việc, thư xin việc hấp dẫn để nộp cho các công ty. Bạn có thể chọn mẫu CV ngành xuất nhập khẩu có sẵn trên website work247.vn, điền các thông tin của bạn và tải về miễn phí, gửi nộp các công ty bạn ứng tuyển. Bổ sung các kinh nghiệm, chia sẻ khi đi phỏng vấn xin việc ngành xuất nhập khẩu, bạn sẽ dễ dàng tìm được công việc thích hợp cho mình.
Như vậy, học xuất nhập khẩu ra làm các công việc về chứng từ, mua bán, kinh doanh, điều phối có liên quan đến việc trao đổi hàng hóa đa quốc gia. Cơ hội việc làm ngành xuất nhập khẩu là rất nhiều nhưng bạn cần phải có những chú ý, cách thức thích hợp để tham gia làm việc trong lĩnh vực đầy tiềm năng này.
1257 0