Mô hình Canvas và chiến lược vàng cho các doanh nghiệp!
Theo dõi work247 tạiVới tất cả các doanh nghiệp, mô hình Canvas cực kỳ quan trọng. Chúng được sử dụng để thể hiện cách thức doanh nghiệp xây dựng, cung cấp và tiếp nhận các giá trị. Canvas là một trong những mô hình kinh doanh ví như giải pháp vàng cho các doanh nghiệp trên thế giới. Nếu áp dụng mô hình Canvas tại nước ta, bạn cần hiểu rõ về Canvas và lợi ích khi áp dụng mô hình này.
1. Sơ lược về mô hình Canvas
Là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp trên thế giới đánh giá cao, đặc biệt là các công ty và tập đoàn lớn. Mô hình Canvas thực chất là mô hình kinh doanh gì?
1.1. Tiếp cận đến một mô hình kinh doanh bằng cách nào?
Quá đề cao về tính tồn tại của sản phẩm là một trong những lý do chính khiến các startup nhanh bị phá sản. Họ thất bại trong việc xác định mô hình kinh doanh và công ty nên áp dụng do quá trung thành vào dịch vụ và sản phẩm.
Trên thực tế, một mô hình kinh doanh có thể dùng chung, hoặc phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh và nhiều doanh nghiệp. Hoặc chính các công ty có thể sáng tạo, kết hợp, pha trộn giữa các quy trình và hệ thống để chinh phục mục tiêu chính, đó là cung cấp dịch vụ và sản phẩm của chính họ.
Thường thì rất ít dự án khởi nghiệp thành công tung ý tưởng đầu tiên sớm ra thị trường. Mà thay vào đó, họ thường áp dụng quy trình thử nghiệm nhiều bước với dịch vụ và sản phẩm, chỉnh sửa, cập nhật để tạo ra bản cuối cùng ổn nhất. Tương tự, trước khi áp dụng một mô hình kinh doanh cụ thể, các doanh nghiệp nên cân nhắc giữa nhiều mô hình để hạn chế rủi ro và phát triển ổn định hơn.
Xem thêm: Việc làm Quản trị kinh doanh
1.2. Khái niệm mô hình Canvas
Mô hình Canvas (tiếng Anh: Business Model Canvas) là một mô hình kinh doanh được sáng tạo bởi Alexander Osterwalder và Yves Pigneur. Một công cụ hiện đại trực quan trong tất cả những mô hình mà ngày nay đang áp dụng, công cụ này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý. Theo đó, mô hình Canvas cung cấp một hình dung rõ ràng về doanh nghiệp thông qua 9 thành tố và cực kỳ hiệu quả khi doanh nghiệp cần so sánh, phân tích tác động của hoạt động gia tăng đầu tư lên một nhân tố cụ thể nào.
9 thành tố được nhắc đến trong mô hình Canvas cũng chính là đại điện cho 4 khía cạnh chính của một tổ chức kinh doanh, đó là giá trị, năng lực tài chính, khách hàng và tài sản. Cụ thể là các thành tố sau: Phân khúc khách hàng, Giải pháp giá trị, Kênh phân phối, Dòng doanh thu, Quan hệ khách hàng, Hoạt động chính, Nguồn lực chính, Cơ cấu chi phí, Đối tác chính và Phân khúc khách hàng.
Canvas là một ngôn ngữ chung, thông qua mô hình kinh doanh này, các doanh nghiệp có thể nhìn nhận lại và đánh giá quy trình tiếp cận truyền thông cũng như cải tiến mô hình mà họ đang áp dụng.
2. Tìm hiểu 9 thành tố chính trong mô hình Canvas
Canvas trên thị trường quốc tế đã gây được tiếng vang lớn và được rất nhiều nhà quản lý, CEO, đặc biệt là những người đứng đầu các dự án khởi nghiệp đón nhất. Có thể bạn chưa biết, Canvas được áp dụng trong rất nhiều các công ty hàng đầu thế giới, như Facebook, Google, Nestlé, P&G,... đề sản sinh ra những động lực tăng trưởng mới và quản lý về mặt chiến lược. Trong khi những công ty Startup lại vận dụng Canvas như là một cơ sở để xây dựng một mô hình kinh doanh phù hợp.
Dưới đây là 9 thành tố trong mô hình Canvas.
2.1. Customer Segments - Phân khúc khách hàng
Hãy tự đặt ra câu hỏi: Dự án/Ý tưởng mà bạn muốn hướng đến là phân khúc khách hàng nào? Sản phẩm và dịch vụ của bạn hướng đến đối tượng nào? Khách hàng đó trông ra sao? Phân nhóm vào những ngách thị trường cụ thể nào?
Doanh nghiệp sẽ phân loại các nhóm khách hàng trên từng phân khúc dựa vào nhu cầu cụ thể mà dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp muốn giải quyết. Đó là một yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh nói chung. Đó cũng là một kênh tham chiếu nhằm giữ cho các tính năng của dịch vụ/sản phẩm phù hợp với mong muốn của từng phân khúc khách hàng.
Bạn cần hiểu khách hàng của mình thông qua mong muốn ở cả tương lai và hiện tại của họ nếu muốn phân chia hiệu quả các phân khúc. Tiếp đến, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các khách hàng, đề cập đến các khách hàng tiềm năng trong tương lai. Xác định những điểm yếu, điểm mạnh của họ để đánh giá khách hàng, mặt khác mở rộng các nguồn khách hàng khác có thể có ích nếu bạn tập trung vào họ.
Có khá nhiều phương pháp để phân khúc khách hàng cho doanh nghiệp, bao gồm các phân khúc như Mass Market (Thị trường đại chúng), Niche Market (Thị trường ngách), Segmented (Thị trường phân đoạn), Diversify (Thị trường đa dạng), Multi-sided Platform/Market (Thị trường đa chiều).
Xem thêm: Việc làm Chăm sóc khách hàng
2.2. Value Propositions - Giải pháp giá trị
Hãy trả lời câu hỏi: Dự án kinh doanh của bạn hướng đến mục tiêu gì? Mang lại cho khách hàng những gì? Mô tả những mục tiêu giá trị cụ thể mà dịch vụ và sản phẩm của bạn mang lại cho người dùng? Chúng là giải pháp cho vấn đề nào mà khách hàng đang gặp phải? Mong muốn nào của khách hàng cần được đáp ứng?
Mục tiêu hay giải pháp giá trị là sự kết hợp giữa dịch vụ - sản phẩm cung cấp cho người dùng. Chúng ta cần phải có sự phân biệt và sáng tạo hơn so với đối thủ của mình trên thị trường. Trong mô hình Canvas, giải pháp giá trị đề cập đến giá trị định lượng và giá trị định tính. Giá trị định lượng thể hiện độ hiệu quả và giá thành của dịch vụ/sản phẩm. Còn giá trị định tính thể hiện tính năng, công dụng của dịch vụ/sản phẩm và trải nghiệm của người dùng.
Hãy trả lời những câu hỏi trên đây trong quá trình xác định giải pháp giá trị cho dịch vụ và sản phẩm của bạn. Sau đó, cải tiến chúng bằng mọi cách, hoặc cũng có thể thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng để làm lợi thế cạnh tranh khác biệt so với đối thủ. Giá trị cốt lõi là thứ mà doanh nghiệp cuối cùng cần phải tìm ra.
2.3. Channels - Kênh phân phối
Cần áp dụng kênh truyền thông và phân phối nào để dịch vụ/sản phẩm của bạn được công chúng biết đến? Sau khi đã xác định được, hãy mô tả kênh phân phối và truyền thông đó. Trên cơ sở đó, mang đến những giải pháp mục tiêu mà khách hàng của bạn thực sự cần. Kênh phân phối trên thực tế rất đa dạng, chúng có thể là kênh phân phối trực tiếp (gian hàng trên mạng, đội bán hàng, điểm bán hàng trực tiếp,...) hay kênh phân phối gián tiếp (chi nhánh cửa hàng đối tác, đại lý, nhà phân phối,...). Các doanh nghiệp cũng có thể đồng thời áp dụng hai loại hình kênh phân phối này một cách linh hoạt.
2.4. Customer Relationships - Quan hệ khách hàng
Tạo dựng quan hệ với khách hàng của bạn bằng cách nào? Mô tả các hình thức quan hệ mà bạn muốn duy trì và xây dựng với khách hàng. Bạn thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ bằng cách nào? Cần phải lựa chọn loại quan hệ mà bạn muốn xây dựng với khách hàng để tạo ra sự bền vững cũng như thành công trong tài chính.
Quan hệ khách hàng có thể là: Personal Assistance (Hỗ trợ cá nhân), Dedicated Personal Assistance (Hỗ trợ cá nhân trọn vẹn), Self-Service (Tự phục vụ), Automated Services (Dịch vụ tự động), Communities (Cộng đồng), Co-creation (Cùng xây dựng).
Doanh nghiệp cần ưu tiên xác định mình muốn xây dựng quan hệ khách hàng nào, sau đó trên cơ sở tần suất mua hàng của họ để đánh giá giá trị của khách hàng. Tốt nhất, nên đầu tư vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với các khách hàng trung thành, bởi họ là nguồn doanh thu ổn định của bạn.
2.5. Revenue Stream - Dòng doanh thu
Doanh thu từ dịch vụ/sản phẩm của công ty dự kiến từ nguồn nào? Mô tả và thể hiện nguồn doanh thu mà bạn có được từ các khách hàng trên từng phân khúc của mình. Các nguồn nào mang lại doanh thu cho dịch vụ/sản phẩm? Ai là người chi trả? Trên cơ sở đó, sẽ tính toán được lợi nhuận thu vào cho dịch vụ/sản phẩm mà bạn đang cung cấp.
Xây dựng dòng doanh thu có thể bằng các cách như sau: Bán tài sản, Phí sử dụng, Phí đăng ký, Tiền cho thế chấp/cho vay/cho thuê, Cấp phép, Phí trung gian môi giới, Quảng cáo.
Sau khi dòng doanh thu đã được thiết lập, tiếp theo bạn cần xác định chính xác mức giá hiệu quả cho dịch vụ/sản phẩm thông qua việc loại bỏ. Mức giá được chỉnh sửa và cập nhật nên được đánh giá và lưu trữ lại mỗi lần.
2.6. Key Resources - Nguồn lực chính
Trong mô hình Canvas, một thành tố quan trọng không kém là nguồn lực chính. Hãy xác định dự án của bạn có nguồn lực chính là gì? Mô tả nguồn lực đó để hoạt động kinh doanh có thể đứng vững và vận hành ổn định. Bạn cần có nguồn lực nhất định để tạo ra được sản phẩm, xây dựng được kênh phân phối và truyền thông, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng,... Bạn sẽ không thể kinh doanh được nếu thiếu nguồn lực chính. Nguồn lực chính có thể là các nguồn lực vật lý như môi trường, tài nguyên. Hoặc cũng có thể là nguồn lực về nhân lực, tài chính, tri thức,...
Xác định được các nguồn lực rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các nguồn lực giúp bạn lên ý tưởng cụ thể hơn về dịch vụ/sản phẩm mà bạn cần phát triển để giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Tìm ra những nguồn lực không cần thiết và loại bỏ chúng để tiết kiệm chi phí. Bạn cũng cần cân nhắc và xác định vốn đầu tư cho nguồn lực chính sau khi đã xác định được chúng để vận hành tổ chức tốt hơn.
Tham khảo thêm: Chiến lược kinh doanh là gì? Công cụ thành công trên mọi mặt trận
2.7. Key Activities - Hoạt động chính
Dự án kinh doanh của bạn có hoạt động chính là gì? Mô tả hoạt động quan trọng nhất cho việc duy trì hoạt động kinh doanh của bạn.
Hoạt động chính hiểu một cách đơn giản là việc vận dụng nguồn lực chính nhằm xây dựng nên các giải pháp mục tiêu độc đáo, thông qua đó để thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sau khi liệt kê ra các hoạt động, hãy đánh giá tính hiệu quả của chúng và xác định hoạt động nào là trọng điểm nhất. Thông qua đó, cân nhắc đến sự ảnh hưởng của các hoạt động đó và đưa ra quyết định cuối cùng về việc xóa bỏ hoặc cải thiện, bổ sung chúng.
Khám phá: Nguồn lực là gì? Làm thế nào để biến nguồn lực thành lợi ích kinh tế?
2.8. Key Partnerships - Đối tác chính
Dự án kinh doanh của bạn sở hữu đối tác nào? Mô tả các bên đối tác và đơn vị cung cấp về nguồn lực cho hoạt động kinh doanh của bạn. Các đối tác có thể là Liên doanh, Liên minh chiến lược giữa các đối thủ, Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người mua.
Trước hết trong số các đối tác, bạn cần xác định được đối tác nào quan trọng nhất. Tiếp đến xây dựng kế hoạch tạo dựng mối quan hệ với đối tác đó và duy trì ở mức tích cực trong tương lai. Trên cơ sở mối quan hệ với đối tác, bạn có thể nhìn nhận tính hiệu quả của các vấn đề, xác định được loại đối tác nào cần được đầu tư tiếp theo.
2.9. Cost Structure - Cơ cấu chi phí
Dự án kinh doanh cơ cấu về chi phí như thế nào? Mô tả các chi phí quan trọng để điều hành và duy trì hoạt động kinh doanh. Thông qua việc tập trung vào giá trị sản phẩm hoặc giảm vốn đầu tư vào kinh doanh sẽ giảm được chi phí này. Chi phí có thể bao gồm: Chi phí nguyên liệu, nhân công, thiết bị, máy móc, tiếp thị, bán hàng, vốn, thuê mặt bằng,... Các khoản chi phí này cần được hạch toán rõ ràng, và xác định khoản chi phí trọng điểm của hoạt động kinh doanh.
Đừng bỏ lỡ: Mẫu CV xin việc tại work247.vn
3. Lợi ích khi áp dụng mô hình Canvas cho các doanh nghiệp
- Thứ nhất, tư duy trực quan: Canvas là mô hình kinh doanh cung cấp một hình dung trực quan giúp các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định một cách dễ dàng hơn. Mô hình Canvas đưa ra một bản phân tích cụ thể nhưng ngắn gọn về những thành tố chính tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thông qua mô hình có thể làm rõ phương hướng của doanh nghiệp.
- Thứ hai, nhanh chóng và tiện lợi: Nếu bạn thể hiện mô hình Canvas trên giấy tờ, các tấm áp phích lớn, nhân viên của bạn có thể theo dõi tác động của các thành tố tới hoạt động kinh doanh trong tương lai bằng rất nhiều cách, chẳng hạn như ghi phép hoặc dán các giấy nhớ vào các thành tố đó.
- Thứ ba, nắm được mối quan hệ giữa 9 thành tố: Mô hình kinh doanh này cho phép các nhà quản lý hiểu được mối quan hệ giữa 9 thành tố và những cách thức hữu hiệu có thể điều chỉnh quan hệ giữa chúng.
- Thứ tư, dễ dàng lưu thông: mô hình Canvas là một công cụ di động, chúng cho phép chúng ta dễ dàng trong việc chia sẻ và truy cập.
Mô hình Canvas không chỉ lý tưởng trên lý thuyết, thực tế bạn hoàn toàn có thể ứng dụng Canvas bằng những hiểu biết của mình về 9 thành tố nên trên. Đặc biệt với những ai có ý định khởi nghiệp, Canvas có ý nghĩa rất lớn vì chúng giúp bạn trình bày ý tưởng của mình một cách tốt hơn.
1612 0