Giải đáp thông tin chi tiết về mối quan hệ giữa PR và truyền thông
Theo dõi work247 tạiNếu là người làm trong lĩnh vực marketing hay bất kì lĩnh vực nào liên quan thì đều đã nghe đến hai khái niệm là PR và truyền thông. Đã có rất nhiều người lầm tưởng hai thuật ngữ này là một và cho rằng chúng không có mối liên hệ nào. Tuy nhiên đây lại là hai khái niệm có sự khác nhau hoàn toàn. Vậy thực chất PR và truyền thông là gì? Mối quan hệ giữa PR và truyền thông được xây dựng như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết để cùng work247.vn tìm hiểu rõ hơn nhé.
1. Tìm hiểu thông tin về Pr và truyền thông
Hai thuật ngữ PR và truyền thông tưởng chừng là hai khái niệm giống nhau nhưng nó lại mang những đặc điểm khác biệt hoàn toàn
1.1. Bạn hiểu PR nghĩa là gì?
PR tên tiếng anh là Public Relations hay được hiểu với tên thuần việt là Quan hệ công chúng. Trên thực tế có khá nhiều người nghĩ rằng quan hệ công chúng chính là quảng cáo. Thế nhưng PR không phải như vậy.
Hiểu chính xác nhất PR chính là quá trình thay đổi nhận thức, thái độ của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp theo chiều hướng tốt nhất. Sau đó doanh nghiệp sẽ thực hiện việc truyền thông tin bằng cách thực hiện các chiến dịch: có thể là các chiến dịch bán hàng, hoặc các chiến dịch thiện nguyện để nhằm nâng cao sự nhận diện thương hiệu đến với khách hàng hơn.
Cụ thể PR sẽ là việc thực hiện các công tác tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ giữa cá nhân với doanh nghiệp, giữa cá nhân với cá nhân và giữa doanh nghiệp với cộng đồng.
Hơn nữa PR là hoạt động giúp cả hai bên cùng có lợi thông qua việc xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu và xây dựng mối quan hệ bền chặt đối với tất cả các bên liên quan. Bên cạnh đó việc tạo dựng những mối quan hệ bền chặt còn là điều kiện để các bên giúp đỡ nhau trong khủng hoảng và khó khăn.
1.2. Truyền thông
Tên tiếng anh của truyền thông là Media, là quá trình chia sẻ thông tin, được coi là một loại tương tác xã hội với tối thiểu hai yếu tố tương tác với nhau. Nó sẽ đóng vai trò chia sẻ và lan truyền thông tin từ người gửi đến người nhận hặc giữa một người với nhiều người xung quanh.
Các thông tin của truyền thông hầu hết đều được truyền đi một cách nhanh chóng bởi mạng lưới rộng lớn, đặc biệt là việc thông qua các mạng xã hội hay đường truyền internet với tốc độ phủ sóng cao.
Truyền thông sẽ bao gồm 4 yếu tố cơ bản để có thể tạo dựng nên một hệ thống truyền tin mạnh mẽ: nguồn, thông điệp, kênh truyền thông và người tiếp nhận.
Các doanh nghiệp hiện nay ít nhiều đều sử dụng một hay nhiều mạng truyền thông để thực hiện việc quảng bá thương hiệu, đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng đồng thời có thể sử dụng truyền thông làm công cụ để thực hiện các biện pháp cải tiến nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và nâng cao hiệu suất của việc kinh doanh.
Xem thêm: Cách xử lý khủng hoảng truyền thông hạn chế nhiều rủi ro nhất
2. Mối quan hệ giữa truyền thông và PR là như thế nào?
Dựa vào các khái niệm nêu trên, có thể nhận thấy mối quan hệ tương tác giữa PR và truyền thông.
2.1. Truyền tải thông tin
PR và truyền thông đều là hai phương tiện dùng để truyền tải các thông tin về sản phẩm, dịch vụ hay các chiến dịch liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Dó có thể là các chiến dịch kinh doanh, giới thiệu sản phẩm, hay các chiến dịch thiện nguyện với đa dạng các chủ đề nhằm truyền tải một thông điệp đến công chúng nói chung và khách hàng nói riêng.
2.2. Truyền thông và PR đều có mối quan hệ với báo chí
- Báo chí sẽ là công cụ thiết lập và duy trì bền chặt giữa các mối liên hệ giữa tổ chức với báo chí: Tức báo chí sẽ hỗ trợ việc truyền tài thông điệp được thự hiện trên các kênh truyền thông dựa trên các chiến dịch của PR. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì báo chí sẽ là công cụ thực hiện việc bao quát thông tin.
- Quan hệ báo chí hỗ trợ và duy trì việc thiết lập mối quan hệ giữa tổ chức với cộng đồng nhằm truyền tải các thông điệp trên phạm vi rộng hơn, từ đó doanh nghiệp sẽ có thể triển khai thêm nhiều chiến dịch, đẩy mạnh hoạt động tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ.
Đồng thời đây sẽ là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp nâng cao hơn vai trò và thương hiệu của các nhân đến với khách hàng nói riêng và toàn bộ công chúng nói chung.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc đính chính và xử lý khắc phục các thông tin sai lệch trong trường hợp thông tin chưa được công bố chính thức. Điều này sẽ hỗ trợ việc đảm bảo quyền riêng tư về mặt thương hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp. PR và truyền thông sẽ thực hiện việc tiếp nhận thông tin và xác mình các thông tin liên quan.
- Việc rà soát các thông tin và đưa ra các đính chính để khẳng định lại tên tuổi của thương hiệu.
2.3. Truyền thông được cho là một phần của quan hệ công chúng
Tất cả các quan hệ truyền thông đều là quan hệ truyền thông nhưng không phải hình thức PR nào cũng đều là truyền thông. Đây là biểu hiện của mối quan hệ một chiều. PR sẽ là cơ sở để truyền thông thực hiện các hình thức quảng cáo nhằm truyền tải thông điệp tới khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2.4. Mối quan hệ nguyên do- kết quả
Sở dĩ có mối quan hệ này là bởi quan hệ công chúng sẽ tạo ra thông điệp còn truyền thông sẽ thực hiện phát tán thông điệp.
- Hoạt động PR sẽ xây dựng các chiến lược, các thông điệp liên quan tới cộng đồng với sự góp mặt của doanh nghiệp, lên kế hoạch chi tiết việc triển khai, thiết lập các hoạt động sẽ được tổ chức trong chiến dịch PR… nhằm thực hiện một cách hoàn hảo và tạo nên những thông điệp có ý nghĩa thực tiễn đối với cộng đồng và khách hàng tiếp cận trực tiếp.
- Từ đây truyền thông sẽ thực hiện việc lan truyền thông điệp thông qua việc sử dụng các hình ảnh, xây dựng video hay thành lập các trang web và phát triển nội dung thông điệp qua nhiều hình thức khác nhau… để truyền bá rộng rãi thông điệp, đem lại hiệu quả và khiến nhiều người biết đến chiến dịch của doanh nghiệp hơn nhằm tác động trực tiếp đến những khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: Quan hệ công chúng là ngành gì? Tố chất cần của người làm nghề PR
3. Tầm quan trọng của mối quan hệ giữa PR và truyền thông
Có thể dễ dàng nhận thấy mối quan hệ gắn kết và mỗi một yếu tố đều mang ý nghĩa bổ trợ và kích thích sự phát triển cho nhau.
- PR sẽ là bước đệm để truyền thông thực hiện các công tác truyền tải thông tin một cách linh hoạt và có hiệu quả hơn đến với khách hàng thông qua các kênh thông tin rộng lớn.
- Truyền thông sẽ là điều kiện để PR phát triển mở rộng chiến dịch, mang thông điệp đến gần hơn với cộng đồng, tạo ra những ý nghĩa tốt đẹp, đồng thời xây dựng dấu ấn thương hiệu doanh nghiệp một cách tinh tế nhưng đầy ấn tượng.
PR và truyền thông tuy là hai thuật ngữ khác nhau và hầu như không có nhiều điểm chung nhưng lại có mối quan hệ vô cùng quan trọng và mật thiết với nhau, thực hiện việc truyền tải những thông điệp của doanh nghiệp nhằm tiếp cận khách hàng một cách có hiệu quả mà không quá lộ liễu, tạo dựng nên sự thiện cảm và sự gắn bó của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Đó là toàn bộ thông tin về mối quan hệ giữa PR và truyền thông đã được work247.vn tổng hợp. Mong rằng bạn đã có những thông tin cần thiết cho mình, nếu có câu hỏi gì cần giải đáp thì hãy để lại bình luận và thường xuyên theo dõi chúng mình nhé.
333 0