Khám phá bản mô tả công việc bác sĩ tâm lý chi tiết và đầy đủ
Theo dõi work247 tạiXã hội hiện đại không ngừng phát triển, nhiều căn bệnh mới ra đời. Trong đó, không thể không nhắc đến các vấn đề về tâm lý như stress, lo âu, căng thẳng, sợ hãi,... May thay, cuộc sống vẫn xuất hiện những vị áo trắng tựa như thiên thần đến cứu giúp chúng ta khi chúng ta tuyệt vọng hoặc đau khổ đến mức phát bệnh mà không hề hay biết. Những vị áo trắng ấy chính là bác sĩ tâm lý. Vậy công việc cụ thể hơn của họ sẽ bao gồm những hoạt động gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé.
1. Bạn hiểu bác sĩ tâm lý là công việc gì?
Khi bạn phải làm việc với cường độ cao, áp lực thường xuyên đè xuống, mỗi ngày đều gặp một chuyện buồn, chuyện bực tức mà không giải quyết được, các vấn đề phức tạp cứ ùa đến bủa vây lấy bạn cùng một lúc khiến bạn không thể kiểm soát được. Vậy là bạn bật khóc, bạn thấy bất lực và tuyệt vọng. Đó là dấu hiệu của stress.
Một số người sẽ xả stress bằng cách nghe nhạc, đọc sách, một số khác lại tìm đến bạn bè để tâm sự. Một số thì chẳng có ai để chia sẻ cùng, họ cô đơn, họ lạc lõng, rồi căn bệnh tâm lý ngày một trầm trọng. Họ trở nên trầm cảm và chỉ nghĩ đến việc tự tử. Liệu có ai đến cứu họ không? Liệu có ai chữa được những tổn thương trong lòng họ không? Đương nhiên là có! Và bác sĩ tâm lý đã xuất hiện trong cuộc sống chúng ta với mục đích như vậy.
Bác sĩ tâm lý, cũng như bao nghề bác sĩ khác, tuy không cùng một lĩnh vực nhưng đều mang sứ mệnh chữa trị cho bệnh nhân và khôi phục sức khỏe của bệnh nhân về trạng thái ban đầu. Nhưng bác sĩ tâm lý có phần đặc biệt hơn so với những bác sĩ còn lại.
Nếu các bác sĩ kia chữa bệnh về thể xác thì bác sĩ tâm lý chính là vị cứu tinh về tinh thần. Họ sẽ là người chỉ ra các vấn đề liên quan đến tâm lý, các hội chứng tâm lý mà bệnh nhân đang mắc phải mà chính bệnh nhân cũng không hề biết. Nói chung, công việc của họ tưởng nhẹ nhàng nhưng thực ra lại không phải thế. Bởi vết thương tinh thần cũng đau và khó chữa chẳng kém gì các vết thương về thể xác cả. Những vết sẹo về tinh thần có thể tồn tại vài tháng, vài năm, thậm chí là hơn chục năm và để lại những hệ quả xấu sau này nếu không có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ tâm lý.
Xem thêm: Tìm việc làm tư vấn tâm lý
2. Mô tả công việc bác sĩ tâm lý
Có thể bạn vẫn chưa được tiếp xúc với các bác sĩ tâm lý ở ngoài đời nhưng chắc chắn bạn đã biết họ qua phim ảnh, sách báo và đọc truyện đúng không? Theo bạn thì công việc này sẽ phải làm những nhiệm vụ gì? Liệu công việc chính của họ chỉ xoay quanh mỗi nhiệm vụ ngồi nghe bệnh nhân tâm sự? Ồ, không hẳn vậy đâu. Cụ thể thì bác sĩ tâm lý có rất nhiều việc phải làm đấy. Cụ thể như sau:
2.1. Phân tích và tìm hiểu bệnh lý của thân chủ
Bước đầu tiên khi khám bệnh cho thân chủ đang mắc các căn bệnh về tâm lý đó là lắng nghe tâm sự và câu chuyện của họ. Từ đó, các bác sĩ tâm lý mới có thể đưa ra được những kết luận sơ lược ban đầu về căn bệnh này, nghiên cứu và phân tích những dấu hiệu cơ bản của bệnh, xác định xem bệnh nhân đang ở giai đoạn nào trong hội chứng tâm lý này.
Mỗi người sẽ gặp một vấn đề riêng và không dễ gì khiến họ mở lời và chia sẻ câu chuyện đó với bác sĩ tâm lý. Có người sẽ òa khóc, sẽ kể rất nhiều với bác sĩ tâm lý vì họ không kìm được cảm xúc, họ hạnh phúc vì có người lắng nghe, hoặc họ đang lo sợ, tức giận về một điều gì đó. Nhưng có một nhóm người khác lại có biểu hiện trái ngược hơn, họ không dám hé răng nửa lời. Khi ấy, bác sĩ tâm lý sẽ phải dùng các biện pháp khác như thôi miên để tác động cảm xúc của họ.
Tất nhiên, những người có vấn đề về tâm lý không chỉ dừng lại ở việc trầm cảm hay stress. Trong xã hội còn tồn tại rất nhiều bệnh tâm lý khác mà chúng ta vẫn chưa hề hay biết. Ví dụ: hội chứng fomo, bệnh sợ độ cao, sợ hình tròn,...
2.2. Vạch ra kế hoạch điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh tâm lý
Sau khi kết luận được căn bệnh mà thân chủ đang vướng phải, bác sĩ tâm lý sẽ đưa ra một bản phác thảo về lộ trình chữa bệnh cho những người này. Các lộ trình chữa bệnh có thể kéo dài trong khoảng vài tuần, vài tháng hoặc 1 - 2 năm. Và bác sĩ tâm lý sẽ trực tiếp theo dõi tình hình sức khỏe tinh thần của những bệnh nhân này. Họ luôn ở trong trạng thái sẵn sàng khi bệnh nhân cần đến họ nhất.
2.3. Đưa ra lời khuyên, kê khai thuốc cho bệnh nhân
Chữa bệnh không chỉ từ bên ngoài mà còn chữa cả mặt bên trong. Với một số người, bác sĩ tâm lý sẽ phải dùng thuốc ngủ để can thiệp hoặc làm dịu bớt thần kinh của họ. Ngủ cũng là một phương pháp chữa bệnh tâm lý hiệu quả.
Với bệnh nhân khác, bác sĩ tâm lý sẽ chữa bệnh cho họ bằng cách đưa ra lời khuyên, suy nghĩ tích cực và hướng dẫn họ cách áp dụng những phương pháp chữa trị này. Bác sĩ tâm lý có thể trở thành người bạn đáng tin cậy để đồng hành cùng bệnh nhân trong giai đoạn khó khăn của họ.
Xem thêm: Ngành Tâm lý học – học xong ra làm gì?
2.4. Kết hợp với một số bộ phận khác
Đôi khi, các bác sĩ tâm lý sẽ phải phối hợp với một số bộ phận khác để điều trị bệnh cho thân chủ. Có thể đó là những bác sĩ chuyên khoa thần kinh, cảnh sát, luật sư,... Một số bệnh nhân có thể trải qua cảm giác chấn thương tâm lý sau một sự kiện nào đó, ví dụ như các vấn đề gây sốc hoặc liên quan đến pháp luật, trong trường hợp đó, bác sĩ tâm lý sẽ hợp tác với cảnh sát để cung cấp liệu pháp cho nạn nhân và cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho quá trình điều tra hình sự.
Xem thêm: Những điều cần biết để trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý
3. Quyền lợi và mức lương của bác sĩ tâm lý
Mặc dù bác sĩ tâm lý là một công việc có ý nghĩa và rất cần trong xã hội ngày nay nhưng nghề này vẫn chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam. Tại những nước mạnh về kinh tế như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản,... bác sĩ tâm lý là nghề cực kỳ phát triển. Còn ở Việt Nam, số người dám theo đuổi công việc này dài lâu vẫn chưa có nhiều. Chủ yếu, họ mới chỉ dừng lại ở chuyên gia tâm lý chứ không dám dấn thân thành bác sĩ.
Nếu như bạn quyết tâm trở thành bác sĩ tâm lý, bạn sẽ nhận được rất nhiều quyền lợi tốt và mức lương cao. Nơi làm việc của bác sĩ tâm lý chủ yếu là các bệnh viện lớn nên môi trường làm việc văn minh, hiện đại, có đầy đủ thiết bị phục vụ việc chữa bệnh. Hơn nữa, những bệnh viện này rất uy tín nên bác sĩ tâm lý sẽ được trả lương đầy đủ theo từng tháng, được đóng bảo hiểm đầy đủ và hưởng các chế độ về du lịch, nghỉ mát, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí cùng tổ chức.
Trong khi đó, một số bác sĩ tâm lý sẽ làm việc theo hình thức tư nhân. Những ngôi nhà khá giả, có điều kiện về kinh tế sẽ thuê các bác sĩ tâm lý về làm việc cho họ. Các bác sĩ tâm lý sẽ chỉ chăm sóc duy nhất bệnh nhân ở ngôi nhà đó đến khi nào người này khỏi thì thôi. Bất cứ lúc nào được gọi, bác sĩ tâm lý đều có mặt tại căn nhà này ngay tắp lự. Vì thuê bác sĩ tư nhân nên tiền công sẽ được trả cao hơn.
Tuy nhiên, dù làm công hay làm tư thì bác sĩ tâm lý vẫn nhận được những khoản mức lương hậu hĩnh và xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra. Hiện nay, một bác sĩ tâm lý có kinh nghiệm, kiến thức và năng lực tốt tại Việt Nam có mức thu nhập dao động trong khoảng từ 10 - 15 triệu đồng/tháng.
Tìm việc làm chuyên viên tâm lý
4. Yêu cầu đối với bác sĩ tâm lý
Nếu bạn muốn trở thành bác sĩ tâm lý, bạn cần tốt nghiệp Đại học và có bằng Cử nhân liên quan đến các chuyên ngành Tâm lý, Y học,... Kiến thức rất quan trọng nên bác sĩ tâm lý phải nhớ thật kĩ lý thuyết rồi mới đưa vào áp dụng, thực hành trên thực tế. Nếu bạn đã là bác sĩ tâm lý có kinh nghiệm rồi thì khả năng xin việc là càng lớn.
Hơn nữa, bác sĩ tâm lý phải có khả năng giao tiếp để hiểu được những gì bệnh nhân đang muốn nói. Trong khả năng giao tiếp sẽ có kỹ năng lắng nghe. Kỹ năng lắng nghe được xếp loại là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng giúp công việc của bác sĩ tâm lý diễn ra thuận lợi hơn. Bởi phần lớn thời gian của họ sẽ dùng để lắng nghe tâm sự của người bệnh. Lắng nghe cũng là một kỹ năng khó chứ không hề đơn giản như nhiều người vẫn thường xuyên lầm tưởng. Không có nhiều người đủ kiên nhẫn để ngồi lắng nghe những tâm sự tiêu cực của nhiều người trong một khoảng thời gian liên tục.
Ngoài ra, bác sĩ tâm lý phải biết tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân để không bị sa vào những câu chuyện tiêu cực của người bệnh. Hay nói cách khác, bác sĩ tâm lý phải cực kỳ lạc quan và tích cực để trở thành chỗ dựa vững chắc, là người tin cậy để mọi người tìm đến chia sẻ, tâm sự về bệnh tình của họ. Sống lâu trong một môi trường có nhiều người tiêu cực sẽ rất dễ ảnh hưởng đến hoạt động, thói quen nên bác sĩ tâm lý phải luôn ở trạng thái tỉnh táo thì mới chữa bệnh được cho những người còn lại.
Đến đây, bạn đã hình dung rõ hơn về bản mô tả công việc bác sĩ tâm lý chưa? Bạn vẫn còn dự định theo đuổi công việc này không? Bạn cảm thấy công việc này có điều gì khiến bạn còn phân vân và lưỡng lự? Chúc bạn gặt hái được nhiều niềm vui trong công việc chữa lành tổn thương tâm hồn cho nhiều bệnh nhân khác.
2251 0