[Bật mí] Bản mô tả công việc vận động viên - Cơ hội cần nắm bắt
Theo dõi work247 tạiCó lẽ công việc vận động viên là một nghề “đặc biệt” trong xã hội với sự đặc thù cả về nhiệm vụ thực hiện cũng như môi trường lao động. Cạnh đó thành quả lao động của họ lại có sự khác biệt hoàn toàn với các ngành nghề khác. Vậy câu chuyện của những ai có niềm đam mê theo đuổi lĩnh vực này có lẽ cũng thật sự xứng đáng tìm hiểu. Tuy nhiên, để đạt được thành công thì ứng viên dự tuyển cũng cần cố gắng rất nhiều và đặc biệt có sự năm chắc về bản mô tả công việc vận động viên.
Tìm việc làm nghành thể dục thể thao
1. Vận động viên - Cùng tìm hiểu về công việc
Vận động viên được hiểu đơn giản đó chính là những người tham gia rèn luyện thể lực đào tạo để tham gia thi đấu về các môn thể thao có sự đồi hỏi về sức bền, dẻo dai và sức khỏe. Một vận động viên có thể là người chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư, nhưng để thành công thì sẽ cần tới sự cố gắng không ngừng.
Hơn nữa khi nền thể thao đang có sự cải tiến vượt trội trở nên chuyên nghiệp hơn được xã hội công nhận, những vận động viên được cho là người lao động thực thụ bỏ nhiều công sức. Một công việc cũng cần học tập, trải qua những ngày tháng trường kỳ khổ luyện mới đạt được như mong muốn.
Đâu cứ hễ sinh ra là vận động viên đã có thiên bẩm về công việc của mình như chúng ta thường nghĩ, ví dụ điển hình cấn tìm hiểu nhất đó chính là bộ môn thể dục dụng cụ. Yêu cầu ứng viên tham gia rèn luyện từ nhỏ để bản thân có một sự dẻo dai, khéo léo cùng những góc khuất về “chấn thương”.
2. Mô tả công việc vận động viên cần thực hiện
Thực chất công việc của một vận động viên sẽ luôn gắn liền và xoay quanh vấn đề luyện tập nâng cao sức khỏe để có thể tham gia thi đấu. Hơn nữa về các công việc luyện tập đó cũng có sự khác biệt tùy theo từng loại hình môn thể thao mà vận động viên tham gia, nhưng mô hình chung sẽ bao gồm các công việc như:
+ Chủ động tham gia quá trình luyện tập hàng ngày theo sự hướng dẫn của huấn luyện viên hoặc giáo viên chỉ dạy về bộ môn sở trường theo đuổi.
+ Sáng tạo kế hoạch luyện tập, đề xuất ý kiến để được phê duyệt giúp nâng cao về năng lực bản thân.
+ Cập nhật về các kiến thức mới liên quan tới thể thao và bộ môn để bản thân có thể nắm chắc được chuyên môn hơn.
+ Có sự chuẩn bị, luyện tập đăng ký để tham gia các giải thi đấu xem lại thành thích cho bản thân.
+ Đưa ra cho bản thân một chế độ ăn uống phù hợp và hoàn thành chế độ đó theo tiêu chuẩn quy định về sức khỏe và thân hình.
+ Tham gia về các cuộc thi phân cấp bậc vận động viên để xác định về bậc cho chính mình.
+ Đảm bảo chấp hành các chế độ về kiểm tra sức khỏe theo quy định để tránh bị tụt bậc vận động viên từng phấn đấu.
+ Hỗ trợ về chính đồng nghiệp trong quá trình luyện tập và thi đấu để nâng cao hơn về hiệu quả đạt được và kết quả cuối cùng.
Bên cạnh đó cũng sẽ có những công việc khác bạn cần thực hiện theo sự chỉ đạo từ huấn luyện viên và người quản lý của mình. Nhưng có thể thấy công việc thực hiện không quá khó khăn và bạn là người có chuyên môn sẽ không cần lo lắng quá nhiều. Để tận dụng cơ hội việc làm cao hơn, bạn cũng nên xem xét các yêu cầu tại phần tiếp theo để chuẩn bị tốt hơn.
>>> Bản mô tả công việc vận động viên tại đây: Bản mô tả công việc vận động viên.docx
3. Yêu cầu dành cho vị trí vận động viên
3.1. Về việc phân cấp
Vận động viên sẽ có sự phân bậc và chia thành 6 cấp về vận động viên kiện tướng, vận động viên cấp I, VĐV cấp II, VĐV cấp III, VĐV cấp IV, VĐV cấp V, Vận động viên cấp thiếu niên. Cùng đó theo cấp bậc mà sẽ có yêu cầu cụ thể.
+ Như về vận động viên kiện tướng, vận động viên cấp I, VĐV cấp II, VĐV cấp III, VĐV cấp IV sẽ cần là công dân Việt Nam có đầy đủ về phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong thể thao tốt. Luôn có sự yêu mến từ quần chúng và đáp ứng đầy đủ về các tiêu chuẩn vận động viên theo từng phân cấp.
+ Đối với VĐV thiếu niên sẽ có độ tuổi từ 13 - 17 có sự hăng hái học tập, yêu thầy và mến bạn cũng như đạt được các thành tích thể thao tương xứng lứa tuổi. Cùng đó điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn vận động viên theo quy định là điều cần thiết.
+ Nếu vận động viên là ngoại kiều thì ngoài việc cần đáp ứng đầy đủ về các điều kiện chung theo như các cấp tiêu chuẩn thì sẽ cần có thời gian cố định hoạt động phong trào thể thao tại Việt Nam. Về VĐV kiện tướng cùng cấp 1 sẽ tối thiểu về 3 năm, các cấp khác sẽ có mức tối thiểu là 1 năm.
3.2. Về quy định tiêu chuẩn sức khỏe VĐV
Đối với các vận động viên ngoài việc xét duyệt phân cấp thì cũng sẽ có những điều kiện tương ứng khác. Các vận động viên theo cấp bậc cũng sẽ cần đạt về tiêu chuẩn rèn luyện thân thể như sau:
+ Về VĐV cấp kiện tượng và cấp I sẽ cần đảm bảo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể tại cấp II.
+ VĐV cấp II, cấp III, cấp IV sẽ cần đảm bảo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể tại cấp I.
+ Cấp thiếu niên sẽ cần đảm bảo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể tại cấp thiếu niên từ 13 - 15 tuổi còn với cấp thiếu niên từ 16 - 17 tuổi phải đảm bảo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể tại cấp I.
Các vận động viên đã có cấp bậc sẽ cần trải qua một lần về kiểm tra thể lực và kỹ thuật theo thời gian cố định và thời gian sẽ do ủy ban thể thao quy định. Riêng với các VĐV kiện tướng sẽ có quy định riêng biệt còn với các cấp bậc khác khi không đủ tiêu chuẩn sẽ không còn tên tại danh sách cấp bậc cũ.
Tìm việc làm giáo viên thể dục
4. Vận động viên cùng quyền lợi đáng được hưởng là gì?
4.1. Mức lương dành cho vận động viên
Nếu như có sự so sánh và thống kê về thực tế so sánh với nhiều ngành nghề khác thì mức lương dành cho vận động viên được xếp vào mức trung bình thấp trong xã hội. Đa số cuộc sống trang trải của họ sẽ dựa trên chính số tiền này và không hề có thêm khoản bồi dưỡng nào khác để đủ trợ cấp gia đình. Do đó mà hình ảnh về người vận động viên ăn bánh mì, uống một cốc trà đá đâu còn xa lạ.
Thể hiện một cách rõ ràng về chính mức bồi dưỡng như đối với vận động viên thể thao bình thường cấp tỉnh theo chế độ mới nhất về trợ cấp đó là 45.000đ/ người/ ngày. Tính ra theo hàng tháng với 4 ngày nghỉ chủ nhật trừ đi mức lương nhận được chỉ là 1.170.000đ/ tháng. Mức lương tính trừ này chưa tính tới việc nếu vận động viên không tập đủ 26 ngày thì sẽ còn thấp hơn nữa.
Hoặc dù là vận động viên quốc gia thì mức trợ cấp nhận được cũng chỉ là 70.000đ/ người/ tháng. Một khoản tiền cũng chỉ đủ để đáp ứng được nhu cầu cá nhân với sự tiết kiệm hàng tháng để có thể chi cho các khoản chi phí khác đi kèm. Tuy nhiên, đối với một người đam mê thể thao thì mức lương không là điều mà họ nhắm tới.
4.2. Quyền lợi khác nhận được có sự khác biệt
Có lẽ đây cũng chính là điều mà nhiều người quan tâm hơn và đến chính vận động viên cũng vậy. Họ được tham gia vào một môi trường làm việc chuyên nghiệp tuân theo quy củ một cách khuôn mẫu giúp bản thân có ý chí phấn đấu. Cũng như đó là việc bản thân thỏa mãn được niềm đam mê với thể thao, đóng góp công sức dành cho nước nhà.
Được nhận về chế độ chăm sóc tốt hơn về y tế trong luyện tập về bảo hiểm, chế độ ăn điều chỉnh giúp bản thân có một sức khỏe tốt phục vụ cho công việc hàng ngày. Đặc biệt có sự chú trọng để đạt được kết quả tốt nhất theo các cuộc thi, mùa giải. Kết quả đó cũng chính là nền tảng để vận động viên có thể trở nên “nổi tiếng”, tìm được một môi trường làm việc mới cao hơn đôi khi còn là môi trường quốc tế.
Hay chính là việc vận động viên được cấp giấy chứng nhận và huy hiệu và có sự ưu tiên khi lựa chọn thi vào các trường lớp chuyên về thể thao. Được tham gia về các cuộc thi và có chế độ xét thưởng khi đạt được thành tích. Bởi vậy mới thấy đôi khi chúng ta cũng cần có được điều này và mất đi điều khác. Chỉ là muốn đạt được kết quả cao nhất có phải do chính chúng ta phấn đấu hay không mà thôi.
5. Vận động viên cơ hội thành công và thất bại
5.1. Sự thất bại với nghề là những ai?
Có lẽ không chỉ có một sự khác biệt mà nghề vận động viên còn có nhiều sự khác biệt nhiều hơn thế. Ngay đến chính tuổi nghề dành cho vận động viên cũng thật sự ngắn hơn so với các ngành nghề khác trong cơ cấu việc làm. Mức tuổi trung bình cho sự nghiệp thi đấu kéo dài nhất có lẽ là 10 - 20 năm và có sự tùy thuộc và môn thể thao tham gia đó là sức mạnh, độ dẻo dai khéo léo, trí óc hay độ bền,...
Ví dụ như bộ môn năng khiếu tuổi nghề bắt đầu phổ biến nhất là 14 - 15 tuổi nhưng do nhiều yếu tố tác động mà tuổi nghề sẽ thường đạt mốc dừng là 30 - 35 tuổi mà thôi. Như vậy có thể thấy về tuổi nghề ngắn nhưng với khoản thời gian đó công sức của họ bỏ ra lại gấp rất nhiều lần công việc khác.
Bên cạnh đó sự “bất công” xảy ra là khi chia tay với thể thao họ sẽ quay về với mốc “bắt đầu” sự nghiệp từ con số 0 tròn trĩnh. Hay chính về nguy cơ thất nghiệp nặng nề hơn bởi chính các chấn thương di trấn trong quá trình theo đuổi ước mơ trở thành vận động viên quốc gia, huấn luyện viên.
5.2. Cũng sẽ có sự hào nhoáng bạn cần cân nhắc
Dù khó khăn gian lao ra sao thì ngành nghề nào cũng có sự thành công của chính mình và vận động viên cũng được số phận ưu ái trao cho may mắn vậy. Trường hợp này có lẽ sẽ dành cho những vận động viên có “thiên bẩm” thể thao đặc biệt, chỉ đơn giản là một cái gật đầu nhưng họ đã đem về cho bản thân rất nhiều ưu đãi và một khoản tiền lớn. Cái tên nổi bật và không mấy xa lạ như chúng ta thường nghe và thấy như: Công Vinh và Hồng Sơn,...
Hay còn những cái tên đánh vinh danh hơn với mức lương 10 - 15 triệu/ tháng là con số biết bao nhiêu người mong chờ như: Ánh Nguyệt, Hồ Phước Sang, Trương Thanh Hằng, Hồ Anh Tuấn hay Vũ Thị Hương,...Bởi vậy chính những điểm sáng này sẽ là điều mà mỗi ứng viên tham gia cần phấn đấu cho bản thân để đạt được.
Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa nền tảng thể thao Việt Nam cũng cần có sự thay đổi nhiều hơn từ đó mới tạo nên được kết quả đáng mong muốn. Hơn nữa là đưa ra được biện pháp rút ngắn về khoảng cách giữa may mắn và không may mắn tạo nên nghề ổn định hơn trong xã hội.
Hy vọng với những kiến thức mới mẻ này cùng bản mô tả công việc vận động viên sẽ giúp bạn có một cái nhìn sâu sắc hơn về một nghề nghiệp mà bạn nên theo đuổi khi có ước mơ. Đừng quên theo dõi và ghé qua tin tức của work247.vn nhiều hơn để nắm bắt được nhiều vị trí công việc mới nhé!
1809 0