Tips xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Hà Linh tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Hà Linh

Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh cần được bạn đầu tư nghiêm túc trước khi bắt đầu hành trình hình thành và phát triển doanh nghiệp của mình. Mặc dù tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh là không thể bàn cãi, nhưng có khá nhiều chủ thể doanh nghiệp hiện nay còn mơ hồ và mông lung về công tác này. Vì vậy, những chia sẻ mang tính tổng hợp dưới đây của work247.vn sẽ giúp bạn dễ dàng sở hữu một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ và chuyên nghiệp nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm Việc Làm Nhân Viên Kinh Doanh

1. Tại sao cần có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh?

một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh
Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh

Trước hết, hãy tự hỏi bản thân, bạn đã thực sự hiểu bản chất của một bản kế hoạch kinh doanh là gì hay chưa? Đó là một kế hoạch tổng thể, chiến lược kinh doanh, bao gồm những nội dung mô tả mọi quá trình, hoạt động kinh doanh của một công ty, tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định. Một bản kế hoạch kinh doanh bao giờ cùng đề cập đến những khía cạnh như: Thị tường kinh doanh, phân khúc thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu cụ thể, đối thủ cạnh tranh, thực trạng doanh nghiệp và hướng đi cho doanh nghiệp ở tương lai.

Tựu chung, khi nói đến hành trình bắt đầu xây dựng của một công ty, thì kế hoạch kinh doanh là bước đầu đóng vai trò và tầm quan trọng lớn. Có kế hoạch kinh doanh, tổ chức sẽ nắm bắt được thực trạng kinh doanh của mình, xác định được những thế mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần hoàn thiện, những cơ hội cần nắm giữ, và cả những khó khăn cần đối mặt.

Bên cạnh đó, một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh cũng phần nào giúp cho các đối tượng liên quan như nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà tài trợ, đối tác khách hàng,... nắm rõ được tiềm lực của tổ chức để từ đó đưa ra những quyết định hợp tác kinh doanh suôn sẻ.

Tìm việc làm

2. Cần làm gì trước khi xây dựng bản kế hoạch kinh doanh?

Chắc chắn rồi, nếu không có kế hoạch, dường như mọi dự định chúng ta đưa ra đều có thể bị diễn ra lệch hướng, hoặc thậm chí ta sẽ không thể xác định được những gì chúng ta cần làm tiếp theo. Trong một hoạt động mang tính ảnh hưởng tài chính như kinh doanh, lại cần có một bản kế hoạch kỹ càng, chi tiết. Vậy cần làm gì trước khi xây dựng chúng?

2.1. Thu thập các dữ liệu liên quan

Thu thập các dữ liệu liên quan
Thu thập các dữ liệu liên quan

Kế hoạch kinh doanh thường hướng về các nhóm đối tượng cụ thể. Vì vậy, cá nhân lập kế hoạch này cần xác định rõ mục đích mà nó hướng đến, xác định nhóm đối tượng đấy cụ thể là những ai,... Khi những vấn đề này đã trở nên rõ ràng, bước tiếp đến là thu thập các dữ liệu liên quan. Đó là: Mô hình kinh doanh của tổ chức; Quy mô về nhân sự và tài chính; Tầm nhìn và sứ mệnh; Thông tin cá nhân của tổ chức; Thông tin về thị trường tổng quan; Quy mô sản xuất của doanh nghiệp; Các hoạt động tiếp thị và truyền thông; Tài chính và quản trị rủi ro;...

Những dữ liệu thu thập cần đảm bảo liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, không thừa cũng không thiếu.

Xem thêm: Mô hình Canvas

2.2. Tổng hợp các tài liệu

Sau bước thu thập dữ liệu, tiếp đến hãy tổng hợp các tài liệu liên quan, bao gồm: Bộ nhận diện thương hiệu và logo của doanh nghiệp; Tài liệu về kế toán; Tài liệu về tính xác thực của tổ chức; Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh (thị trường, đối thủ, khách hàng), thông điệp truyền thông.

2.3. Xác định đối tượng thực hiện kế hoạch

Xác định đối tượng thực hiện kế hoạch
Xác định đối tượng thực hiện kế hoạch

Sau hai bước thu thập và chuẩn bị tài liệu, tiếp theo tổ chức cần xác định được ai? Bộ phận nào là đối tượng thực hiện bản kế hoạch này? Một bản kế hoạch kinh doanh có thể được hoàn thành bởi nhiều cá nhân, với sự kế hợp của nhiều bộ phận. Đó có thể là bộ phận hành chính, bộ phận nhân sự hay bộ phận thiết kế. Ở giai đoạn này, tổ chức nên thống nhất về mặt quan điểm, ý kiến của đối tượng thực hiện sao cho hài hòa, không trái chiều và xác nhận chi phí để hoàn thiện bản kế hoạch cuối cùng.

Tìm việc làm giám sát kinh doanh

3. Chi tiết cách xây dựng bản kế hoạch kinh doanh [6 chương]

Dưới đây là 6 danh mục bắt buộc phải có trong một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh.

3.1. Chương 1 - Tóm tắt dự án

Tóm tắt dự án là danh mục đầu tiên khi bắt đầu đọc một bản kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên viết chúng sau cùng, sau khi đã hoàn thành các danh mục còn lại. Ở phần này, cho thấy những thông tin tổng quan nhất về tổ chức, những gì tổ chức đang hoạt động và bạn cần những gì ở đối tượng đọc bản kế hoạch này. Nếu bản kế hoạch của bạn khá quy mô, phần tóm tắt có thể được tách riêng để trình bày.

Chương 1 - Tóm tắt dự án
Chương 1 - Tóm tắt dự án

Vì trên thực tế, với những đối tượng như nhà đầu tư, nhà tài trợ mà nói, chỉ cần dựa vào nội dung của phần tóm tắt, họ sẽ đưa ra những quyết định và có một cái nhìn ban đầu về doanh nghiệp của bạn. Đúng bản chất của một bản tóm tắt, hãy cố gắng làm chúng trở nên súc tích và cô đọng nhất có thể. Phần tóm tắt có thể làm rõ những ý chính như sau:

+ Tổng quan chung về doanh nghiệp (Có thể trích dẫn một slogan hoạt động của tổ chức)

+ Vấn đề tổ chức đang giải quyết

+ Giải pháp (dịch vụ, sản phẩm mà bạn cung cấp để hỗ trợ cho việc cải thiện vấn đề đó)

+ Thị trường mục tiêu mà tổ chức hướng đến là khách hàng nào? Có đặc trưng ra sao?

+ Tỷ lệ cạnh tranh

+ Tiềm lực về nhân sự của tổ chức (Số lượng, chất lượng)

+ Sơ lược về quy mô tài chính của tổ chức

+ Gọi vốn đầu tư

+ Một số kết quả, thành tích đã đạt được qua từng giai đoạn

Danh mục tóm tắt có thể không cần đề cập nếu như đối tượng mà kế hoạch kinh doanh hướng đến không phải là các nhà đầu tư.

Xem thêm: Khởi nghiệp kinh doanh bằng nghề gì

3.2. Chương 2 - Cơ hội

Chương 2 - Cơ hội
Chương 2 - Cơ hội

Danh mục cơ hội là một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng. Nó cần giải quyết và bao hàm những nội dung như sau:

+ Vấn đề và giải pháp của bạn: Vấn đề được đề cập như cách bạn hiểu thị trường của bạn đang gặp vấn đề gì? Khách hàng của bạn cần những gì? Mong muốn ra sao? Sau khi đã xác định được những vấn đề đó, hãy trình bày những giải pháp mà tổ chức của bạn đang nỗ lực để cải thiện vấn đề. Giải pháp này không ai khác chính là những dịch vụ, sản phẩm mà tổ chức muốn cung cấp. Nên mô tả khá chi tiết về những gì mà giải pháp của bạn mang lại (Công dụng, đặc điểm, giá thành,...)

+ Thị trường: Đối tượng mà sản phẩm và dịch vụ của bạn đang hướng đến là ai? Ở phần này, tổ chức nên xác định phân khúc thị trường và định hình quy mô khách hàng mục tiêu của sản phẩm.

+ Khách hàng lý tưởng và khách hàng quan trọng: Hãy cố gắng trọng việc chọn ra một chân dung đại diện cho khách hàng lý tưởng và quan trọng mà bạn sở hữu.

+ Tỷ lệ cạnh tranh: Ngoài nêu ra thị trường tiềm năng, thì việc trình bày chi tiết tính cạnh tranh về những gì mà tổ chức của bạn cung cấp cũng quan trọng không kém. Trong phần này, hãy đưa ra một vài lý luận, hoặc sơ đồ ma trận so sánh, đối chiếu tổ chức của bạn với những thương hiệu khác, thế mạnh của bạn trong cuộc chiến cạnh tranh này nằm ở đâu.

+ Dịch vụ và sản phẩm trong tương lai: Tầm nhìn chiến lược là một trong những yếu tố quyết định sự thông thái của doanh nghiệp. Hãy nói ngắn gọn về những dự định và mục tiêu bạn hướng đến trong tương lại dài hạn là gì?

3.3. Chương 3 - Kế hoạch vận hành

Chương 3 - Kế hoạch vận hành
Chương 3 - Kế hoạch vận hành

Tổ chức của bạn sẽ làm cách nào để nhìn thấy, nắm chắc cơ hội trước mắt và làm cho chúng trở thành thế mạnh của mình. Ở danh mục kế hoạch vận hành, hãy bao gồm những nội dung về kế hoạch, chiến lược kinh doanh và tiếp thị, cách bạn cho tổ chức hoạt động thế nào, đã đạt được những dấu mốc quan trọng gì? Cụ thể là:

+ Kế hoạch kinh doanh và tiếp thị sản phẩm, dịch vụ

+ Định hình vị trí của doanh nghiệp trên thị trường

+ Định hình giá thành của sản phẩm bạn cung cấp

+ Xúc tiến thương mại, lợi nhuận mà bạn hướng đến

+ Phương thức vận hành doanh nghiệp (Công nghệ, nguồn cung ứng,...)

+ Kế hoạch phân phối sản phẩm và dịch vụ

+ Các cột mốc về sự kiện và dữ liệu cụ thể

+ Thành quả đã đạt được

+ Các số liệu cụ thể đo lường tiềm lực của doanh nghiệp

+ Giả định chỉnh và rủi ro

Xem thêm: Việc làm marketing

3.4. Chương 4 - Nguồn lực

Chương 4 - Nguồn lực
Chương 4 - Nguồn lực

Sản phẩm của bạn đôi khi trong mắt các nhà đầu tư, sẽ không quan trọng bằng nguồn nhân lực vận hành sản phẩm mà bạn đang sở hữu. Các nhà đầu tư luôn đề cao một doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự tuyệt vời, có tư duy sáng tạo và có đủ năng lực để thực hiện những mục tiêu tuyệt vời. Chính vì vậy, ở danh mục nguồn lực, một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên đề cập đến những khía cạnh như sau:

+ Đội nhóm của bạn

+ Về doanh nghiệp (tầm nhìn, sứ mệnh, tính sở hữu trí tuệ, thông tin pháp lý, vị trí địa lý, tên gọi,...)

Xem thêm: Data khách hàng

3.5. Chương 5 - Kế hoạch tài chính

Những dự báo về tiềm lực tài chính là phần nội dung không thể thiếu ở một bản kế hoạch kinh doanh. Dự báo về tài chính có thể không quá đáng sợ như những gì doanh nghiệp vẫn thường hay lo nghĩ. Hơn hết, có khá nhiều công cụ thể tổ chức có thể vận dụng trong việc phác thảo một dự báo về tình hình tài chính doanh nghiệp chuẩn chỉnh. Kế hoạch tài chính đầy đủ nhất bao gồm những dự báo được chia làm hai phần, một phần trong khoảng thời gian 12 tháng (dự báo ngắn hạn) và một phần trong khoảng thời gian 2 - 3 năm (dự báo dài hạn). Cụ thể chi tiết như sau:

Chương 5 - Kế hoạch tài chính
Chương 5 - Kế hoạch tài chính

+ Dự báo về doanh số, doanh thu kinh doanh

+ Chính sách và chế độ thực hiện cho nhân sự

+ Báo cáo P&L (lãi và lỗ)

+ Báo cáo về lưu chuyển dòng tiền

+ Chi tiết bảng cân đối kế toán

+ Kế hoạch vận hành quỹ

+ Chiến lược đào thoát (nếu kết quả kinh doanh không suôn sẻ)

3.6. Chương 6 - Phụ lục

Đây có thể là danh mục không bắt buộc ở một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Tuy nhiên, bạn có thể thêm những nội dung ở phần phụ lục để thông tin trong bảng kế hoạch được dễ hiểu hơn. Phần phụ lục có thể bao gồm hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, chữ viết tắt,....

Tìm việc làm thực tập kinh doanh

4. Nguyên tắc đảm bảo bản kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp

Nguyên tắc đảm bảo bản kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp
Nguyên tắc đảm bảo bản kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp

Không giống như những bản kế hoạch đầy thiếu sót và kém sự chuyên nghiệp. Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh và bài bản, cần đảm bảo được những nguyên tắt sau:

- Đảm bảo ngắn gọn nhưng cô đọng và súc tích

Chẳng ai muốn đọc một  bản kế hoạch dài vô tận. Nhiều bản kế hoạch thừa thãi đến 50 hay 100 trang, điều này là không cần thiết. Sự dài dòng như đã nói ngay từ đầu, sẽ khiến khán giả của bản kế hoạch mà bạn tạo ra cảm thấy vô vị, nhàm chán, không lọc được những thông tin cần thiết nhất. Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh là tài liệu không mang tính cố định, chúng có thể sẽ được tinh chỉnh sao cho phù hợp. Vì vậy, hãy cố gắng trong việc chuẩn bị thông tin và nội dung kế hoạch ngắn gọn bạn nhé.

- Kế hoạch cần hướng đến những đối tượng cụ thể

Dễ hiểu - dễ đọc - dễ ghi nhớ là những gì mà một bản kế hoạch kinh doanh nên đảm bảo. Để đảm bảo được điều này, bản kế hoạch cần hướng đến khán giả cụ thể là ai? Một bản kế hoạch viết cho nhà đầu tư, nhà tài trợ đọc sẽ khác với một bản kế hoạch viết cho lãnh đạo và nhân viên nội bộ đọc. Khi xác định được đối tượng cụ thể mà bản kế hoạch kinh doanh hướng đến. Hãy làm cho nó phù hợp với đặc trưng đọc hiểu của từng đối tượng, để áp dụng trong việc sử dụng từ ngữ chuyên ngành, cách trình bày, văn phong,...

- Đừng để việc viết kế hoạch kinh doanh trở thành áp lực của bạn

Đa phần, các doanh nhân cũng giống như bạn, họ có thể không có một xuất phát điểm quá cao, hay sở hữu những chuyên môn đẳng cấp tuyệt vời. Họ có thể trở nên giàu có và mạnh mẽ về tài chính nhờ vào kinh nghiệm và kỹ năng bươn trải của họ. Chính vì vậy, đừng quá tự áp lực bản thân về việc viết một kế hoạch kinh doanh thật quy mô và chuyên nghiệp đến từng chi tiết. Việc viết một bản kế hoạch kinh doanh đầy đủ sẽ không quá khó khăn nếu như bạn thật sự có chuyên môn và đam mê trong lĩnh vực mà bạn cung cấp. Tốt nhất, để dễ dàng hơn, hãy phác thảo cục bộ bản kế hoạch kinh doanh của bạn trên một trang giấy, sau đó mới bắt đầu đi từng chi tiết với từng đề mục.

Xem thêm: Cách tính hiệu quả kinh doanh

5. Tham khảo các bước xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh

Tham khảo các bước xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh
Tham khảo các bước xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh

Cuối cùng, để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất, bạn có thể nằm lòng những bước sau đây của work247.vn gợi ý nhé:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu dài hạn

+ Bước 2: Xác định những mục tiêu cụ thể

+ Bước 3: Xác định thế mạnh kinh doanh độc nhất

+ Bước 4: Tìm hiểu kỹ và phân tích đối thủ cạnh tranh

+ Bước 5: Xác định và nghiên cứu khách hàng mục tiêu

+ Bước 6: Xác định cơ bản tỷ lệ cung - cầu của thị trường

+ Bước 7: Phác thảo mục tiêu kinh doanh

+ Bước 8: Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể

+ Bước 9: Bắt tay vào hành động

Trên đây là một số tổng hợp thông tin và chia sẻ của work247.vn về một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Nếu bạn là cá nhân đang thực hiện mẫu tài liệu này, hy vọng những kiến thức trên đây sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1324 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT