Ngành diễn viên điện ảnh và lớp mặt nạ cảm xúc sau mỗi vai diễn
Theo dõi work247 tạiNgành diễn viên điện ảnh là một ngành nghệ thuật thu hút rất nhiều đam mê của các bạn trẻ. Công việc này đem lại những ánh hào quang sân khấu, những sự nổi tiếng, những vai diễn, giải thưởng để đời. Thế nhưng sau những lớp màn lấp lánh đó lại là những góc khuất ít ai biết được của người diễn viên. Những áp lực, những căn bệnh tâm lý đằng sau những lớp mặt nạ cảm xúc.
1. Tìm hiểu ngành Diễn viên điện ảnh
1.1. Diễn viên điện ảnh là gì?
Diễn viên điện ảnh là gì? Thực ra nó cũng là một nghề. Các diễn viên sẽ phải hóa thân vào nhân vật, dùng toàn bộ ngôn ngữ cơ thế, đến cảm xúc sao cho tròn vai và đưa nội dung phim đến người đọc một cách chân thực nhất.
1.2. Các khối thi vào ngành diễn viên điện ảnh.
Vì là ngành liên quan đến năng khiếu nên khi tuyển sinh người ta chú trọng năng khiếu nhiều hơn, sẽ có 2 khối thi cho các bạn lựa chọn đó là:
- Văn+ năng khiếu 1+ năng khiếu 2
- Toán+ năng khiếu 1+năng khiếu 2
1.3. Các trường đào tạo diễn viên điện ảnh.
Hiện nay, có khá là nhiều cơ sở đào tạo ngành này rải rác khắp cả nước để phục vụ cho nhu cầu học cũng như là phục vụ cho sự phát triển của điện ảnh nước nhà
Sau đây là gợi ý top 5 trường đào tạo diễn viên hàng đầu ở khu vực Hà Nội nhé.
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUÂN ĐỘI
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
- TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỆ THUẬT HÀ NỘI
- TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÀI NĂNG ĐIỆN ẢNH TPD
2. Yêu cầu đối với diễn viên điện ảnh.
-
Kiến thức
Nhiều người cứ nghĩ làm nghề diễn viên thì chỉ cần có năng khiếu thôi là được, năng khiếu tất nhiên phải có, nhưng bên cạnh đó thì người diễn viên cũng cần phải có sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực, nhiều tập quán phong tục thói quen sinh hoạt của từng vùng khác nhau. Từ một chi tiết nhỏ nhất cũng đòi hỏi người diễn viên phải nắm rõ được để làm nên 1 bộ phim đắt giá nhất.
-
Kỹ năng và năng khiếu
Khi có kiến thức rồi thì những người diễn viên điện ảnh cũng cần phải có cả kỹ năng và năng khiếu, phải biết dùng các ngôn ngữ cơ thể điều chỉnh làm sao để lột tả rõ nét nhất cảm xúc của nhân vật, phải có một tư duy về nghệ thuật, có chất nghệ trong đó. Ngoài ra trí tưởng tượng cũng phải phong phú để từ đọc kịch bản mà có thể mường tượng ra sắp tới mình sẽ diễn như thế nào, cảnh ra làm sau.
-
Khả năng
Nhiều người cứ nghĩ rằng nghề diễn viên là sướng, nhìn các diễn viên ai cũng ăn mặc đẹp sang chảnh vậy nhưng khi đóng phim thì họ k chỉ dung những năng khiếu và kĩ thuật diễn xuất, họ còn phải thức khuya dậy sớm, thích nghi với từng cảnh phim, từng nhân vật. Chính vì thế đòi hỏi ở họ ngoài năng lực sáng tạo và hiển thiện cảm xúc tốt ra thì có phải có một sức khỏe thật tốt, có thể làm viêc cường độ nhiều và chịu được áp lực. Khả năng giao tiếp cũng phải tốt, linh hoạt và phải biết chủ động trong mọi tình huống.
-
Thái độ học hỏi
Cũng như các ngành khác, ngành diễn viên điện ảnh muốn làm tốt được, phát triển được thì ngoài khả năng của bản thân thì diễn viên cũng phải luôn luôn học hỏi, trau dồi thêm kiến thức từ các anh chị đi trước, từ bạn diễn để không ngừng hoàn thiện bản thân hơn nữa. Phải thực sự đam mê và tâm huyết với nghề. Có như vậy thì mới phát triển được.
Xem thêm: [Hé lộ] Cách làm diễn viên cho người mới chưa có kinh nghiệm
3 . Những vấn đề khi theo ngành diễn viên điện ảnh
3.1. Khó khăn
-
Nghề nghiệp không ổn định: Nếu các bạn cứ nghĩ học ngành diễn viên điện ảnh ra trường tương lai sáng lạng ngay thì các bạn nhầm to rồi. Thường thì không phải ai học diễn viên ra cũng có việc đều, công việc thường khá bấp bênh. Những ai công việc chạy show nhiều thì cũng đều trải qua một quá trình gian nan bấp bênh với công việc, giờ giấc thì không rõ ràng.
- Áp lực công việc: Vì tính chất của công việc nên nghề luôn đòi hỏi ở bạn một tư duy tốt và thay đổi không ngừng để phù hợp hơn.
- Thu nhập bấp bênh: Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng diễn viên ai cũng giàu có hoặc lương cao lắm. Cái vấn đề thu nhập nó còn dựa vào sự nổi tiếng và sức ảnh hưởng của bạn. Nếu không có những cái đó thì cuộc sống của họ cũng không hề dễ dàng hay nói cách khác là khá bấp bênh với nghề này
- Mối quan hệ phức tạp và nhiều cám dỗ: Muốn phát triển được trong nghề bạn sẽ phải quen biết nhiều, chính vì thế bạn phải giao tiếp nhiều và sinh ra nhiều mối quan hệ. Và nhiều mối quan hệ thì cũng phát sinh ra sẽ có nhiều cám dỗ. Họ có thể đánh đổi hoặc không. Nhưng đòi hỏi ở người diễn viên phải thực sự muốn tự đi trên đôi chân của mình, dù khó nhưng nếu họ vươt qua được sẽ là cả một ánh hào quang phía sau.
3.2. Ngành diễn viên điện ảnh - chặng đường theo đuổi đam mê đầy những sành sứ
Người ta vẫn thường ví hành trình sự nghiệp của mỗi người là một con đường. Có người may mắn được đi trên con đường trải đầy hoa hồng. Có người lại gặp phải những đoạn khúc khủy, có người lại phải lao tâm khổ tứ trên cả hành trình toàn sỏi đá. Còn đối với hành trình đối với ngành diễn viên điện ảnh, tôi gọi đó là con đường sành sứ cho những đôi chân trần. Có nhiều trường hợp được nối gót và dẫn dắt bởi cha ông - những người ở sẵn trong nghề, phần đông lại là những người phải tự lực cánh sinh trên chính con đường đó Tuy nhiên điểm chung của họ đều phải có năng khiếu thực sự và đều phải thể hiện được những điểm vượt trội đó mà gặt hái cơ hội thành danh cho mình.
Hẳn chúng ta đã từng biết rất nhiều câu chuyện mà một người theo đuổi cái nghề mà người ta hay nói là “được ăn ngon mặc đẹp” này đã đôi lần phải vừa ăn cơm không với muối để ôn kịch bản, để dứt ruột mua một bộ quần áo đẹp đi diễn. Bởi vì đối với những người trong ngành diễn viên điện ảnh, ngoại hình luôn phải chỉn chu cho dù bạn là vai chính, vai phụ hay thậm chí là một vai quần chúng. Những cái khó khăn ấy ừ thì là nghề nào cũng phải đánh đổi thế nhưng ngành diễn viên điện ảnh đó đã vốn là “chiến trường” ngay từ khi thi vào các trường. Cả nước chỉ đếm trên đầu ngón tay những ngôi trường công đào tạo nghề diễn viên điện ảnh chuyên nghiệp, điển hình là Trường Đại học Sân khấu Điện Ảnh, Trường Đại học Nghệ thuật Quân đội, … Cho nên tỉ lệ chọi để đỗ vào những ngôi trường này là rất cao. Hay kể cả những trung tâm đào tạo diễn xuất cũng khá kén chọn và mức học phí cũng cao dành cho ứng viên mong muốn được theo đuổi nghiệp diễn.
Tiếp đó liên tục là những cuộc “giằng co” những cơ hội ít ỏi trong khi còn là sinh viên. Bởi lẽ đây chính là bản lề quan trọng cho những người diễn viên tương lai có thể thực sự tỏa sáng. Không phải ngẫu nhiên mà nữ diễn viên Bảo Hân trở thành nên nổi tiếng, được nhiều nhãn hàng săn đón và cơ may được tiếp tục là cái tên trong nhiều bộ phim khác khi cô mới còn là một sinh viên năm nhất. Đó là bởi vì nữ diễn viên Bảo Hân đã tự gặt hái cho mình được cơ hội trở thành một trong những diễn viên chính trong bộ phim truyền hình “Về nhà đi con”. Cơ hội đó chắc chắn không thể nào chỉ là sự may mắn mà đó còn minh chứng cho sự nỗ lực trong nghiệp diễn, khẳng định được dấu ấn trong lòng khán giả của diễn viên 10x - Bảo Hân.
Xem thêm: Bật mí bí mật liên quan đến mô tả công việc diễn viên đóng thế
3.3. Những cảm xúc thật phải “tạm nghỉ”, những lớp mặt nạ được đeo lên
Đối với những người làm ngành diễn viên điện ảnh, cảm xúc luôn là một điều quan trọng. Bởi nếu ai đó nói rằng “Cảm xúc của bạn thật chân thật” thì đó chính xác là một lời khen, một sự thành công đối với mỗi người diễn viên sau những vai diễn của mình. Có những người còn thật đến nỗi bị khán giả chửi rủa bởi họ đảm nhận một vai phản diện. Cũng có những người thật đến mức họ còn bị ảnh hưởng vào chính cuộc sống của mình. Thế nhưng cho dù có thật đến đâu, người ta cũng phải thừa nhận rằng, họ bắt buộc phải “tạm nghỉ” lại cái cảm xúc hiện tại để nhập vai vào một thứ cảm xúc khác.
Có bao giờ bạn tự hỏi “Liệu đằng sau những nụ cười của những vai diễn hài hước, người diễn viên ấy có đang buồn”, có chứ! Tôi từng biết đến câu chuyện của một diễn viên sân khấu kịch - Hiếu Hiền, vào ngày anh biết tin mẹ mất, anh vẫn phải gạt hết nước mắt và nỗi đau nén lại để tiếp tục nốt vai diễn gây cười của mình. Đó chính là trách nhiệm với vai diễn, với khán giả của người diễn viên. Đó chỉ là một trong rất rất nhiều những câu chuyện về cảm xúc ở ngoài kia. Có những diễn viên vốn là những con người rất nhút nhát, thế nhưng luôn phải đảm nhận những vai diễn cay nghiệt, ác độc. Để có thể làm được điều đó họ phải đeo lên một lớp mặt nạ khác hoàn toàn với con người thật của mình cùng với kỹ năng diễn xuất của mình để hoàn thành trọn vẹn vai diễn. Và đến khi hết phim, họ lại trở về là họ, nhẹ nhõm với con người thật của mình, háo hức chờ đợi những phản hồi của khán giả về “lớp mặt nạ” mà mình đã đeo lên.
Hay quay lại chính như trường hợp của diễn viên Hiếu Hiền, anh đã phải diễn một thứ cảm xúc trái ngược hoàn toàn với cảm xúc thật của anh. Có mấy ai có thể đủ mạnh mẽ để tạm gác nỗi đau và đeo lên một lớp mặt nạ vui vẻ. Bộ phim Joker của hàng phim DC vào khoảng giữa năm 2019 vừa rồi đã tái hiện rất rõ những lớp mặt nạ của người diễn viên. Joker, mặc dù không phải là một diễn viên điện ảnh nhưng hắn là một diễn viên kịch mang bộ mặt tên hề. Hắn luôn vẽ cho mình một khuôn mặt vui vẻ với nụ cười lớn thế nhưng để có thể đứng lên sân khấu, hắn đã phải đánh đổi những gì. Hãng phim DC đã lột tả được hết những cái trái ngang trong nghề diễn viên điện ảnh thông qua chi tiết Joker vẽ nụ cười trên mặt mình bằng máu. Cả kể chính Joaquin Phoenix - nam diễn viên thủ vai Joker trong bộ phim này cũng buộc phải tìm cách gạt bỏ con người thật của mình để đeo lớp mặt nạ giống hoàn toàn với Joker.
3.4. Lao đao tìm kiếm vai diễn trên đại dương của ngành diễn viên điện ảnh
Những “trả giá” trong ngành diễn viên điện ảnh cũng là mong muốn của tất cả những người đang đi trên con đường này mong muốn được “đánh đổi”. Bởi khi anh thực sự phải gạt đi cuộc sống cá nhân của mình để sẵn sàng cho một vai diễn, nghĩa là anh đã thực sự bước dần đến đỉnh vinh quang trong nghề. Có những người thực sự phải đi gần hết cuộc đời mình để thực sự thăng hoa với một vai diễn. Nhưng cũng có những trường hợp khác, được đo ni đóng giày với một vai diễn, và từ đó họ không thể thoát ra được cái bóng đó, thành ra những vai diễn tiếp theo không thực sự thành công. Họ lại tiếp tục lao đao trên chính sự nghiệp của mình.
Đối với một người diễn viên điện ảnh, hạnh phúc chính là được diễn, được diễn nhiều vai khác nhau, xuất hiện ở nhiều bộ phim khác nhau. Có thể vừa là diễn viên chính của bộ phim A, nhưng cũng có thể là diễn viên phụ của bộ phim B, và không ai có thể phủ nhận rằng khi là một diễn viên phụ thì không có cơ hội thành công. Trong bộ phim khác cũng của hãng phim DC, Heath Ledger thủ vai Joker nhưng lần này là một vai phụ trong bộ phim The Dark Knight (Hiệp Sĩ Bóng Đêm - 2008). Thế nhưng điều đặc biệt là sau khi bộ phim công chiếu, thay vì nam chính - Batman thì Joker lại là cái tên được nhắc đến nhiều hơn bởi lối diễn xuất của mình. Điều này đã giúp Heath Ledger nhận giải thưởng nam phụ xuất sắc nhất của Oscar. Và trong suốt quãng thời gian diễn xuất của mình, có lẽ đây lại là một vai diễn để đời trước khi anh từ giã cõi đời không lâu sau đó.
Trong ngành diễn viên điện ảnh, có những người bỗng chốc trở nên nổi tiếng, nhận được những hợp đồng phim hàng tỷ đồng chỉ sau một vai diễn. Những có những người cho dù đã cố gắng tự tìm kiếm rất nhiều đất diễn cho mình nhưng vẫn mãi lao đao trên sự nghiệp của mình. Thậm chí họ còn đảm nhiệm liên tiếp các vai chính nhưng vẫn không thể để lại một dấu ấn trong lòng khán giả. Điển hình phải kể đến nữ diễn viên trẻ xinh đẹp của điện ảnh Trung Quốc - Hồ Băng Khanh. Mặc dù cô đã từng được “chọn mặt gửi vàng” với vai trò nữ chính trong 12 bộ phim truyền hình nhưng vẫn không thực sự gặt hái được một sự thành công nào. Thậm chí những bạn diễn vai nam thứ và nữ thứ của cô còn được nhắc tên đến nhiều hơn.
Nếu ví ngành diễn viên điện ảnh là một đại dương, người vượt qua được sóng gió thì đến được bến bờ của danh vọng, người không tìm được ngọn hải đăng trên đại dương đó thì mãi lạc lối, còn người không may xoáy vào tâm bão sẽ chết. Những khó khăn hiểm nguy ấy, bằng cách này hay cách khác đều cần những niềm đam mê cháy bỏng, những nhiệt huyết diễn xuất và những cố gắng không ngừng nghỉ mới có thể vượt qua. Tệ hơn có những người còn đánh đổi nó bằng mọi giá, khiến cho bản thân bị sa ngã và tự đào thải bản thân mình ra khỏi nghề khi còn chưa tìm được “ngọn hải đăng” cho mình.
Xem thêm: Muốn làm diễn viên cần học giỏi môn gì? Các kỹ năng nghề nghiệp
3.5. Làm sao để đặt bước chân vững chắc vào ngành diễn viên điện ảnh?
Để có thể trả lời được câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhìn chặng đường của những diễn viên Việt Nam như: Bảo Thanh, Ninh Dương Lan Ngọc, Trấn Thành, Huỳnh Lập. Họ đều là những người trẻ, là những người đã phải trải qua rất những thách thức, áp lực trong nghề để có thể thực sự bước lên đài vinh quang, đạt những giải thưởng danh giá về diễn xuất như ngày hôm nay.
Bảo Thanh, một nữ diễn viên trẻ với những vai diễn phim truyền hình xuất sắc. Bảo Thanh có một sự nghiệp diễn xuất dài hơn hẳn 3 cái tên kể trên. May mắn được sinh ra trong một gia đình được định hướng nghề diễn viên, cho nên ngay từ khi 8 tuổi, Bảo Thanh đã được xuất hiện trong bộ phim “Vào Nam ra Bắc” và nhận được giải thưởng Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13. Thành công đó của cô chính là áp lực với Bảo Thanh những năm tháng sau này, khi luôn phải chứng minh hết thực lực sẵn có của mình sau khi trưởng thành và có một quá trình học tập nghề diễn viên chuyên nghiệp. Công sức đó của cô đã được đền đáp xứng đáng cho đến hôm nay với 2 giải thưởng Cánh diều vang cao quý cho 2 vai diễn chính trong 2 bộ phim truyền hình Việt Nam liên tiếp là “Sống chung với mẹ chồng” và “Về nhà đi con”.
Hay Huỳnh Lập - nam diễn viên trẻ đã nhiều lần thất bại và đã có một hành trình vô cùng khó khăn từ những ngày đầu còn là sinh viên với 2 lần thi đại học Sân khấu mới đỗ. Rồi từ từ, anh tự mình tìm kiếm cơ hội với những clip hài đăng trên youtube, cho đến hôm nay là một diễn viên điện ảnh, sân khấu kịch được nhiều người săn đón. Không ai có thể phụ nhận được sự cố gắng của chàng trai trẻ 9x này. Có những lần Huỳnh Lập đã chia sẻ với báo giới, anh đã phải bỏ ăn để dành triệt để thời gian cho công việc của mình, sáng thì đi đóng phim, chiều tối thì đi diễn sân khấu kịch, đêm về lại tranh thủ viết kịch bản. Nhìn những vai diễn mà Huỳnh Lập đã thể hiện xuất sắc trên cả sân khấu, màn ảnh nhỏ lẫn màn ảnh lớn, ít ai biết được rằng chàng trai trẻ ấy đã phải dành cả thanh xuân của mình cho sự nghiệp diễn xuất.
Mặc dù vậy, cho đến nay khi đã thành danh, đứng chung sân khấu với những diễn viên anh chị, Huỳnh Lập chưa bao giờ cho phép mình được “tự đắc vỗ ngực”. Anh vẫn luôn không ngừng học hỏi và nghiêm túc với nghề. Đó cũng là những đáp án cho câu hỏi “Làm sao để đặt bước chân vững chắc vào ngành diễn viên điện ảnh?”. Hy vọng rằng với những ai cũng đang nuôi đam mê với sự nghiệp diễn xuất sẽ có thêm những bài học kinh nghiệm cho mình.
4997 0