Sinh viên học Ngành kinh tế đầu tư ra làm gì và làm việc ở đâu?
Theo dõi work247 tạiNgành kinh tế đầu tư và những vấn đề việc làm liên quan đang được các bậc phụ huynh và học sinh quan tâm rất nhiều, hãy cùng tìm hiểu ngành nghề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu ngành Kinh tế đầu tư
Kinh tế đầu tư là ngành đào tạo các bạn sinh viên thành cử nhân quản lý các hoạt động đầu tư, ngoài ra còn cung cấp cho người học các kiến thức về kinh tế chuyên sâu, am hiểu thị trường đầu tư
Ngành trang bị cho các bạn sinh viên những kiến thức tổng hợp về quản lý kinh tế, bên cạnh đó còn cung cấp những kiến thức chuyên sâu về cách lập dự án đầu tư và quản lý các mô hình dự án đó ở tầm vi mô và vĩ mô, học ngành này xong các bạn biết cách áp dụng những mô hình quản lý hiện đại vào các mô hình dự án.
2. Những cơ hội nào dành cho các bạn sinh viên sau khi ra trường đối với chuyên ngành này?
Hiện nay, nước ta đang bị thiếu nguồn nhân lực tài giỏi ở lĩnh vực kinh tế và đầu tư, những nguồn nhân lực có sẵn thì vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của những nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp. Vì vậy đây là một tín hiệu đáng mừng dành cho những bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành này.
Tiếp theo nữa đó là việc rất nhiều doanh nghiệp hình thành và phát triển trong giai đoạn gần đây, vì vậy cơ hội gia tăng việc làm được mở rộng rất nhiều, các bạn sinh viên sau khi ra trường có thể thử sức mình với những doanh nghiệp mới để khẳng định khả năng và trình độ của mình giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn.
Rất nhiều lĩnh vực mà khi học xong chuyên ngành này các bạn có thể tham gia vào làm việc như là Đầu tư tài chính, Bảo hiểm, Ngân hàng, Bất động sản,... đây đều là những thị trường vô cùng tiềm năng đối với một nhà kinh tế đầu tư tương lai.
Một điều đáng nói nữa đó là nếu như bạn được làm việc tại những doanh nghiệp với chuyên ngành mình đang học thì rất có thể cơ hội thăng tiến của bạn sẽ rất tốt, nếu làm tốt thì bạn có thể sẽ được nâng lương, thăng chức hoặc là được công ty cử đi học nâng cao trình độ, ra nước ngoài học tập kinh nghiệm,...
Đó là những cơ hội vô cùng lớn đối với chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế này, để nắm bắt được hết những cơ hội này các bạn cần phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều, học hỏi mọi lúc mọi nơi để nâng cao kỹ năng và trình độ của mình.
Xem thêm: Ngành kinh tế xây dựng - Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
3. Ngành đào tạo gì và có những cơ sở nào đào tạo uy tín?
Giai đoạn hướng nghiệp là một giai đoạn cực kỳ khó khăn không chỉ đối với các em học sinh và còn với cả các bậc phụ huynh có con em đang chuẩn bị bước vào kỳ tuyển sinh chuyên nghiệp. Chọn được chuyên ngành phù hợp với sở thích, ước mơ, phù hợp với bản thân mình đã khó nhưng để chọn cơ sở đào tạo lại càng khó hơn. Để tìm được một nơi đào tạo tốt, phụ huynh và các em cũng phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu, suy nghĩ đắn đo. Hiểu được nỗi lòng đó, tôi đã tập hợp được một số trường có chất lượng đào tạo uy tín hàng đầu để cho quý vị và các em tham khảo như là: Đại học kinh tế Quốc dân, Viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh- Đại học Thái Nguyên, Đại học Công nghiệp,... đó là một số trường đào tạo chất lượng đầu ra cực kỳ tốt, tuy nhiên trước khi các em đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm tuyển sinh thì nên chú ý đến năng lực học tập của mình xem có khả năng đủ điểm xét tuyển hay không, tránh để tình trạng tuyển sinh vào trường vượt xa so với năng lực như vậy kỳ tuyển sinh các em có thể sẽ không đỗ.
Đối với chuyên ngành này, khi học các bạn sẽ được đào tạo rất nhiều những kiến thức từ đại cương, cơ sở ngành và cả những môn chuyên ngành. Những môn học cơ sở ngành giúp cho các bạn có tiền đề để nắm bắt được chuyên môn ngành học của mình, nó giúp các bạn có những kiến thức làm móc nối các sự vật, hiện tượng với nhau để chúng trở thành một khối kiến thức rộng rãi chứ không phải bo hẹp, một số môn cơ sở như là Tài chính tiền tệ, Tài chính Thống kê, Marketing, kinh tế lượng, Quản trị học, Toán, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô,... ngoài ra còn rất nhiều những môn học liên quan khác nữa. Với những môn chuyên ngành như là Kinh tế đầu tư, Kinh tế Quốc tế, Thị trường vốn đầu tư, Luật đầu tư, Thẩm định dự án đầu tư, Quản lý dự án đầu tư, Nghiên cứu và dự báo kinh tế,...
Tin tuyển dụng: Việc làm nhân viên kinh doanh
4. Một số vị trí việc làm trong ngành sinh viên có thể làm sau khi tốt nghiệp
4.1. Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là một trong những việc làm của ngành kinh tế đầu tư, công việc của bộ phận này liên quan trực tiếp tới doanh số của công ty. Làm việc ở bộ phận này, các bạn sẽ phải liên hệ với khách hàng để giới thiệu sản phẩm của công ty, làm việc với đối tác trao đổi về sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh, là người sẽ phải đưa ra những kế hoạch, những chiến lược bán hàng cụ thể để triển khai bán hàng một cách hiệu quả nhất.
Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng đối với công ty hay doanh nghiệp nào đó, vì vậy để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi thì bạn cần có một số tố chất như là trình độ chuyên môn cao, sử dụng thành thạo nghiệp vụ bán hàng, marketing, có khả năng đàm phán và thuyết phục khách hàng,... Có được những tố chất quan trọng này bạn sẽ trở thành một nhà kinh doanh giỏi của công ty.
Đối với vị trí này các bạn sẽ có mức lương “khủng”, tại sao tôi lại nói như vậy? Công việc liên quan đến doanh số sẽ được hưởng thêm khoản hoa hồng hay còn gọi là lương doanh thu theo sản phẩm bán ra huống hồ nhân viên kinh doanh lại là người trực tiếp tạo ra con số đó. Mức thu nhập nhận được sẽ ở mức 10-15 triệu tuỳ thuộc vào từng quy mô của doanh nghiệp là to hay bé. Các bạn sinh viên mới tốt nghiệp, làm việc tại vị trí này cũng sẽ có cơ hội nhận được mức lương từ 7 đến 9 triệu đồng một tháng.
Đây thực sự là một công việc mơ ước, bạn nào đam mê kinh doanh thì có thể thử sức mình với công việc này xem sao, biết đâu lại làm cho sự nghiệp của bạn thay đổi.
4.2. Chuyên viên phân tích tài chính
Vị trí này các bạn có thể ứng tuyển tại nhiều đơn vị khác nhau như là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, ngân hàng, các công ty Bất động sản,... Đây cũng là vị trí khá quan trọng đối với công ty. Nhiệm vụ của các bạn ở vị trí này chính là thực hiện việc phân tích và dự đoán dòng tiền đầu tư của công ty, phân tích và hoạch định lợi nhuận và chi phí đầu tư, sản xuất kinh doanh của công ty. Phân tích các dự án xem có tiềm năng để đầu tư vào đó hay không? Khi hoàn thành dự án xong liệu có thu được doanh thu ngay hay không?.... nói chung tất cả những gì liên quan đến vấn đề tài chính đều do bộ phận này đảm nhiệm.
Để trở thành một nhân viên giỏi thì các bạn cần phải có những kỹ năng nghiệp vụ về tài chính, kinh tế và thị trường một cách chuyên sâu, có những kỹ năng như là phân tích, tổng hợp đánh giá và đưa ra nhận xét, kết luận về lĩnh vực bạn làm việc.
Lương đối với nhân viên phân tích tài chính thường sẽ là 9-12 triệu đồng, đây là con số có thể thay đổi thuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp hoặc từng trình độ, vị trí, cấp bậc, kinh nghiệm của mỗi người.
4.3. Giảng viên đào tạo bộ môn chuyên ngành Kinh tế đầu tư
Cùng một chuyên ngành những các bạn có thể có nhiều hướng đi khác nhau, có bạn thích được làm việc trong môi trường năng động để thử sức khám phá bản thân, nhưng có bạn lại lựa chọn nơi giảng đường làm chỗ dừng chân để tiếp tục phát triển sự nghiệp. Giảng đường là nơi bình yên không có sự tranh chấp nào ở đây, vì vậy tính cách của những giảng viên nơi đây cũng khá là điềm đạm, trầm tĩnh. Là một giảng viên chuyên ngành kinh tế đầu tư, các bạn cần phải nắm rõ được kiến thức về kinh tế bao gồm đầu tư, thị trường, tài chính, con người,... tất cả các lĩnh vực bạn đều phải có sự am hiểu một cách sâu sắc để có thể áp dụng chúng đưa vào bài giảng cho sinh viên. Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các bạn cần phải có một số kỹ năng mềm như là giao tiếp, thuyết trình giữa đám đông, lắng nghe và biết quan sát để đưa ra đánh giá,... tất cả những kỹ năng đó đều cần trong công tác giảng dạy của người giảng viên.
Ở đây, thu nhập các bạn thu được có thể là từ 5 đến 7 triệu đồng một tháng, tuỳ vào hệ số lương, trình độ cấp bậc chức vụ của bạn mà sẽ có con số cụ thể riêng.
Đó là một số vị trí thường xuyên được tuyển dụng, vì vậy các bạn hãy tự nắm bắt cư hội cho chính bản thân mình để xây dựng sự nghiệp bằng cách chăm chỉ học tập ngay từ khi ngồi trên giảng đường, không ngừng học hỏi những kiến thức mới liên quan đến ngành nghề của mình. Tin chắc rằng với sự cố gắng thực sự đó thì sẽ sớm đạt được kết quả mà các bạn mong muốn.
5. Yêu cầu cần có khi theo học chuyên ngành kinh tế đầu tư là gì?
Để học tập và làm việc trong ngành Kinh tế đầu tư này, dĩ nhiên các bạn sẽ không thể thiếu được một số những kỹ năng sau đây:
- Sự yêu nghề, đam mê kinh doanh: Làm ở lĩnh vực đầu tư đương nhiên bạn phải là người yêu thích kinh doanh thì mới có thể làm tốt được. Đam mê nghề nghiệp chính là nền tảng vững chắc nhất trên con đường chinh phục sự nghiệp. Đam mê giúp bạn gắn bó được với công việc dài hơn, vì vậy làm việc gì cũng nên suy nghĩ xem bản thân có thực sự yêu thích không sau đó mới đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp.
- Có khả năng định hướng những chiến lược một cách chính xác và hiệu quả nhất: Đối với những chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư, chắc chắn đầu óc của họ sẽ có rất nhiều chất xám, để nghĩ ra được những chiến lược cực kỳ xuất sắc để có những dự án chiến lược mang tính bền vững mà lợi nhuận thu lại rất cao. Vì vậy bạn cũng còn phải thực hiện được những việc như vậy thì mới được đánh giá là một chuyên viên đầu tư kinh tế tài ba.
- Có khả năng tư duy, sáng tạo: Đây là yếu tố rất hữu ích đối với bất kỳ một công việc nào, nó giúp cho chúng ta có được những cái mới, những sản phẩm, dịch vụ mới và đó cũng là động lực to lớn đến tinh thần làm việc của nhân viên của công ty.
- Chịu được áp lực công việc cao, là người bình tĩnh: Đây là công việc có rất nhiều áp lực được tạo ra hàng ngày, liên quan đến đầu tư, liên quan đến tiền bạc, liên quan đến chi phí và lợi nhuận,... tất cả những điều đó làm cho đầu óc của chúng ta luôn trong tâm thế hoạt động không ngừng nghỉ. Và đương nhiên sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh có thể xảy ra, vì vậy bình tĩnh là cách giải quyết tốt nhất trong lúc này. Những người có được sự bình tĩnh thường sẽ giải quyết công việc ổn thỏa hơn là những người mất bình tĩnh, làm việc nóng vội.
Vì vậy, ngoài khả năng về trình độ thì các bạn cũng cần phải rèn luyện, bổ sung cho mình những kỹ năng mềm quan trọng để hỗ trợ hoàn thành công việc tốt hơn.
Xem thêm: Bạn có biết học ngành kinh tế quốc tế ra làm gì hay không?
6. Cách tìm việc làm nhanh chóng và hiệu quả nhất tại work247.vn
Các bạn đã biết có cách nào tìm việc vừa nhanh lại vừa hiệu quả chưa? Đó chính là tìm việc làm tại website tuyển dụng, truy cập vào work247.vn để có được những thông tin về việc làm bạn muốn biết nhé. Đây là một trang web được rất nhiều người sử dụng và đã đạt được hiệu quả bất ngờ. Trong đó các ứng viên ứng tuyển ua đây có rất nhiều người đã thành công với vị trí việc làm của họ, còn bạn thì sao? Hãy thử để trải nghiệm ngay nhé!
Trên đây là bài viết về Ngành kinh tế đầu tư mà tôi muốn chia sẻ cho các bạn, hy vọng rằng qua những thông tin này các bạn có thể tìm cho mình một định hướng nghề nghiệp cho tương lai một cách chính xác nhất, và sau khi học xong có thể tìm kiếm được một công việc như ý muốn. Hãy đồng hành cùng work247.vn để có những kiến thức về ngành học cũng như những thông tin tuyển dụng mà các bạn đang muốn tìm hiểu.
Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình!
15632 0