Ngành quản lý công ra làm gì và những điều cần biết
Theo dõi work247 tạiNếu bạn yêu thích hoạt động quản lý và muốn định hướng con đường sự nghiệp của mình theo nghiệp vụ này thì hãy tìm hiểu về ngành Quản lý công nhé. Ngành quản lý công học gì?, sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ làm gì?,… đó là những thắc mắc chủ yếu của học sinh trong quá trình tìm hiểu ngành nghề này.
Trong nội dung dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về ngành Quản lý công để không những có thể trả lời được cho các câu hỏi phổ biến như vừa nêu trên, đồng thời có thêm thông tin kiến thức khác cần thiết có liên quan đến ngành học này.
1. Những hiểu biết chung về ngành Quản lý công
1.1. Giải nghĩa thuật ngữ Quản lý công
Quản lý công có nghĩa là tiến hành các hoạt động quản lý các mảng liên quan đến hành chính Nhà nước, các vấn đề trong khu vực thuộc nhà nước. Những vấn đề cần quản lý điển hình như công việc thu thập để phân tích các số liệu thuộc Nhà nước thống kê, vừa thi hành vừa phát triển các chính sách được Chính phủ ban hành, giám sát các quỹ, quản lý các tổ chức, cơ quan trong bộ máy Nhà nước, biên tập chính sách,… Nói chung, không khó hiểu thuật ngữ quản lý công, nhưng sẽ rất quan trọng để bạn phải tìm hiểu kỹ hơn về chuyên ngành Quản lý công được đưa vào giảng dạy vì nó có nhiều vấn đề hơn việc tìm hiểu khái niệm quản lý công là gì?
1.2. Những hiểu biết cơ bản về ngành Quản lý công
Ngành Quản lý công là một chuyên ngành nằm trong khối ngành quản lý Nhà nước, được phụ trách đào tạo bởi Học viện Hành chính Quốc gia. Ngành chuyên đảm nhiệm công tác đào tạo cử nhân có khả năng lãnh đạo, năng lực quản lý vào làm việc tại các tổ chức, các cơ quan thuộc Nhà nước, có thể làm việc ở các cấp từ trung ương đến địa phương thuộc Nhà nước.
Ngành học này lấy trọng tâm là việc trang bị cho sinh viên đầy đủ các kỹ năng quan trọng để vận dụng trong công tác phân tích, xây dựng chính sách công, vận dụng các kỹ năng một cách hiệu quả nhất để có thể tiến đến các mục tiêu đề ra trong công việc.
2. Ngành Quản lý công học gì – bạn có biết?
Với nhiệm vụ được xác định của công tác quản lý công thì ngành học Quản lý công đã xây dựng nên chương trình đào tạo chuẩn mực phục vụ mục đích đào tạo nên đội ngũ nhân lực có đủ năng lực, đủ trình độ đảm nhiệm công việc mà Nhà nước giao phó. Vậy chương trình đào tạo đó là gì? Tìm hiểu cụ thể điều này sẽ giúp bạn có được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi – quản lý công học gì?
Trong chương trình đào tạo của ngành Quản lý công, sinh viên sẽ được đào tạo đầy đủ các khía cạnh từ kiến thức đến kỹ năng, thái độ để đáp ứng đủ điều kiện tham gia vào các đơn vị sự nghiệp Nhà nước.
Về mặt kiến thức đào tạo, ngành học này trang bị cho sinh viên các mảng kiến thức bao gồm mục tiêu làm quản lý công, đối tượng trong hoạt động quản lý công, phương pháp vận dụng khoa học quản lý công và phạm vi ảnh hưởng của ngành đến các mặt của đồi sồng xã hội. Bên cạnh những kiến thức chung đó, ngành học còn tập trung bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành của Quản lý công, bao gồm công tác quản lý, làm lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực nhất là trong hệ thống sự nghiệp thuộc các cơ quan Nhà nước. Khi đào tạo kiến thức chuyên ngành, người học được chú trọng đào tạo kiến thức liên quan đến các chương trình, dự án thúc đẩy kinh tế cho khu vực, vùng thuộc quản lý hành chính nhà nước, các dịch vụ công ; hình thành kỹ năng đánh giá, phân tích và hoặc định, tổ chức các chương trình thuộc dự án liên quan đến sự quản lý của Nhà nước.
Việc làm công chức - viên chức tại Hồ Chí Minh
Trên phương diện kỹ năng, sinh viên ngành Quản lý công có cơ hội được tham gia hoạt động trong những tổ chức thuộc bộ máy nhà nước, đồng thời được phép điều hành các hoạt động của các đơn vị, cơ quan Nhà nước các cấp. Với mục tiêu cung cấp nhân lực tài giỏi cho các cơ quan hành chính nhà nước cho nên một trong những chương trình đào tạo quan trọng của ngành học này đó là đào tạo để hình thành trong mỗi sinh viên khả năng tư duy tốt, luôn biết cách sử dụng phương pháp phân tích để tổng hợp, thu thập các vấn đề có ích cho công việc và cho nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Sau khi trúng tuyển vào ngành Quản lý công, sinh viên sẽ trải qua 4 năm đào tạo nhưng do hình thức đào tạo theo tín chỉ cho nên các bạn sinh viên có thể chủ động trong việc sắp xếp lịch học. Tùy vào năng lực và khả năng quản lý thời gian tốt, người học có thể rút ngắn lại được tối đa 2 kỳ học chính để nhanh chóng ra nghề sớm hoặc ngược lại, nếu quá trình học bị gián đoạn vì lý do nào khác thì vẫn có thể hoàn thiện chương trình học ở thời điểm muộn hơn. Riêng đối với các đối tượng trong diện ưu tiên, ngành Quản lý công hoàn toàn không có bất cứ giới hạn nào về thời gian hoàn thành chương trình học.
Ngành quản lý xây dựng : Là gì? Học ở đâu? Ra trường làm gì?
3. Đối tượng tuyển sinh vào ngành Quản lý công
Tất cả những ai là công dân Việt Nam được thi tuyển vào ngành Quản lý công nếu đáp ứng được đầy đủ điều kiện sau :
- Kết quả xếp loại học lực qua từng năm học ở bậc Trung học phổ thông đạt được từ 6,0 điểm trở lên
- Xếp loại hạnh kiểm của cả ba năm học Trung học phổ thông từ Khá trở lên
- Đạt được mức điểm xét tuyển mà trường có ngành Quản lý công quy định
4. Ngành quản lý công thi khối nào?
Liên quan đến vấn đề tuyển sinh, ngoài việc tìm hiểu những thông tin cơ bản về ngành học thì chúng ta cũng phải chú ý đặc biệt tới các yếu tố như mã ngành của ngành đó là gì để ghi chính xác vào hồ sơ dự thi, các khối thi của ngành bao gồm khối nào để chủ động chuẩn bị kiến thức cần thiết.
Vậy áp dụng nguyên tắc này khi tìm hiểu về ngành Quản lý công, chúng ta có được những thông tin hữu ích sau đây:
Ngành quản lý công có mã ngành là 7340403
Ngành hiện tại đang được tổ chức thi xét tuyển với 4 khối thi. Trong đó:
- Khối A: Xét tuyển tổ hợp ba môn Toán – Lý - Hóa
- Khối A1: Xét tuyển tổ hợp ba môn Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- Khối C: Xét tuyển tổ hợp ba môn Ngữ Văn – Lịch sử - Địa lý
- Khối D: Xét tuyển tổ hợp ba môn Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh
5. Các trường có ngành đào tạo Quản lý công
Hiện trên cả nước không có nhiều trường tổ chức đào tạo ngành Quản lý công, chỉ bao gồm những đơn vị:
- Trường Học viện Hành chính Quốc gia
- Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Trung cấp Phương Nam
Mỗi cơ sở đào tạo trên sẽ đưa ra những mức điểm chuẩn sàn khác nhau nhưng nhìn chung toàn ngành thì Quản lý công có mức điểm chuẩn được đánh giá khá cao, khoảng 20 điểm. Tuy nhiên, lý do để đa số học sinh quyết định lựa chọn ngành Quản lý công để dự thi và theo đuổi chủ yếu vẫn là vì ngành có cơ hội nghề nghiệp rộng mở và mang đến chế độ lương thưởng vô cùng hấp dẫn.
6. Cơ hội việc làm của ngành Quản lý công hấp dẫn như thế nào?
Sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo ngành Quản lý công và chính thức bước chân vào xã hội việc làm, bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn nơi làm việc cho mình với chuyên môn quản lý việc công. Dưới đây chính là địa điểm làm việc, những vị trí công tác mỗi một cử nhân ngành Quản lý công có thể nắm bắt:
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý bộ máy của Nhà nước từ cấp Trung ương đến các cấp địa phương. Bộ máy này gồm có các cơ quan thuộc khu vực công hoặc các tổ chức xã hội và đơn vị thuộc Nhà nước.
- Làm nhiệm vụ quản lý dự án công thuộc Nhà nước như công trình nghiên cứu, công trình xây dựng,…
- Làm giảng viên dạy học chuyên ngành quản lý công ở các trường Đại học, Học viện có ngành Quản lý công. Đồng thời làm việc trong các viên nghiên cứu nhà nước, trong những tổ chức tư vấn kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- Làm việc ở tổ chức tài chính, tổ chức dụng Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà nước
Không chỉ vậy, người tốt nghiệp ngành Quản lý công còn có thể nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ của mình thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học về Quản lý, Hành chính trong những cơ sở của Nhà nước chuyên đảm đương công việc nghiên cứu, tại cơ quan làm nhiệm vụ tham mưu chiến lượng, hoạch định các chính sách của Đảng và Nhà nước.
Bởi vì làm việc trong cơ quan, tổ chức Nhà nước cho nên người tốt nghiệp ngành học này sẽ được nhận mức lương đúng theo quy định phân bổ lương theo bậc. Tổng thu nhập của mọi người thường được tính theo công thức: Mức lương cơ bản + Lương phụ cấp trách nhiệm
theo ngành + thưởng.
Hành nghề dựng nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi người, do đó thái độ nghiêm túc, tôn trọng nghề nghiệp là một điều kiện tiên quyết mỗi người lao động cần phải đưa vào trong công việc, nhất là đối với công việc trong bộ máy Nhà nước. Vậy để làm tốt chuyên ngành quản lý công của mình, bạn cần phải phát huy, nâng cao những tố chất gì?
Thứ nhất, về mặt kiến thức, người học cần nâng cao tinh thần học hỏi để có sự hiểu biết sâu về ngành, bao gồm mục tiêu, đối tượng, phương pháp học tập, làm việc. Không ngừng bồi dưỡng kỹ năng đối với công tác lãnh đạo và quản lý trong các tổ chức Nhà nước.
Thứ hai, về mảng kỹ năng, bạn chỉ có thể làm công tác quản lý công tốt nếu như bạn có đầy đủ những yếu tố kỹ năng sau:
- Khả năng tổ chức bộ máy Nhà nước, quản lý điều hành bộ máy ở tất cả các cấp
- Khả năng tư duy logic và không ngừng sáng tạo
- Biết tìm phương pháp lãnh đạo hiệu quả
- Kỹ năng xử lý tình huống hiệu quả
- Giao tiếp tốt: Làm nhiệm vụ trong khối cơ sở nhà nước thì những chuẩn mực về đạo đức và lối giao tiếp luôn phải được nâng cao. Đây là điều hiển nhiên mà ngay cả khi không được nhắc tới thì chúng ta vẫn sẽ hiểu nó là lẽ dĩ nhiên. Một cán bộ quản lý nhà nước cần phải mẫu mực, điềm đạm ngay từ trong từng lời ăn tiếng nói của mình.
- …
Khi theo học chính thức ngành Quản lý công, các bạn sẽ được bồi đắp đầy đủ kiến thức chuyên ngành. Tuy nhiên, đọc bài viết này ở thời điểm mọi thứ mới ở giai đoạn chuẩn bị sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác chuẩn bị mọi thứ, bao gồm cả tâm lý nghề nghiệp. Hy vọng, những kiến thức liên quan đến chuyên ngành Quản lý công trong bài viết sẽ mang lại sự quen thuộc để bạn tránh khỏi tâm lý bỡ ngỡ về ngành này trên ngã rẽ lớn của con đường xây nghề dựng nghiệp.
1670 0