Swot là gì? Giải đáp toàn bộ thông tin liên quan đến Swot
Theo dõi work247 tạiSwot có lẽ đang còn là một khái niệm khá mới đối với nhiều người hiện nay. Có lẽ chỉ những người làm trong lĩnh vực marketing hoặc kinh doanh mới hay sử dụng và phân tích Swot, bởi nó chính là một công cụ hữu hiệu và vô cùng đơn giản để xây dựng một chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả. Để hiểu hơn về Swot là gì thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong nội dung bài viết bên dưới nhé.
1. Swot là gì?
Swot là viết tắt của 4 từ Strengths (Điểm mạnh) - Weaknesses (điểm yếu) – Opportunities (cơ hội) - Threats (thách thức) là kiểu mô hình để phân tích vấn đề kinh doanh trong các doanh nghiệp lớn.
Mô hình này vô cùng nổi tiếng và được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ áp dụng.
Đối với mô hình này đang được rất nhiều các doanh nghiệp áp dụng, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp đang muốn mau chóng cải thiện tình trạng kinh doanh của mình bằng những định hướng đúng đắn hơn, phân tích kỹ lưỡng hơn để có thể xây dựng được cho mình một nền tảng phát triển vững chắc nhất.
Trong mô hình này thì thế mạnh và điểm yếu được xem là những yếu tố nội bộ bên trong mỗi doanh nghiệp. yếu tố này có thể thay đổi được nếu như doanh nghiệp thật sự cố gắng và nỗ lực thay đổi nó. (Ví dụ: yếu tố danh tiếng và địa vị)
Còn đối với hai yếu tố còn lại là cơ hội và rủi ro thì đó chính là những yếu tố bên ngoài, không phải doanh nghiệp muốn là có thể kiểm soát được chúng ngay lập tức.
Nguồn gốc của Swot từ đâu bạn có biết hay không? Qua khá nhiều năm thì ma trận Swot được nhiều người biết và sử dụng đến. Có nhiều người cho rằng ma trận này được một nhà cố vấn tên là Albery Humphrey người Mỹ phát triển và cho ra đời trong khi ông đang làm và nghiên cứu một dự án tại trường đại học nổi tiếng Stanford.
Ban đầu ông đặt tên cho kỹ thuật này là SOFT (cũng là 4 chữ cái đầu ghép lại của 4 từ khác nhau là: Satisfactory (sự hài lòng ở thời điểm hiện tại), Opportunities (cơ hội có thể khai thác được trong tương lai), Faults (những sai lầm ở hiện tại), Threats (thách thức sẽ gặp phải ở tương lai). Và đây chính là tiền thân của mô hình Swot mà chúng ta đang tìm hiểu ở bài này.
Như vậy, với những tìm hiểu ban đầu về Swot thì bạn cũng đã hiểu hơn về mô hình này và có những cái nhìn đầu tiên về mô hình áp dụng trong kinh doanh rồi đúng không nào. Đừng vội bỏ lỡ những thông tin tiếp theo trong bài nhé, vì nó sẽ rất hữu ích cho bạn đó.
2. Phân tích Swot được hiểu là như thế nào?
Vậy phân tích Swot là gì và các doanh nghiệp nên làm như thế nào với chính nó. Đối với việc phân tích Swot này chính là những yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên một chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung thì khi phân tích Swot chính là phân tích 4 yếu tố cơ bản cấu thành chính nó của mỗi doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp đó có thể xác định được chiến lược cũng như hướng đi cho chính mình trong tương lai như thế nào.
Việc phân tích mô hình này có thể sẽ được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp, hoặc một bộ phận hoặc là một dự án nhất định nào đó, tùy thuộc vào nhu cầu cũng như mục đích cuối mà họ muốn hướng đến.
Khi phân tích Swot thì doanh nghiệp không thể bỏ qua các khía cạnh như sau:
+ Về thế mạnh: Đặc điểm của doanh nghiệp, của dự án đó sẽ đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế cạnh tranh như thế nào với đối thủ.
+ Về điểm yếu: đặc điểm của doanh nghiệp hay của dự án đó sẽ có điểm yếu là gì mà sẽ là mặt hạn chế về sự cạnh tranh lành mạnh với đối thủ.
+ Về cơ hội: Doanh nghiệp có thể có cơ hội như thế nào trong môi trường kinh doanh này và trong tương lai.
+ Về thách thức: Các nhân tố khác như môi trường có thể làm ảnh hưởng như thế nào đến dự án, doanh nghiệp đó.
Xem thêm: CV kinh doanh
3. Bạn có biết Swot được sử dụng trong những lĩnh vực nào hay không?
Đối với nhiều doanh nghiệp mà nói thay đổi chiến thuật, thay đổi phương hướng kinh doanh lại là một trong những bước đi vô cùng quan trọng và khó khăn, bởi hơn hết đây là một bước đi khá mạo hiểm. khi phân tích về Swot đây sẽ là bước quyết định xem nên đi tiếp để đạt mục tiêu là gì, người cầm đầu của doanh nghiệp sẽ dựa vào kết quả phân tích Swot có khả thi hay không, có thực hiện được hay không thì mới thực hiện.
Một số trường hợp mà nên sử dụng phân tích mô hình ma trận Swot đó là:
+ Làm các kế hoạch chiến lược kinh doanh
+ Đưa ra ý tưởng mới để kinh doanh
+ Đưa ra những quyết định
+ Lĩnh vực nhằm phát triển thế mạnh của mình
+ Trong lĩnh vực phân tích để loại bỏ điểm yếu
+ Giải quyết các vấn đề trong công ty, chẳng hạn như: nhân viên, cơ cấu tổ chức và nguồn lực tài chính,…
Xem thêm: Mô tả công việc giám đốc chiến lược
4. Làm thế nào để bạn có thể xây dựng mô hình Swot?
Việc xây dựng và lập mô hình Swot thông thường được trình bày và thể hiện dưới dạng 4 ô vuông với nhau, tượng trưng cho 4 yếu tố chính. Thế nhưng bạn có thể liệt kê các ý cho từng mục khác nhau. Cách trình bày có thể tùy thuộc vào từng người sao chọ họ cảm thấy dễ hiểu là được. Khi lập bảng Swot bạn nên ưu tiên cho các yếu tố từ nhiều cho đến ít nhất nhé.
- Đầu tiên chính là điểm mạnh:
Đối với yếu tố này, bạn cần phải biết điểm mạnh thật sự của doanh nghiệp mình là gì, nó có thật sự tốt và trở thành thế mạnh hay không. Ví dụ như: Môi trường, ý tưởng, nguồn lực nhân viên,…
Đương nhiên doanh nghiệp của bạn cũng có thể mở rộng hơn thế mạnh của mình bằng cách đưa ra những câu hỏi, yếu tố xoay quanh như:
+ Khách hàng hài lòng về điểm gì đối với doanh nghiệp của bạn, về sản phẩm của bạn
+ Doanh nghiệp của bạn đã có những cố gắng như thế nào để tốt hơn các doanh nghiệp khác
+ Thương hiệu của bạn có đặc điểm gì nổi bật và thu hút
…. hay vô vàn những vấn đề xoay quanh các doanh nghiệp mà bạn có thể mở rộng về thế mạnh.
- Tiếp theo chính là điểm yếu của doanh nghiệp:
Nếu như một doanh nghiệp mà quá tập trung vào thế mạnh của mình, quá tự tin vào chính nó thì đây sẽ trở thành một trong những điểm yếu và hạn chế lớn đối với nhiều doanh nghiệp. Do đó, khi phân tích và phát triển mô hình của bạn, bạn cần xem xét cẩn thận cả các khía cạnh yếu của nó.
Một vài câu hỏi dưới đây sau khi trả lời xong bạn sẽ biết ngay điểm yếu của doanh nghiệp bạn chính là gì đấy nhé.
+ Khách hàng chưa hài lòng về điểm gì và vấn đề gì đối với doanh nghiệp bạn?
+ Khách hàng thường hay đánh giá doanh nghiệp, sản phẩm của bạn là gì?
+ Lý do gì khiến cho khách hàng hủy hẹn, bùng kèo khi không hoàn thành giao dịch?
+ Những trở ngại khó khăn mà doanh nghiệp bạn gặp ở kênh bán hàng?
+ Yếu tố nào giúp cho đối thủ cạnh tranh mạnh hơn bạn?
…
Về điểm yếu tuy có hơi phũ phàng một chút thế nhưng mỗi doanh nghiệp cần phải nắm chắc và có cái nhìn khách quan nhất về vấn đề này. Bạn cần phải nhìn thẳng vào vấn đề xem doanh nghiệp làm tốt gì mà bạn chưa thật sự có.
- Tiếp theo chính là cơ hội:
Mỗi một doanh nghiệp khác nhau sẽ có những cơ hội khác nhau trong quá trình làm việc và hợp tác. Cơ hội chẳng từ chối bất kỳ ai nếu như bạn là người thông minh biết nắm giữ chúng. Cơ hội đối với một doanh nghiệp có thể là khối lượng khách hàng lớn đang chờ, có thể là đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,…
Các doanh nghiệp có thể tận dụng nhiều cơ hội hơn, đến từ các hướng khác nhau như:
+ Xu hướng thị trường trong tương lai
+ Các thay đổi trong chính sách của nhà nước đối với lĩnh vực bạn đang làm
+ Văn hóa, nhu cầu của con người thay đổi
+ Các sự kiện diễn ra đúng thời điểm
+ Xu hướng của khách hàng hiện nay và tương lai
Đây chính là những cơ hội mà các doanh nghiệp có thể tận dụng tốt được trong tương lai. Với bất kỳ một cơ hội nào cũng cần phải biến đón nhận chúng và phát triển đúng hướng.
- Những rủi ro có thể gặp trong doanh nghiệp:
Khi bắt đầu bước vào con đường kinh doanh này, cho dù có thay đổi chiến thuật kinh doanh hay không thì các doanh nghiệp cũng sẽ gặp phải những rủi ro nhất định của nó. Chính vì thế mà họ cũng sẽ phải tự đánh giá rủi ro của mình để có thể có cách phòng tránh trong tương lai, nếu như không muốn bị tổn thất.
Rủi ro có thể đến từ các yếu tố khác nhau như: rủi ro về sự cạnh tranh với đối thủ, thay đổi pháp luật, quy định về hoạt động kinh doanh, rủi ro trong việc xoay vòng tài chính,…hoặc là có rất nhiều vấn đề rủi ro khác nữa, chúng có thể đến một cách bất chợt mà doanh nghiệp cũng không thể nào biết trước được.
Thế nhưng việc phòng và xây dựng cho mình nhiều phương hướng khác nhau lại vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp đấy nhé.
Đọc thêm: Cạnh tranh không lành mạnh là gì
5. Hướng dẫn bạn cách phân tích mô hình và lập chiến lược Swot
Không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách lập mô hình và thực hiện chiến lược Swot một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt là những doanh nghiệp mới bắt đầu áp dụng mô hình ma trận này, nếu như chưa biết cách, rất có thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết các vấn đề đó. Chính vì thế mà trong nội dung phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách phân tích và lập chiến lược Swot một cách hiệu quả nhất.
5.1. Thực hiện thiết lập ma trận
Nếu như bạn trình bày theo kiểu phân chia thành các yếu tố khác nhau trong ma trận thì sẽ rất dễ dàng để xác định các yếu tố khác nhau. Sau khi thực hiện nhiều chiến thuật khác nhau, các công đoạn khác nhau thì trong phần này, bạn cần phải liệt kê theo các yếu tố như sau:
- Cần phải phát huy điểm mạnh của doanh nghiệp
- Hạn chế các điểm yếu của doanh nghiệp
- Có thể tận dụng tối đa các cơ hội đang đến
- Cần phải hạn chế rủi ro gặp phải trong quá trình làm
5.2. Phát huy các điểm mạnh vốn có của doanh nghiệp
Trong quá trình kinh doanh, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp đang thay đổi phương hướng và chiến lược kinh doanh của mình thì cần phải biết tận dụng để phát huy toàn bộ các thế mạnh mà mình có.
Trong quá trình phát huy các thế mạnh thì doanh nghiệp đó cũng phải tận dụng kết hợp với các cơ hội như: nhu cầu khách hàng, tiềm năng phát triển thông qua các ứng dụng giao hàng tiện lợi. Việc kết hợp như vậy sẽ đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới hơn.
Xem thêm: Bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh
5.3. Hạn chế và khắc phục những rủi ro trong doanh nghiệp
Đương nhiên là không thể nào thiếu đi những rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Có những rủi ro có thể biết và khắc phục ngay, thế nhưng lại có những rủi ro khá bất ngờ mà không lường trước được.
Có những rủi ro mà chúng ta cũng không thể nào lường trước được xem đó là cái gì. Chính vì thế mà mỗi doanh nghiệp khi xác định con đường kinh doanh của mình thì phải linh hoạt với những rủi ro đó, biến nó thành điểm mạnh của mình.
5.4. Tận dụng toàn bộ các cơ hội
Cơ hội không phải lúc nào cũng đến, có thể bạn sẽ phải chờ rất lâu nữa thì cơ hội mới có thể đến lần tiếp theo. Chính vì thế mà mỗi chúng ta cần phải thật sự biết tận dụng, nắm bắt các cơ hội đó sao cho thật tốt để chúng không tuột mất.
5.5. Cuối cùng chính là loại bỏ các mối đe dọa
Nếu như rủi ro chỉ đơn giản đi cùng với thế mạnh thì bản chất của nó vẫn là rủi ro, còn nếu như rủi ro mà đi cùng với điểm yếu thì nó lại trở thành mối đe dọa lớn đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay, mức độ ảnh hưởng của nó lại vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp. Chính vì thế mà cần phải loại bỏ những mối đe dọa này để không đứng bên bờ vực thẳm.
Xem thêm: Tư duy người thành công
6. Đối tượng nào nên phân tích Swot?
Để thật sự đưa doanh nghiệp của mình lên một tầm cao mới, có thể phát triển vững chắc hơn thì chắc chắn người nên phân tích và nghiên cứu về Swot chính là người lãnh đạo doanh nghiệp. Bở khi nghiên cứu và phân tích xong, họ sẽ đưa ra những chiến lược đúng đắn hơn về kinh doanh và con đường phát triển. Họ cũng là một người cầm đầu trong tổ chức, vì thế mà họ cần phải là người thực hiện phân tích.
Trên đây chính là toàn bộ các thông tin liên quan đến Swot, hy vọng rằng bạn cũng đã hiểu hơn về Swot là gì và những thông tin khác có liên quan. Ở vị trí là một doanh nghiệp, hãy vận dụng Swot thật linh hoạt.
1908 0