4 chiến lược kinh doanh của FPT và những thông tin quan trọng
Tác giả: Quỳnh Trang
FPT là một trong những doanh nghiệp lớn mạnh hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin. Những thành công đem lại đã khiến rất nhiều người tò mò và muốn tìm hiểu về 4 chiến lược kinh doanh của FPT. Vậy cụ thể 4 chiến lược đó là gì? Những thông tin quan trọng mà bạn cần nắm bắt cho mình? Cùng work247.vn tìm hiểu thông tin ngay trong bài viết chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé!
1. Thông tin chung về 4 chiến lược kinh doanh của FPT
1.1. Tổng quan về thương hiệu FPT
Nhắc đến những công ty phát triển mảng dịch vụ công nghệ thông tin nổi tiếng tại Việt Nam chắc chắn chúng ta không thể không kể đến cái tên FPT. Xây dựng từ năm 1997, trải qua nhiều năm phát triển và không ngừng cố gắng, cái tên này đã trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu nước ta về dịch vụ viễn thông, dịch vụ trực tuyến cùng rất nhiều chi nhánh cửa hàng kinh doanh với quy mô toàn quốc.
Đạt được thành công như ngày hôm nay, FPT đã trở thành đề tài được nhiều thế hệ tiếp nối học tập và quan tâm đến đường lối trong chiến lược kinh doanh của mình. Nổi tiếng với chiến lược kinh doanh 4 thành phần, vật cụ thể những đặc điểm cùng chi tiết về chiến lược, đường lối ở đây là gì?
1.2. Chi tiết về 4 chiến lược kinh doanh của FPT
1.2.1. Đặc điểm trong 4 chiến lược kinh doanh của FPT
Là một thương hiệu có bề dày trong việc xây dựng và phát triển, FPT đã lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh hiện đại và được nhiều cái tên khác cũng lựa chọn đó chính là mô hình SWOT. Đặc điểm của mô hình này cũng chính là đặc điểm khi nhắc đến 4 chiến lược kinh doanh của FPT.
Khi tập trung vào xây dựng chiến lược theo mô hình này, FPT đã phân tích 4 đặc điểm bao gồm Điểm mạnh (Strengths); Điểm yếu (Weaknesses); Cơ hội (Opportunities) và cuối cùng là Thách thức (Threats). Dựa vào 4 điều này mà các nhà lãnh đạo có thể phân tích những yếu tố bên trong, yếu tố bên ngoài có tính chất quan trọng. Tù những yếu tố đó mà học đưa ra được cách thức thiết lập cũng như xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp cũng như mang lại hiệu quả với tình hình thực tiễn.
Về đặc điểm của từng yếu tố kể trên thì điểm mạnh và điểm yếu là hai đặc điểm quyết định làm cơ sở để FPT đánh giá nội bộ trong hoạt động kinh doanh. Những đánh giá đó sẽ bao gồm việc phát triển sản phẩm, hoạt động nhân sự, tài sản thuộc về doanh nghiệp, những thứ mà doanh nghiệp sở hữu cùng những khía cạnh còn tồn đọng mà doanh nghiệp chưa giải quyết triệt để được.
Cơ hội và thách thức sẽ là hai đặc điểm cần xác định còn lại khi muốn xây dựng đầy đủ 4 chiến lược kinh doanh của FPT. Đây là hai yếu tố mang tính chất tác động từ bên ngoài và được sử dụng làm căn cứ để đưa ra những lối đi, quyết định liên quan đến thị trường hoặc những chiến lược mang tính chất vĩ mô. Đặc điểm này tuy không quyết định do khó kiểm soát thế nhưng vẫn cần có sự phân tích kỹ lưỡng để doanh nghiệp có thể nắm bắt được những cơ hội cùng như đưa ra kế hoạch cho việc đối phó với những thách thức đến từ môi trường bên ngoài.
1.2.2. Thành phần trong chiến lược kinh doanh của FPT
Nhắc đến chiến lược kinh doanh của FPT thì doanh nghiệp này luôn chú trọng đẩy mạnh vào công việc cũng như khai thác các mảng kinh doanh. Bên cạnh đó thì họ cũng không quên đi những giá trị cốt lõi được xây dựng cùng việc tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ đem lại cho khách hàng. Thành phần trong 4 chiến lược kinh doanh của FPT bao gồm chiến lược quốc thế hóa, chiến lược mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, chiến lược mở rộng và cuối cùng là chiến lược về nhân sự.
Đầu tiên là chiến lược quốc tế hóa. Trong giai đoạn phát triển của mình, thương hiệu FPT đã không ngừng xây dựng và tìm ra những lối đi để có thể kết nối toàn cầu. Hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cùng dịch vụ liên lạc, FPT nhận thấy rõ sứ mệnh trong kinh doanh và thực hiện đem nó đến với nhiều đối tượng khách hàng.
Thứ hai là chiến lược mua bán và sáp nhập trong 4 chiến lược kinh doanh của FPT. Đây được đánh giá là chiến lược đã từng đem lại thành công vang dội cho FPT vào những thời điểm mà doanh nghiệp này chi tiền để mua những doanh nghiệp nhỏ hơn như một hình thức sáp nhật kinh doanh rõ ràng.
Tiếp đến là chiến lược mở rộng trong kinh doanh của FPT. Doanh nghiệp đã sử dụng chiến lược này như một cách thức để tiếp cận và mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng của mình. Xây dựng hệ thống mạng lưới phân phối với quy mô cửa hàng phủ sóng toàn quốc đặc biệt là tại cách thành phố lớn, khu vực trung tâm,... Điều này đã chứng minh được sự thành công của nó khi hiện nay, gần như không ai là không biết khi nhắc đến cái tên FPT.
Cuối cùng là chiến lược về nhân sự trong kinh doanh của FPT. Có thể nói, doanh nghiệp này đã sớm nhận ra tầm quan trọng của giá trị con người đặc biệt là nhân lực trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp FPT đã tận dụng nguồn lực về con người của mình để thúc đẩy những hoạt động cùng với chiến lược tăng cường hiệu quả. Sử dụng những cách thức như bán hàng chéo, thiết kế ra những giải pháp trọn gọn để phục vụ nhu cầu của khách hàng, hạn chế thuê nhân lực ngoài và thực hiện những chính sách sử dụng chung nguồn nhân lực.
2. Những bài học và tính ứng dụng từ 4 chiến lược kinh doanh của FPT
Đọc đến đây chắc hẳn bạn đọc đã hình dung được những đặc điểm cùng những gì mà 4 chiến lược kinh doanh của FPT đã áp dụng. Có thể thấy rằng sự thành công của doanh nghiệp này đã phần nào khẳng định được tính đúng đắn cùng với sự xứng đáng khi được các doanh nghiệp đàn em học tập và rút ra những bài học trong hoạt động kinh doanh của mình.
Từ 4 chiến lược kinh doanh của FPT, chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm mang tính chất vô cùng thực tiễn. Những bài học đó có thể kể đến như việc tập trung vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ cùng đội ngũ nhân sự, bán hàng chuyên nghiệp thân thiện. Phân tích nỗi đau của khách hàng và tìm ra cách giải quyết triệt để cho họ. Tại FPT, không khó để chúng ta bắt gặp những khách hàng đến đây để giải quyết rất nhiều nhu cầu khác nhau về sản phẩm công nghệ. Điểm nổi bật là doanh nghiệp này lại có thể tự tin hỗ trợ dù gặp phải tình huống như thế nào. Điều đó sẽ tạo ra cảm giác hài lòng, xây dựng được sự tin tưởng thành công trong lòng người tiêu dùng.
Bên cạnh đó thì doanh nghiệp này cũng không quên chú trọng vào việc cải tiến dịch vụ, nghiên cứu và phát triển hiệu quả. Có thể thấy rằng, với những gì mà thương hiệu này xây dựng, những người đọc như chúng ta hoàn toàn có thể tự phân tích để đưa ra những đường lối à chiến lược phù hợp cho chính mình. Tất nhiên thì việc này sẽ đòi hỏi sự cân nhắc, xem xét đặc điểm tương đồng để đạt được hiệu quả cao nhất.
Chia sẻ vừa rồi cũng đã khép lại bài viết của chúng tôi về 4 chiến lược kinh doanh của FPT. Hy vọng với những tin tức mang đến, bạn đọc đã có được cho mình những giá trị hữu ích cùng sự rõ ràng nhất định khi nhắc đến những chiến lược kinh doanh nổi bật này. Lời chúc sức khỏe cũng là lời chào mà chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc trước khi kết thúc. Đừng quên thường xuyên ghé thăm và truy cập vào work247.vn để đón đọc những bài viết hấp dẫn và hữu ích hơn nữa nhé!