Thảo luận các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cần áp dụng

Tác giả: Trương Ngọc Lâm 06-07-2024

Giáo dục là cái nôi để sản sinh, đào tạo nhân tài cho đất nước. Nên bên cạnh việc phát triển kinh tế để giúp đất nước có chất lượng sống tốt hơn thì việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cũng cần được áp dụng kịp thời. Như vậy xã hội mới có thể phát triển toàn diện được, hãy cùng work247.vn thảo luận về các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục dưới bài viết này nhé.

1. Tập trung vào phương pháp đào tạo chất lượng giáo viên

Ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến, chất lượng giáo dục gắn liền với chất lượng đào tạo giáo viên thông qua các biện pháp như chính sách tuyển dụng giáo viên, đổi mới chương trình đào tạo giáo viên và phát triển nghề nghiệp của giáo viên,… 

Nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục về năng lực của người học và phát triển phẩm chất, giáo trình đào tạo giáo viên cũng phải thiết kế lại theo hướng tự xây dựng và đánh giá. 

Đào tạo chất lượng giáo viên

Các công tác thực tập sư phạm là quá trình bắt buộc trong chương trình đào tạo giáo viên. Mục đích của việc thực tập sư phạm là tạo môi trường cho các giáo viên tương lai làm quen với công việc thực tế. Để đáp ứng nhân lực của ngành giáo dục, cần phải sửa đổi các hoạt động đào tạo, đặc biệt là các phương pháp đào tạo với việc áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Đặc biệt, các mô hình giáo dục mới như ảo lớp học, giáo viên ảo, thiết bị ảo, phòng thí nghiệm, thư viện ảo với sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh cần được đưa vào giảng dạy.

Xem thêm: Việc làm ngành giáo dục và đào tạo

2. Kiểm tra chất lượng đào tạo giáo viên trong suốt quá trình thực hiện công tác giảng dạy

Với xu thế hội nhập và quốc tế hóa mạnh mẽ đặt ra rất nhiều cơ hội và thách thức với các cơ sở đào tạo, trong đó bao gồm yếu tố chất lượng cũng như việc tạo ra giá trị khác biệt so với những cơ sở khác. Việc tạo ra một giá trị văn hóa, chất lượng là yêu cầu nòng cốt của mỗi tổ chức giáo dục.

Đào tạo chất lượng giáo viên

Để nâng cao chất lượng đào tạo một môi trường giáo dục có văn hóa riêng biệt và chất lượng, có nhiều giải pháp cần được thực hiện như sau:

- Thường xuyên đánh giá chất lượng đào tạo qua các kênh để lấy ý kiến ​​phản hồi từ người học và ban giám hiệu nhà trường

- Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng trong từng cơ sở sư phạm, thực hiện việc kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nhằm khẳng định với công chúng về chất lượng đào tạo của giáo viên.

- Kiểm định giáo trình bồi dưỡng giáo viên thường xuyên và định kỳ một cách nghiêm túc.

Xem thêm: [Update] Bản mô tả công việc giáo viên thể dục mới nhất 2021

3. Bảo đảm cơ sở vật chất cho công tác giáo dục thể chất

Bên cạnh các chương trình giảng dạy văn hóa, các môn giáo dục thể chất cần được đầu tư quan tâm đúng mực để đảm bảo việc phát triển của các em được toàn diện. Một trong những yêu cầu để việc dạy học bộ môn giáo dục thể chất diễn ra tốt đẹp cũng như các chương trình, hoạt động ngoại khóa liên quan đến thi đấu các môn thể thao đó là điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng được phong trào tập luyện, sân tập và chơi, các trang thiết bị, dụng cụ thể thao. Ngoài ra, các dụng cụ thể thao có thể đưa vào sử dụng trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa, các câu lạc bộ và trong lúc giải trí của học sinh, sinh viên. 

Bảo đảm cơ sở vật chất cho công tác giáo dục thế chất

Việc không trang bị những phòng tập, dụng cụ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển các tố chất vận động như: khả năng mềm dẻo, khéo léo và phối hợp,... Những tố chất vận động này sẽ rất phù hợp với để phát triển thể chất các học sinh. 

Có phòng tập thể dục sẽ giúp cho công tác giáo dục thể chất luôn được chủ động, đảm bảo các tiết học không bị phụ thuộc vào tình hình thời tiết nắng, mưa bất chợt. 

Tạo CV online

4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông tin về giáo dục

Khi tuyên truyền về giáo dục sẽ có tác động tạo chuyển biến về nhận thức và ủng hộ của người dân đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục. Các chủ chương về tuyên truyền giáo dục đổi mới, đổi mới sách giáo khoa các cấp,...

Đồng thời, nhà trường và các giáo viên cần tuyên truyền cho các bậc phụ huynh hiểu về cách dạy học sinh, hiểu được mục tiêu và ý nghĩa các chương trình giảng dạy sách giáo khoa, hiểu được quan điểm giáo dục đổi mới. Các trường có thể mời phụ huynh tham gia cùng các lớp học ngoại khóa để trải nghiệm với các con, có thể theo dõi giờ học các con ở trên lớp. Từ đó, phụ huynh có thể nhận thức sâu sắc hơn về công tác giáo dục con trẻ.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giáo dục 

Khi nhận thức đúng đắn được mục đích giảng dạy, phụ huynh sẽ tham gia công tác đầu tư, hỗ trợ cho hoạt động giáo dục một cách tự nguyện.

Xem thêm: [Chia sẻ] Hồ sơ xin việc giáo viên chuẩn hiện nay có những gì?

5. Hỗ trợ tài chính với các học sinh khó khăn

Mặc dù đất nước ta đang phát triển nhưng có rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn ở nông thôn hoặc các hộ gia đình nghèo, cận nghèo muốn học tập đại học hoặc cao đẳng nhưng lại có gánh nặng về tài chính. 

Hỗ trợ tài chính với các sinh viên khó khăn

Trong nỗ lực giúp đỡ các sinh viên gặp vấn đề tài chính, có thể kêu gọi các tổ chức tham gia vào việc cung cấp các khoản hỗ trợ bằng bữa ăn hay trợ cấp học tập, thậm chí có thể là cho sinh viên vay tiền nộp học phí. 

6. Đổi mới cơ chế giáo dục

Một biện pháp không thể nhắc đến đó là tăng cường đầu tư, đổi mới cơ chế tài chính giáo dục tại đại học, để các trường tự chủ tài chính. Các trường có thể tự xác định mức học phí đưa ra sao cho tương xứng với chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, Nhà nước có thể ưu tiên việc đầu tư ngân sách cho việc phát triển các cơ sở giáo dục mang tầm khu vực và quốc tế, các cơ sở đào tạo chất lượng cao hay đầu tư vào các ngành, lĩnh vực đặc thù nhằm mục đích phát triển đất nước.

7. Từng bước cải thiện chất lượng giáo dục ở miền núi

Ngoài việc đầu tư cho các khu vực trọng yếu thì nền giáo dục tại các khu vực miền núi cũng cần được quan tâm rất nhiều vì thực sự chất lượng giáo dục và đào tạo ở đây còn chậm phát triển, yếu kém. Tuy mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm, thúc đẩy đặc biệt nhưng việc sản bằng khoảng cách về giáo dục về giáo dục ở miền núi và đồng bằng là rất khó khăn, nếu như không nói thẳng rằng điều này là không thể. 

Cải thiện chất lượng đào tạo ở miền núi

Theo các báo cáo của Bộ GD&ĐT thì tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học ở miền núi là rất thấp. Tỷ lệ các em học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng là 41.3%, đỗ vào các trường trường cấp dạy nghề là 20%, 38,7% học sinh trở về địa phương mà không được đào tạo. 

Có rất nhiều em học sinh miền núi trượt tốt nghiệp, không được tham gia đào tạo nghề, thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, không phù hợp yêu cầu lao động tại địa phương nên dẫn đến việc thất nghiệp. Các em phải làm những công việc phổ thông đơn giản, không cần học tập vẫn làm được. Tất nhiên các công việc đấy rất vất vả và lương ít ỏi. 

Chính những điều trên là nguyên nhân cho việc các em học sinh miền núi mất động cơ học tập, nên tỷ lệ sinh viên, học sinh đến từ các dân tộc thiểu số lúc nào cũng ít và giảm đi rõ rệt. Nên bên cạnh những giải pháp bên trên, cần tạo ra nhiều cơ hội việc làm sau khi học xong cho các em, kết hợp xây dựng các chương trình giáo dục và đào tạo phù hợp, thiết thực với từng vùng để nếu các em không tham gia học tập được nữa thì có thể chuyển hướng sang tham gia lao động sản xuất, đóng góp sức mình cho đất nước.

Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục bên trên là những góp ý của tác giả với mong muốn rằng những giải pháp này có thể thực sự được áp dụng. Mong rằng các bạn hãy cùng work247.vn tham gia thảo luận về vấn đề này nhé.