Công thức, cách sử dụng của câu điều kiện trong tiếng Anh

Tác giả: Hoàng Thanh Vân 25-05-2024

Câu điều kiện được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, đặc biệt là trong môn học tiếng Anh và quá trình sử dụng tiếng Anh. Dưới đây sẽ là những thông tin về câu điều kiện cũng như là cách dùng câu điều kiện chính xác.

Tìm việc

1. Khái quát về câu điều kiện

Câu điều kiện là loại câu được sử dụng phổ biến, là loại câu được sử dụng trong tiếng Anh để có thể diễn đạt cũng như là giải thích được một sự việc nào đó có thể xảy ra khi mà điều kiện nói tới xảy ra. Trong tiếng Anh, các câu điều kiện đều có chứ từ “if”.

Khái quát về câu điều kiện

Trong câu điều kiện, chúng ta sẽ thấy xuất hiện hai mệnh đề đó là mệnh đề chính và mệnh đề phụ.

+ Mệnh đề chính là mệnh đề chỉ kết quả

+ Mệnh đề phụ hay còn gọi là mệnh đề chỉ điều kiện: Với mệnh đề phụ này thì sẽ chỉ ra điều kiện để biến mệnh đề chính thành hiện thực.

Thường thì các mệnh đề chính sẽ đứng trước các mệnh phụ, nhưng trong quá trình sử dụng và phụ thuộc vào ngữ cảnh của câu mà chúng ta có thể đảo ngược vị trí của mệnh đề phụ lên trước, khi đó thì chúng ta chỉ cần thêm dấu “,” – phẩy ở giữa hai mệnh đề để ngăn cách giữa hai mệnh đề là được.

Đối với các bạn làm bài tập tiếng Anh thì hãy nhớ điều này để vận dụng trong quá trình làm bài tập. Hãy luôn nhớ rằng, nếu mệnh đề phụ được đảo lên phía trước thì luôn phải có dấu phẩy đi theo ở phía sau.

Ví dụ như câu:

Nếu như trời mưa, mình sẽ ở nhà (If It rains, I am in at hom).

Câu chính không đảo mệnh đề phụ như sau:

Mình sẽ ở nhà nếu như trời mưa (I am in at home if It rains.

Xem thêm: Việc làm giáo viên tiếng anh

2. Phân loại câu điều kiện

Phân loại câu điều kiện

Điều kiện sẽ xảy ra theo từng thời điểm, dựa vào đó mà người ta có thể phân chia ra được câu điều kiện dựa vào các mốc thời gian. Có 5 loại câu điều kiện cơ bản đó là:

2.1. Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 0 có tên tiếng Anh là Zero Condition, được dùng để giúp chúng ta diễn đạt được các tình huống được xem là chân lý, sự thật hiển nhiên, có tính khoa học.

Để viết đúng và chính xác câu điều kiện loại 0 thì chúng ta viết đúng theo các công thức sau đây:

If + S + V, S + V

Trong đó:

+ (If + S + V) là mệnh đều chính.

+ (S + V) là mệnh đề phụ.

Động từ “S” trong cả hai mệnh đề đều được chia ở thì hiện tại đơn. Chúng ta có thể thay thế If = When, khi đó ý nghĩa của câu vẫn được giữ nguyên.

Ví dụ về câu điều kiện loại 0:

Cây sẽ chết nếu bạn không tưới nước – Nếu bạn không tưới nước, cây sẽ chết.

Nếu bạn làm nóng kem, nó sẽ tan chảy ra (If you heat cream, it’s melts).

2.2. Câu điều kiện loại I

Câu điều kiện loại 1 chính là câu được sử dụng để có thể diễn đạt được những sự việc có thể xảy ra trong hiện tại và trong tương lai cùng với kết quả của sự việc đó. Trong câu điều kiện loại I thì có hai mệnh đề là mệnh đề chính và mệnh đề phụ.

Câu điều kiện loại I

Công thức để viết câu điều kiện loại I như sau:

If + S + V, S + will + V

Trong đó:

- If + S + V: là mệnh đề phụ diễn tả điều kiện

- S + will + V: là mệnh đề chính diễn đạt kết quả có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai

Trong mệnh đề phụ thì động từ được chia ở thì hiện tại đơn, còn trong mệnh đề chính thì động từ sẽ được chia ở thì tương lai đơn. Ngoài việc sử dụng thì tương lai đơn trong câu điều kiện thì chúng ta cũng có thể sử dụng được các động từ khuyết thiếu. Ý nghĩa của việc sử dụng này là để có thể thực hiện được mức độ chắc chắn của vấn đề hoặc là thể hiện đề nghị đối với một kết quả nào đó.

Ví dụ:

- Bạn sẽ bị lỡ xe bus nếu bạn không nhanh lên.

- Nếu như có thời gian thì tôi sẽ hoàn thành bức thư.

- Chiếc cốc có lẽ sẽ vỡ nếu như bạn làm rơi nó.

Tham khảo thêm: Bí kíp học tiếng anh hiệu quả

2.3. Câu điều kiện loại II

Câu điều kiện loại II chính là loại câu được dùng để có thể diễn tả được các tình huống không có thật, tình huống này không thể xảy ra trong tương lai. Trong câu điều kiện loại II thì có hai mệnh đều đó là mệnh đề chính và mệnh đề phụ.

Câu điều kiện loại II

Công thức của câu điều kiện loại II như sau:

If + S + V, S + would + V

Trong đó:

- If + S + V-ed: là mệnh đề phụ, động từ ở mệnh đều này được chia ở thì quá khứ đơn.

- S + would + V: là mệnh đề chính, được chia ở dạng lùi thì.

Ví dụ như bạn và người bạn của bạn đã dự định đi du lịch, nhưng đến thời điểm dự định đi thì thời tiết lại chuyển xấu nên không thể đi được. Do đó bạn sẽ có câu điều kiện đó là:

Nếu như thời tiết không xấu, chúng ta đã có thể cùng nhau đi du lịch rồi.

Trên thực tế thì thời tiết xấu nên bạn và bạn của bạn đã ở nhà.

2.4. Câu điều kiện loại III

Điều kiện loại III được dùng để có thể diễn tả các sự việc không diễn ra trong quá khứ, kết quả của nó đã được xác định xảy ra. Với câu điều kiện loại III thì thường là chỉ sự tiếc nuối hoặc là chỉ một lời trách móc của người nói.

Công thức viết câu điều kiện loại III đó là:

If + S + had + V-PII. S + would + have + V-PII

Trong đó:

- If + S + had + V-PII: Mệnh đề phụ, động từ được chia ở thì quá khứ hoàn thành.

- S + would + have + V-PII: Mệnh đề chính, động từ được chia ở dạng 2 lùi thì.

Ví dụ:

Nếu biết bạn tới thì tôi đã làm bánh.

Nếu tôi chăm chỉ học hành thì tôi đã vượt qua kỳ thi.

Câu điều kiện loại III

2.5. Câu điều kiện hỗn hợp

Đây là loại câu điều kiện được dùng để có thể diễn tả sự trái ngược so với sự thật trong quá khứ đã xảy ra, Đồng thời giả định về kết quả nếu như điều đó xảy ra thực sự.

Công thức viết câu: If + S + had + V-PII, S + would + V

Trong đó:

- If + S + had + V-PII: mệnh đề phụ, động từ được chia ở dạng quá khứ hoàn thành.

- S + would + V: mệnh đề chính, động từ được chia ở dạng 2 lùi thì.

Xem thêm: Mẫu CV xin việc tiếng Anh

3. Lưu ý quan trọng khi dùng câu điều kiện

Trong từng cấu trúc của câu điều kiện thì sẽ có những trường hợp đặc biệt mà các bạn cần phải chú ý:

- Đối với câu điều kiện mà có mệnh đề phụ được viết dưới dạng câu phủ định thì các bạn sẽ có thể sử dụng “Unless” thay vì dùng “If not...”.

- Đối với câu điều kiện loại I, khi sử dụng thì chúng ta dùng thì tương lai đơn ở mệnh đề phụ nếu như sự việc ở mệnh đề này đã diễn ra sau khi có sự việc xảy ra.

- Đối với câu điều kiện loại II thì chúng ta hãy dùng “were” thay vì sử dụng “was”. Với cách dùng thì thì có sự trang trọng hơn rất nhiều.

- Câu điều kiện loại II và loại III thường sẽ được dùng trong câu Wish và câu Would rather để thể hiện được sự tiếc nuối hoặc là thể hiện lời trách móc.

Lưu ý quan trọng khi dùng câu điều kiện

Như thế, câu điều kiện là loại câu quan trọng, đối với các bạn học tiếng Anh thì càng cần phải nắm vững kiến thức cơ bản của câu điều kiện. Bạn hãy trang bị những kiến thức của câu điều kiện và tham khảo bài viết trên đây để chắc chắn rằng bạn là người có nền tảng tiếng Anh vững chắc.