Những chi phí mở quán cafe bạn cần quan tâm! - Chia sẻ

Tác giả: Trần Hải Minh 14-11-2024

Bạn đang muốn mở một quán cafe nhưng lại không biết được những chi phí cần thiết khi mở quán như thế nào. Kinh doanh quán cafe, liệu có đơn giản như chúng ta nghĩ? Bài viết này sẽ bật mí những chi phí mở quán cafe mà bạn cần quan tâm và một số mẹo hữu ích giúp tối giản chi phí mở quán.

1. Chuẩn bị mở quán cafe

Nếu kinh doanh cafe mà dễ thì đã chẳng có nhiều quán cafe đóng cửa sau một vài tháng khai trương. Với những người bắt đầu kinh doanh chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, họ không biết bắt đầu từ đâu, không biết cách chuẩn bị và duy trì quán như thế nào. 

Cần bao nhiêu vốn cho việc mở quán cafe

Chi phí mở quán cafe cũng là một điều đáng lo ngại đối với những người kinh doanh. Chúng ta cần chuẩn bị bao nhiêu vốn cho việc mở quán cafe? Hãy cùng chúng tôi điểm qua các chi phí không thể không có trong khi mở quán cafe trong nội dung phần 2 của bài viết. 

2. Những chi phí mở quán cafe bạn cần quan tâm

2.1. Các chi phí ban đầu

2.1.1. Chi phí mặt bằng

Chi phí thuê mặt bằng có lẽ là chi phí lớn nhất đối với những người kinh doanh quán cafe. Dựa vào mong muốn của người kinh doanh mà họ sẽ đặt ra các tiêu chí khác nhau về đặc điểm của quán. Ví dụ: mặt sàn rộng, mặt bằng đẹp, không gian yên tĩnh hay gần trung tâm, chỗ để xe khoảng bao nhiêu xe,... 

Tùy theo địa điểm quán cafe mà sẽ có những mức giá khác nhau. Như ở các thành phố nhỏ hoặc nông thôn thì chi phí cho một tháng thuê mặt bằng có thể chỉ ở mức 2 triệu, nhưng ở các thành phố lớn thì có thể lên tới 15, 20 triệu đồng cho một tháng. Mức giá này còn phụ thuộc ở rất nhiều yếu tố. 

Chi phí thuê mặt bằng chiếm phần lớn khoản tiền đầu tư ban đầu

Thường thấy, việc kinh doanh quán cafe sẽ cần có một địa điểm ổn định và lâu dài. Chính vì thế, người ta sẽ ký hợp đồng thuê nhà lâu dài, người kinh doanh sẽ phải đóng tiền mặt bằng theo các kỳ 3 tháng - 6 tháng hay 1 năm. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, khi chưa biết được hoạt động kinh doanh có tốt hay không thì chỉ nên ký hợp đồng ngắn hạn để giảm tính rủi ro trong kinh doanh. 

Nếu người đã có mặt bằng sẵn thì sẽ loại bỏ được nỗi lo chi phí mặt bằng kinh doanh, tiết kiệm được một khoản tiền lớn để đầu tư vào các danh mục khác trong quán cafe. 

2.1.2. Chi phí thiết kế và sửa chữa

Trong trường hợp khi thuê mặt bằng quán cafe nhưng không gian chưa được như mong muốn của người kinh doanh thì sẽ mất thêm các chi phí thiết kế và sửa chữa mặt bằng: lắp đặt lại hệ thống điện nước cho phù hợp với kinh doanh cafe, sơn sửa cho phù hợp màu sắc, không gian mong muốn,... Tùy theo thực trạng của mặt bằng cũng như khả năng đầu tư của người kinh doanh mà chi phí này sẽ cao hay thấp. 

Chi phí thiết kế và sửa chữa không gian quán cafe

2.1.3. Chi phí cơ sở vật chất 

Chi phí mở quán cafe còn phải thích đến chi phí cơ sở vật chất, bao gồm: bàn ghế, quạt, tranh trang trí, cây cối, loa đài, điều hòa, tủ đựng, máy pha cafe, các dụng pha cafe (thìa, cốc, chén, đũa,...) và các nguyên liệu để làm. 

Các chi phí này có thể lên tới hàng trăm triệu đồng, tùy thuộc theo khả năng chi trả của bạn. Trong thời gian đầu, các bạn có thể tối giản một số chi phí và bổ sung dần theo quá trình kinh doanh để không phải đầu tư quá nhiều trong cùng một lúc. 

2.2. Chi phí duy trì quán

2.2.1. Chi phí nhân viên

Nếu ở những quán cafe nhỏ thì ít nhất cũng cần có một bạn nhân viên làm việc fulltime để thực hiện các công việc trong quán. Ở những quán cafe lớn thì còn có nhiều nhân viên hơn: thu ngân, phục vụ, nhân viên bảo vệ,...

Chi phí thuê nhân viên làm việc trong quán cafe

Mỗi nhân viên trung bình làm việc 20 nghìn đồng/giờ làm việc. Các bạn có thể căn cứ theo giá này để tính toán số lượng nhân viên phù hợp cho cửa hàng cafe, vừa khai thác được tiềm năng làm việc của nhân viên, đảm bảo phục vụ khách hàng tốt nhất, vừa tối giản được chi phí duy trì hoạt động của quán cafe. 

2.2.2. Chi phí cho hoạt động duy trì hàng tháng

Ngoài các chi phí trên thì các bạn còn phải có một khoản vốn duy trì nhất định trong quá trình kinh doanh: chi phí nhập nguyên liệu, chi phí trả lương cho nhân viên hàng tháng, chi phí mặt bằng, chi phí sửa chữa cơ sở vật chất, chi phí điện nước,... Chi phí dự trù phải ở khoảng 30 triệu đồng cho một tháng cho một quán cafe nhỏ. 

2.3. Các chi phí phát sinh khác

Ngoài các chi phí trên, còn vô vàn những chi phí “không tưởng” mà bạn cần phải đầu tư khi kinh doanh: chi phí đồng phục cho nhân viên, chi phí máy in hóa đơn, chi phí marketing, chi phí phục vụ cho việc đăng ký kinh doanh, chi phí khai trương nhà hàng trong thời gian đầu. Đôi khi từ cái nhỏ nhất như ốc vít một hai nghìn đồng bạn cũng phải đầu tư. 

Các chi phí phát sinh trong quá trình mở quán cafe

3. Tối giản chi phí mở quán cafe

Như vậy, cho dù là một quán cafe nhỏ, cafe take away thì các bạn cũng sẽ phải đầu tư ít nhất 100 triệu đồng ban đầu. Tùy theo độ lớn của quán mà các bạn sẽ phải đầu tư chi phí mở quán cafe lớn hơn. 

Để tối giản được chi phí này thì các bạn có thể tham khảo những cách sau đây: 

- Sử dụng đồ dùng thanh lý: Đúng là ai khi mới bắt đầu cũng muốn tất cả những đồ dùng trong quán phải thật mới, thật đẹp, làm sao cho hoàn hảo nhất. Nhưng để tiết kiệm được chi phí đầu vào thì các bạn có thể tham khảo việc sử dụng đồ dùng thanh lý như bàn ghế, cốc chén, máy pha cafe,... 

Các đồ dùng này thường có thời hạn sử dụng dài nên có thể mua thanh lý từ những người kinh doanh cafe trước đó. Tuy nhiên, cần đảm bảo các đồ dùng đó không quá cũ, phải phù hợp với không gian thiết kế của quán. 

Các mẹo để tối giản chi phí mở quán cafe khi mới bắt đầu

- Sử dụng nguyên liệu phù hợp: Nguyên liệu các bạn sử dụng cho việc chế biến đồ uống, đồ ăn chỉ nên có chi phí khoảng từ 30 - 40% giá bán của sản phẩm đó, để sau khi giảm trừ các chi phí bạn vẫn có thể thu lại lợi nhuận tốt. Nhưng vẫn cần đảm bảo các nguyên liệu này phải đảm bảo chất lượng, mang đến hương vị thơm ngon cho khách hàng - điều kiện tối thiểu để khách hàng quay lại sử dụng sản phẩm. 

- Tự làm các công việc có thể làm: Trong thời gian đầu, sẽ có rất nhiều các nhiệm vụ cần phải thực hiện, bạn sẽ tốn kha khá một khoản phí cho việc thuê nhân công. Nhưng nếu những việc bạn có thể tự làm thì nên làm để tiết kiệm khoản chi phí này. 

- Mở quán cafe phù hợp với năng lực: Tùy theo năng lực của bạn tới đâu mà sẽ cần nhận biết được quy mô của quán cafe. Nếu bạn có số vốn nhỏ thì nên mở các quán cafe take away, quán nhỏ hoặc quán lại các thành phố nhỏ, ngoại thành, hướng tới đối tượng khách hàng có khả năng chi trả thấp. Còn nếu số vốn lớn thì có thể đầu tư mở các quán to hơn, đẹp hơn, hướng tới đối tượng khách hàng cao cấp hơn. 

- Sử dụng phần mềm quản lý kho vận work247.vn: Đây là phần mềm có thể giúp cho các bạn quản lý tốt hoạt động trong quán cafe - quản lý nhân viên, quản lý hàng hóa, quản lý doanh thu, xuất hóa đơn bán hàng,.... Các bạn sẽ tiết kiệm được thời gian cho việc quản lý hoạt động của quán cafe, tiết kiệm chi phí thuê nhân viên hàng tháng,... Bên cạnh đó, bạn còn có thể sử dụng các phần mềm quản lý nhà hàng cafe miễn phí trên thị trường để kiểm soát quán tốt hơn. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về chi phí mở quán cafe. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ biết được những chi phí cần chuẩn bị trong quá trình mở quán cafe. Chúc các bạn thành công với hoạt động kinh doanh sắp tới.