Bí quyết để thành công với những chiến lược bán hàng thông minh
Tác giả: Quỳnh Trang 18-09-2024
Nếu bán hàng là nghệ thuật thì người xây dựng những chiến lược bán hàng thông minh, tạo ra nhiều lợi nhuận chắc chắn sẽ là một nghệ nhân tài giỏi. Thành công của môn nghệ thuật này cũng là yếu tố quyết định cho những doanh nghiệp trong kinh doanh. Vậy để thành công trong bán hàng thì chúng ta cần có những chiến lược như thế nào? Cùng work247.vn đi tìm hiểu về vấn đề này ngay trong bài viết sau đây nhé!
1. Nghệ thuật trong chiến lược bán hàng
Nói bán hàng là nghệ thuật chắc chắn là không sai bởi nó đòi hỏi sự khéo léo cũng như cái duyên của rất nhiều yếu tố tạo thành. Xây dựng những chiến lược bán hàng thông minh sẽ tạo tiền đề để công việc bán hàng diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất. Vậy chiến lược bán hàng là gì?
1.1. Khái niệm và đặc điểm của chiến lược bán hàng
1.1.1. Khái niệm chiến lược bán hàng trong kinh doanh
Trong mỗi doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh buôn bán thì chiến lược bán hàng chính là bản kế hoạch rõ ràng về mục tiêu, phương pháp, cũng như cách thức thực hiện để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu về doanh số và lợi nhuận đã đặt ra. Chiến lược bán hàng sẽ là bản mô tả, xây dựng và xác định quy trình, đưa ra giá trị sản phẩm đồng thời cũng phân tích cụ thể những đặc điểm của đối thủ cạnh tranh. Bản kế hoạch đó cần thể hiện đầy đủ, đưa ra lối đi đúng đắn để tất cả những người nghệ nhân thực hiện công việc bán hàng có thể đạt được những hiệu quả tối đa trong công việc.
1.1.2. Đặc điểm của chiến lược bán hàng
Về đặc điểm thì điều đầu tiên có thể kể đến đó là luôn lấy khách hàng làm trung tâm. Mỗi một chiến lược bán hàng sẽ được xây dựng và áp dụng riêng cho từng đối tượng khách hàng và từng doanh nghiệp khác nhau. Một đặc điểm tiếp theo của chiến lược bán hàng đó là nằm ở mục tiêu sau cùng. Tất cả các chiến lược bán hàng đều được xây dựng với mục đích chung đó là tăng doanh thu từ sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
1.2. Vai trò của chiến lược bán hàng
Có thể nói, nếu xây dựng được một chiến lược bán hàng thông minh, đáp ứng được yêu cầu về thấu hiểu khách hàng và tâm lý người dùng thì công việc kinh doanh của doanh nghiệp đấy mới có thể diễn ra thuận lợi. Làm đòn bẩy để nâng cao lợi thế về về cạnh tranh từ đó mới có thể bán được nhiều hàng.
1.2.1. Thấu hiểu khách hàng và tâm lý người dùng qua từng giai đoạn cụ thể
Có thể nói trong quá trình kinh doanh và bán hàng, khách hàng là yếu tố quan trọng nhất. Một chiến lược bán hàng hiệu quả là một chiến lược có thể thấu hiểu được nhu cầu và tâm lý của khách hàng mục tiêu.
Mỗi khách hàng sẽ có những nhu cầu khác nhau. Khi doanh nghiệp có một chiến lược bán hàng phù hợp, họ sẽ thấu hiểu khách hàng hơn và có những cách tiếp cận khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất. Chiến lược này sẽ đóng một vai trò như là một kim chỉ nam để doanh nghiệp có thể hỗ trợ khách hàng , giúp tăng doanh thu và tạo ra lợi nhuận cho công việc bán hàng.
1.2.2. Vai trò trong việc xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh phù hợp
Con người luôn là yếu tố cốt lõi trong mọi vấn đề và bán hàng cũng vậy. Chọn lựa, đào tạo được một đội ngũ nhân viên có kiến thức và kỹ năng phù hợp sẽ đóng góp một vai trò quan trọng trong việc triển khai chiến lược bán hàng. Việc xây dựng những phương pháp và cách thức đào tạo nhân viên cũng là một phần nhỏ của những chiến lược bán hàng thông minh này.
1.2.3. Giúp doanh nghiệp giành lợi thế về cạnh tranh
Mỗi chiến lược bán hàng khác nhau sẽ tạo ra những điểm riêng biệt cho từng doanh nghiệp.. Việc xây dựng được một chiến lược bán hàng thông minh sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được những lợi thế cạnh tranh vượt trội.
Xây dựng được chiến lược bán hàng thông minh cũng sẽ rút ngắn được khoảng cách giữa giữa khách hàng với những giá trị của sản phẩm mà doanh nghiệp đem đến. Và chỉ cần khiến cho khách hàng hài lòng thì doanh nghiệp đã có ưu thế cạnh tranh hơn hẳn so với những đối thủ không để tâm đến những chiến lược này.
Chiến lược bán hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng và là yếu tố quyết định xem công việc bán hàng có đạt được hiệu quả tối đa hay không. Một thực trạng có thể thấy trong việc xây dựng những chiến lược này đó là các nhà quản lý thường sẽ đưa ra những quyết định dựa vào cảm tính và lợi ích trước mắt mà bỏ quên mất đến mục tiêu cuối cùng đó là sự phát triển lâu dài.
Tạo nên sự bền vững lâu dài đó sẽ là thách thức cũng như xác nhận rằng việc xây dựng một chiến lược rõ ràng là điều vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp.
2. Những chiến lược bán hàng thông minh được sử dụng phổ biến
Mỗi một mô hình kinh doanh, sản phẩm khác nhau thì sẽ có những chiến lược bán hàng khác nhau. Việc mà các doanh nghiệp cần làm đó là tìm ra những phương pháp để có thể xây dựng được những chiến lược bán hàng hiệu quả. Để không làm mất thời gian của mọi người, hôm nay work247.vn sẽ gợi ý cho bạn một số chiến lược bán hàng thông minh để bạn có thể tham khảo.
2.1. Chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm - Inbound Sale trong bán hàng
Đây là một chiến lược bán hàng thông minh hiện đại và đang dần phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Inbound Sale là chiến lược sẽ phân tích và tập trung vào giải quyết những nỗi bận tâm của khách hàng.
Đặc điểm của chiến lược này là thay vì tập trung vào lợi nhuận thì các doanh nghiệp sẽ ưu tiên đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khai thác thông tin về trải nghiệm dịch vụ của khách hàng với sản phẩm của mình để từ đó xây dựng và đưa ra phương án giải quyết cụ thể.
Áp dụng Inbound Sale, doanh nghiệp sẽ cung cấp được những giá trị đặc biệt và hữu ích đến cho khách hàng. Đổi lại, doanh nghiệp sẽ nhận được sự tin tưởng, sự gắn kết cũng như có được những khách hàng trung thành dành cho mình. Tiếng lành đồn xa khiến phân khúc khách hàng cũng được mở rộng, và đây thực sự là một chiến lược bán hàng cực kì hiệu quả nếu các doanh nghiệp biết cách xây dựng và triển khai thông minh.
2.2. Chiến lược tập trung vào khách hàng mục tiêu - Outbound Sales
Một chiến lược bán hàng thông minh khác mà chúng tôi muốn kể đến đó là Outbound Sales. Đây là một phương thức bán hàng tập trung vào những đối tượng cụ thể bằng việc marketing sản phẩm. Các hình thức marketing quen thuộc của chiến lược này có thể kể đến như cold-calling, phát tờ rơi, chạy quảng cáo,...
Chiến lược này sẽ tập trung vào việc tiếp cận một tệp khách hàng lớn nhưng lại không chắc chắn về hiệu quả đạt được trong tỉ lệ chuyển đổi. Điểm yếu của chiến lược này đó là gây ra cảm giác không thoải mái với những đối tượng khách hàng không quan tâm đến sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp. Nếu xây dựng Outbound Sales không phù hợp thì sẽ tạo ra những cái nhìn tiêu cực từ khách hàng đến với doanh nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín của chính doanh nghiệp đó.
Để có một chiến lược Outbound Sales tốt thì người xây dựng phải xác định chính xác được mục tiêu và khách hàng tiềm năng để có thể tiếp cận đúng người cần. Từ đó có hướng đi cụ thể trong việc triển khai chiến lược bán hàng và tạo ra những bứt phá ngoạn mục về doanh số.
Mỗi chiến lược sẽ có ưu và nhược điểm riêng biệt. Việc lựa chọn và xây dựng chiến lược bán hàng cho phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm kinh doanh hoàn toàn là quyết định ở người lãnh đạo trong các doanh nghiệp, tổ chức.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về chiến lược bán hàng. Hy vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và đừng quên thường xuyên truy cập work247.vn để theo dõi những bài viết tiếp theo nhé!