Điểm tên những môi trường kinh doanh quốc tế đầy đủ nhất
Theo dõi work247 tạiNgày nay, khi các nền kinh tế đang có xu hướng phát triển ngày càng có sức ảnh hưởng lẫn nhau, với những quan hệ không thể tách rời vì tác động của sự toàn cầu hóa, sức lan rộng môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng mạnh mẽ hơn. Môi trường kinh doanh quốc tế có thể nói là một vùng đất màu mỡ mới để các doanh nghiệp khai thác bên cạnh các hình thái kinh doanh nội địa như trước kia. Điều này thôi thúc những tìm tòi, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng, loại môi trường kinh doanh quốc tế ở những ai đang muốn bắt đầu hoặc mở rộng phạm vi kinh doanh của mình cũng như các bạn sinh viên đang học những ngành liên quan đến kinh doanh quốc tế.
1. Giải thích định nghĩa môi trường kinh doanh quốc tế
Môi trường kinh doanh quốc tế được hiểu là các yếu tố bên ngoài môi trường, thị trường rộng lớn ảnh hưởng tới các đặc điểm, quyết định kinh doanh trong phạm vi quốc tế của một doanh nghiệp đa quốc gia. Trong môi trường kinh doanh quốc tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc định hình các hình thái môi trường kinh doanh quốc tế, tuy nhiên, chúng ta có thể chia chúng thành một số nhóm đối tượng chính như sau: các ảnh hưởng bởi người tiêu dùng, ảnh hưởng bởi nguồn lực lao động, ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp, ảnh hưởng từ các tổ chức tài chính và sự can thiệp của chính phủ. Tùy vào những mối quan hệ và đặc điểm hợp tác trên nhiều khía cạnh giữa hai quốc gia mà môi trường kinh doanh quốc tế sẽ trở thành cầu nối khiến cho thị trường của nước này ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nước khác.
2. Những loại hình môi trường kinh doanh quốc tế
Mặc dù có nhiều những yếu tố ảnh hưởng tới những quyết định kinh doanh của các công ty, tập đoàn đa quốc gia trên thị trường toàn cầu, thế nhưng các loại môi trường kinh doanh quốc tế thực chất chỉ bao gồm 6 hình thức dưới đây.
2.1. Môi trường chính trị
Môi trường kinh doanh quốc tế đầu tiên được đề cập môi trường chính trị. Để đơn giản hóa cách hiểu về loại môi trường này đó chính là tổng thể tình hình chính trị của đất nước khách thể. Môi trường này xem xét những ảnh hưởng từ những vấn đề chính trị của một quốc gia tới công việc kinh doanh của một doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào thị trường nước đó.
Yếu tố về chính trị rất quan trọng vì nó đảm bảo được môi trường phát triển kinh doanh cho một doanh nghiệp ở đất nước đó. Ví dụ, các công ty đa quốc gia luôn luôn ưu tiên đặt cơ sở, chi nhánh, hoạt động mới tại những đất nước ổn định về mặt chính trị, có những chính sách mở cửa, chào đón đầu tư nước ngoài và có thiện chí hợp tác thể hiện trên nhiều mặt liên quan đến các quy định hoặc đãi ngộ cho doanh nghiệp. Ngược lại, ở những đất nước có tình hình bất ổn, nguy cơ chiến tranh, tranh chấp đảng phái, bạo loạn lật đổ, xung đột sắc tộc, tôn giáo thường sẽ khiến các doanh nghiệp suy nghĩ kỹ và chấp nhận những rủi ro nhất định để tiến vào thị trường.
2.2. Môi trường kinh tế
Quan trọng không kém độ ổn định của một thị trường nước ngoài đó là môi trường kinh tế. Những đặc điểm về tình hình kinh tế đóng góp rất lớn cho những quyết định của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Các công ty, tập đoàn đa quốc gia sẽ dựa trên những chỉ số nói lên tình hình sức khỏe của một nền kinh tế như chỉ số lạm phát, lãi suất, chính sách tài khóa, mức độ tăng trường kinh tế và tỉ số hối đoái để đánh giá những quyết định kinh doanh quốc tế của mình. Đặc biệt, các doanh nghiệp còn cần lưu ý đến vấn đề về nguồn nhân lực trong môi trường kinh tế của thị trường nước bạn để đánh giá được số lượng lao động, trình độ lao động và giá lao động xem có phù hợp với nhu cầu hay không.
2.3. Môi trường văn hóa xã hội
Bên cạnh những yếu tố về chính trị, kinh tế, một trong những yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng đến việc mở rộng kinh doanh quốc tế đó là môi trường văn hóa xã hội. Đây là những yếu tố thể hiện sự khác biệt và độc đáo lớn nhất giữa các quốc gia, thậm chí là giữa các vùng miền trong một đất nước khi nó được thể hiện và gây ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như ngôn ngữ địa phương, phong tục tập quán, truyền thống, các đặc điểm về tôn giáo và những giá trị cộng đồng,... Bên cạnh đó, các đặc điểm về xã hội, dân cư cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hoạt động, thuê nhân công tại nước ngoài như cơ cấu dân số theo độ tuổi, phân chia vai trò giới, thu nhập trung bình, mức sống, sự phân bố dân cư,...
2.4. Môi trường công nghệ
Trong tình hình phát triển các lĩnh vực kinh doanh hiện tại, yếu tố công nghệ là một trong những thứ làm nên sự thành bại của một doanh nghiệp. Việc đánh giá môi trường công nghệ tại thị trường nước ngoài sắp nhắm tới là một công việc thiết yếu. Với sự giúp đỡ của trình độ công nghệ, việc hoàn thành các đề mục công việc, dự án của các công ty đa quốc gia sẽ nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều.
2.5. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quyết định tiến quân vào một thị trường nước ngoài. Việc xem xét những yếu tố thiên nhiên trong môi trường kinh doanh quốc tế sẽ giúp ta đánh giá được các yếu tố về nguyên vật liệu, giá cả để đáp ứng được đúng và phù hợp với chiến lược trong kinh doanh. Đặc biệt, đây là yếu tố rất khác giữa các quốc gia khi không phải đất nước nào cũng có sự phong phú, đa dạng và sự đảm bảo về trữ lượng tài nguyên thiên nhiên để khai thác cho doanh nghiệp.
2.6. Môi trường pháp lý
Cuối cùng, môi trường kinh doanh quốc tế có một mặt về tính pháp lý. Đây là những đặc điểm liên quan đến luật pháp và các quy định cụ thể của từng quốc gia. Điều này gây ra một số những quyết định kinh doanh không đồng nhất và không thống nhất trong quá trình kinh doanh quốc tế vì một số hoạt động là hợp pháp ở quốc gia này chưa chắc đã hợp pháp ở một quốc gia khác. Chính vì thế, những yếu tố liên quan đến luật pháp của một quốc gia cần được doanh nghiệp xem xét kỹ càng để tránh phạm những sai lầm, phạm tội, bị phạt, kết án, trong quá trình hoạt động tại đây.
3. Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế đến loại hình kinh doanh quốc tế
Những loại môi trường kinh doanh quốc tế đã được nêu ở phía trên đều có sức ảnh hưởng rất lớn tới việc hoạt động một cách ổn định, suôn sẻ, tạo cơ hội phát triển của các công ty hoặc tập đoàn đa quốc gia. Ở mỗi một thị trường, 6 kiểu môi trường này sẽ được đánh giá một cách kỹ càng và xem xét mức độ phù hợp để doanh nghiệp quyết định hình thức kinh doanh quốc tế cho chính mình. Việc quyết định loại hình kinh doanh quốc tế sẽ dựa trên mức độ rủi ro, tiềm năng thị trường để chọn lựa giữa các loại hình như: xuất nhập khẩu, cấp phép, trao quyền, liên doanh, đầu tư nước ngoài, xây dựng chi nhánh, thu mua công ty, hợp đồng quản lý,...
Nhìn chung, môi trường kinh doanh quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng và quyết định mà mọi doanh nghiệp đa quốc gia cần phải xem xét và phân tích trước khi đi một nước cờ kinh doanh nào. Một môi trường kinh doanh quốc tế sẽ mang tới nhiều những cơ hội và rủi ro, tuy nhiên, những công ty nào biết đánh giá đúng và phù hợp với những khả năng và thế mạnh của mình sẽ thành công trên con đường tiến ra biển lớn.
857 0