Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola là gì?

Tác giả: Phạm Hồng Ánh

Thương hiệu Coca Cola đã quá nổi tiếng và quen thuộc với người dùng trên thế giới nói chung và người Việt Nam nói riêng, họ không chỉ có mỗi nước giải khát Coca Cola mà còn rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đi kèm khác như: Coca Cola, Fanta, Sprite,… với rất nhiều nhãn hiệu trải dài trên 200 đất nước, điều gì làm Coca Cola thành công đến vậy, chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola là gì? Hôm nay hãy cùng work247.vn tìm hiểu nhé!

1. Giới thiệu về chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola

Khi nhắc đến thị trường kinh doanh nói chung và thị trường nước giải khát nói riêng, không ai là không biết tới nhãn hiệu hàng đầu Coca Cola, với một sự thành công to lớn, nhiều năm liền nằm trong top các tập đoàn giá trị nhất thế giới. Là một thương hiệu được định giá tới 66,6 tỷ Đô, đứng đầu thế giới và vượt xa các tập đoàn về công nghệ như Microsoft, phải nói chiến lược kinh doanh toàn cầu này Coca Cola đã làm rất tốt, hơn bất cứ một thương hiệu nào khác. Vậy điều mà họ làm là gì?

Chiến lược quốc tế

Không chỉ được biết đến là thương hiệu nước giải khát, Coca Cola còn là nhà tài trợ cho nhiều hoạt động công đồng, các quỹ từ thiện,… Hơn nữa Coca Cola luôn mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng, nắm bắt tâm lý người dùng.

Các chiến lược kinh doanh quốc tế đó đã mang lại cho họ nguồn lợi nhuận khủng. Nhãn hàng liên tiếp chuyển giao các lợi thế của mình ra nước ngoài, xây dựng các nhà máy, xưởng sản xuất với quy mô rộng lớn và tổ chức các hình thức quảng cáo, marketing hay thậm trí là thông điệp sản xuất ở các thị trường nước ngoài giống với trong nước. Đó là thế mạnh của thương hiệu, họ dễ dàng tận dụng được  kinh nghiệm sản xuất về sản phẩm hay kỹ năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra với chiến lược kinh doanh quốc tế này nó có thể khám phá được các tác động của thị trường và khai phá được những tiềm năng trong thị trường mới.

2. Các chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola từ quá khứ đến hiện tại tạo nên thương hiệu Coca Cola

2.1. Các chiến lược kinh doanh trong quá khứ

Coca Cola ngày càng phát triển và luôn khẳng định vị trí quan trọng của mình trong lòng khách hàng, khẳng định thương hiệu nước giải khát khó có thương hiệu nào sánh bằng. Tập đoàn đã dần xoay mình để thay đổi chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu  nhất.

Sự thay đổi

2.1.1. Giai đoạn trước năm 2000

Dù được thành lập khá sớm từ thế kỷ 19, nhưng Coca Cola vẫn chỉ thực hiện các hoạt động kinh doanh trong nước và một số nước khác nhưng  những chiến lược kinh doanh quốc tế của hãng chưa thực sự hiệu . Mặc dù mở nhiều thương hiệu hay xây dựng các nhà máy những hãng vẫn phải bỏ ra rất nhiều chi phí để định vị thương hiệu của mình trong lòng khách hàng, vậy nên doanh thu ở giai đoạn này của hãng không cao. Hơn thế nữa không phải nước nào cũng yêu thích các công thức nước uống của Coca Cola, vì vậy hãng lại bỏ thêm các chi phí thực hiện điều chỉnh công thức để phù hợp với từng thị trường. Đây là một giai đoạn tương đối khó khăn của doanh nghiệp khi phải đương đầu với nhiều thử thách.

Sự thay đổi

Cũng từ những khó khăn chồng chất đó, vào năm 1980 khi Roberto Goizueta lên nắm quyền, ông ấy đã tạo một cuộc lội ngược dòng mà khó có ai làm được. Khi vẫn chịu những sức ép của kinh tế nên tập đoàn, áp lực ngày càng đè nặng lên vai, nguy cơ rất cao đánh mất vị trí và thị trường vào tay đối thủ là Pesi, điều quan trọng trong giai đoạn này là giá thành sản phẩm cũng như việc giành lại thị phần đang trở lên khốc liệt hơn bao giờ hết. Trong giai đoạn này mặc dù đã bao phủ thị trường giải khát toàn thế giới nhưng làm sao để người dân sử dụng thương hiệu Coca Cola như một thức uống toàn cầu. Lại một bài toán khó để giải quyết, thế nên Roberto Goizueta đã đưa ra chiến lược kinh doanh toàn cầu- một phương thức kinh doanh mới với sự thâm nhập vào xu hướng của thế giới.

2.1.2. Giai đoạn sau năm 2000

Do chiến lược thâm nhập thị trường thành công, nhu cầu của người dùng tăng cao, đòi hỏi Coca Cola phải thay đổi chiến lược kinh doanh thêm một lần nữa. Các áp lực giảm chi phí do có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, làm cho thương hiệu lại quay về với chiến lược toàn cầu từ ngày xưa.

2.2. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola thời điểm hiện tại

Để đáp ứng từng nhu cầu của địa phương, hãng nhận ra rằng nên thay đổi để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau của từng thị trường, họ nhận ra rằng nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi kéo theo sự đáp ứng nhu cầu lên các nhãn hàng là rất lớn. Đó là lý do vì sao từ các năm 1990, tập đoàn đã bắt đầu xây dựng và áp dụng cấu trúc phân quyền, và ngày nay cấu trúc phân quyền đó được thể hiện rõ ràng hơn. Các tổ chức phân quyền này phân chia theo từng khu vực như khu vực Bắc Mỹ, khu vực Mỹ Latinh, Châu Âu, Âu- Á và Châu Phi và cuối cùng là khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Trụ sở chính của Coca Cola nằm ở Mỹ- nơi đưa ra các quyết sách quan trọng liên quan đến hoạt động của công ty trên phạm vi toàn cầu.

Hội đồng quản trị hiện nay của công ty với 17 thành viên với ông Muhtar Kent là chủ tịch kiêm luôn vị trí giám đốc điều hành, đây cũng là nơi đặt ra mục tiêu chung hay phương hướng cách thức của tập đoàn trên toàn cầu. Những chiến lược hay quyết sách của tập đoàn được quyết định bởi hội đồng quản trị, hội đồng quản trị này chịu trách nhiệm hướng công ty đến mục tiêu chung và giúp đỡ các khu vực phát triển thương hiệu của mình.

Sản phẩm phủ sóng khắp nơi

Ngoài ra công ty còn áp dụng chiến lược xuyên quốc gia, nhằm gặt hái được nhiều thành công dựa trên việc đáp ứng nhu cầu cầu của khách hàng. Để làm được điều đó, Coca Cola đã tổ chức đánh giá theo khu vực, trong đó kết hợp nhiều hình thức kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Hoạt động này rất hợp lý bởi người tiêu dùng thường có sự phân biệt so sánh giữ Coca Cola là Pesi- đối thủ nặng ký nhất của hãng. Về nước giải khát, nhiều người nhận xét là Pesi có vị ngọt hơn Coca, ở một số thị trường ví dụ như Nhật Bản người dân lại có xu hướng thích uống ngọt nhiều hơn nên hãng đã trực tiếp cải tiến công thức để đáp ứng nhu cầu thị trường này.

Với việc đáp ứng nhu cầu thị trường, hãng đã cho ra tới hơn 3500 sản phẩm với mẫu mã siêu đa dạng, phù hợp với nhu cầu người dùng, điều này tương đương với việc người dùng phải trải nghiệm hơn 9 năm mới có thể sử dụng hết được các sản phẩm.

Ngoài ra còn có các chiến lược về giá làm cho chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola, đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội nhưng giá cả phải hợp lý mà vẫn đem lại lợi nhuận tuyệt đối cho tập đoàn, có thể nói Cola chủ yếu tăng lợi nhuận nhờ cá loại doanh số bán hàng và giảm chi phí qua cách cải tiến kỹ thuật. Về phân phối: với sự đa dạng chủng loại và các mẫu mã, nên việc phân phối chúng là hết sức rõ ràng, với việc bao phu rộng lớn nên tình trạng chuyển hàng hóa đi quá xa là chuyện hiếm khi xảy ra.

​Đa dạng mặt hàng

Áp dụng chiến lược xuyên quốc gia, Coca Cola đã liên tục cải tiếng các chiến lược quảng cáo, sản xuất, tài chính để có được sự thích nghi cùng với việc chuyển biến không ngừng của xã hội hiện đại, cũng như thích nghi với các yêu cầu địa phương. Cũng chính vì lẽ đó mà thương hiệu Coca Cola trở lên quen thuộc và gần gũi với nhiều người.

Với việc nghiên cứu và xây dựng các chiến lược phù hợp với từng khu vực, công thêm các chiến lược kinh doanh quốc tế của CoCa Cola đã làm cho thương hiệu trở lên quá đỗi quen thuộc và có độ nhận diện lên tới 98% dân số. Bằng sự thông minh nhạy bén, các nhà lãnh đạo đã hết sức nghiên cứu để đưa một thương hiệu vươn tầm và giờ đây là thống trị ngành nước giải khát toàn cầu.