CV Java Developer là gì? Chia sẻ cách viết CV lập trình viên Java

Tác giả: Phạm Hường

Lập trình viên Java luôn được mọi người biết đến là một ngành nghề có tính cạnh tranh cao và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa có góc nhìn sâu rộng về lĩnh vực lập trình này, chính vì vậy trong bài đọc này chúng tôi sẽ giải đáp về Java cũng như cách viết CV Java Developer hiệu quả nhất.

1. Tổng quan về Java Developer

1.1. Giới thiệu về Java Developer

Java Developer hay còn có tên gọi khác đó chính là Lập trình viên Java, Java được biết đến là ngôn ngữ lập trình OOP. Lập trình Java là sản phẩm đầu tay được phát triển bởi nhà sản xuất Sun Microsystems từ những năm 1995.

Java Developer

Khác với một số loại ngôn ngữ lập trình thông thường, Java không có tính năng biên dịch mã máy hoặc tính năng thông dịch mã nguồn. Do đó mà lập trình Java được tạo ra với mục đích phục vụ biên dịch các mã nguồn thành Bytecode. Sau đó, Bytecode sẽ tiến sâu vào môi trường thực thi để chạy các chương trình, ứng dụng một cách tối ưu nhất.

1.2. Lập trình viên Java là gì?

Lập trình viên Java hay còn có tên gọi khác là Java Developer, các lập trình viên đều là những nhà phát triển tiềm năng, đồng thời các lập trình viên vẫn phải áp dụng sử dụng các ngôn ngữ lập trình Java.

Áp dụng ngôn ngữ giúp cho các lập trình viên có thể dễ dàng tạo lập, phát triển phần mềm và nâng cao các cấu hình, tính năng của các ứng dụng khác nhau trên máy tính. Bên cạnh đó, lập trình viên hoàn toàn có thể lập trình Web trên Java.

Xem thêm: CV Web Developer - Cách tạo CV ấn tượng thể hiện bản thân tốt nhất 

2. Lập trình viên Java sẽ đảm nhận công việc gì?

Lập trình viên Java sẽ đảm nhận một số nhiệm vụ công việc sau tại doanh nghiệp: 

- Nhận định những mục tiêu và chức năng của một số ứng dụng trên máy tính.

- Là người đưa ra những ý tưởng về thiết kế cũng như đảm nhận việc triển khai chức năng của ứng dụng dựa trên việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Java

- Đo lường, phân tích đánh giá các nhu cầu của người dùng ứng dụng

Mô tả công việc Java Developer

- Căn chỉnh tỉ mỉ các ý tưởng về thiết kế trong giao diện của ứng dụng để đảm bảo có thể đáp ứng được các yêu cầu và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

- Java Developer cần phải thử nghiệm phần mềm và phát triển phần mềm một cách hợp lý nhất.

- Dò và phát hiện lỗi, đồng thời đưa ra các hướng giải quyết lỗi (nếu có) và xử lý những vấn đề phát sinh khác có sự liên quan đến mảng kỹ thuật.

Xem thêm: Hướng dẫn viết CV PHP Developer chuyên nghiệp nhất!

3. Lộ trình sự nghiệp của lập trình viên Java

Lập trình luôn được đánh giá là một ngành nghề hot và chiếm đông đảo sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Chính vì vậy mà đã xảy ra khá nhiều sự cạnh tranh về ngành nghề này trong cả việc tuyển sinh và cơ hội nghề nghiệp.

Để trở thành một lập trình viên Java chuyên nghiệp thì người học cần trải qua nhiều năm học được đào tạo về cả lý thuyết lẫn thực tế. Do đó mà lộ trình thăng tiến của vị trí lập trình viên Java sẽ được phân chia thành 4 quy trình như sau:

3.1. Junior

Junior có thể nói là một giai đoạn khởi đầu sự nghiệp dành cho các ứng viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm. Do đó mà giai đoạn Junior này lập trình viên cần học hỏi và tiếp thu kéo dài trong vòng 4 năm cùng với các nhiệm vụ chủ yếu chẳng hạn như việc xử lý các lỗi, code, phân tích code và thực hiện các tài liệu liên quan đến kỹ thuật.

3.2. Senior

Sau khi trải qua nhiều năm trong giai đoạn Junior, các lập trình viên sẽ không còn mang các mác “tấm chiếu mới” nữa mà các bạn sẽ được lên Senior. Việc tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thời gian làm Junior, kiến thức và chuyên môn của các bạn lập trình sẽ được cải thiện và nâng cao một cách đáng kể.

Senior

Bên cạnh đó, các bạn cũng sẽ được điều chuyển qua bộ phận khác với vai trò trở thành lập trình viên cao cấp, hay còn gọi là cấp độ Senior. Tại vị trí này, trách nhiệm công việc của lập trình viên sẽ dày đặc hơn, thậm chí các lập trình còn phải làm việc với khách hàng với mục tiêu hướng dẫn và đào tạo họ hiểu biết hơn về ứng dụng phần mềm.

3.3. Architect

Thông thường, sau khi lập trình viên đã có khoảng 10 năm kinh nghiệm trong cả 2 giai đoạn Junior và Senior. Do đó, tại vị trí Architect, các lập trình sẽ đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến việc kết nối với khách hàng, khách hàng sử dụng phần mềm, đánh giá và phân tích yêu cầu.

3.4. Manager

Manager chắc hẳn là vị trí mà rất nhiều bạn trẻ đặc biệt quan tâm, vị trí này là một trong những cấp bậc đầy mơ ước của rất nhiều lập trình viên. Chính vì việc trở thành Manager mà các bạn sẽ phải tiếp thu với công việc quản lý trong một phòng ban.

Trách nhiệm công việc cao, vị trí công việc cao đồng nghĩa với việc thu nhập của Manager được đánh giá khá “khủng”. Bên cạnh những trách nhiệm về việc quản lý chuyên môn mà Manager sẽ phải tiến hành phụ trách về vấn đề quản lý tài chính, ngân sách cho phòng ban. 

Manager

Đồng thời, Manager sẽ là người giao phó công việc cho các nhân viên lập trình trong phòng ban và đưa ra những thống kê trong những buổi họp tuần. Manager cũng phải có trách nhiệm quản lý nhân sự, đào tạo nhân sự, phân phối phần mềm, quản lý nhân sự và phối hợp công việc cùng với các cấp quản lý tại những phòng ban khác.

Xem thêm: Mách bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp lập trình viên hay nhất 

4. Tổng quan về CV Java Developer

4.1. Các thông tin quan trọng phải có trong CV là gì?

Tuỳ thuộc vào mỗi nghề nghiệp, mỗi vị trí công việc mà sẽ có những đặc điểm riêng biệt trong cách tạo CV khác nhau. Như vậy, những mục thông tin nào sẽ được đặc biệt chú ý nhất trong CV xin việc lập trình viên Java? 

Đề mục thông tin cần được quan tâm nhất trong CV lập trình viên Java đó chính là việc triển khai các dự án lập trình, các ứng dụng phần mềm, website, .... Theo nghiên cứu cho thấy, phần lớn các ứng viên đã "chém gió" về việc bản thân hoàn toàn có kỹ năng viết Code siêu đỉnh, tuy nhiên sẽ không dễ để đánh gạt được từ các nhân sự dày dạn kinh nghiệm.

Cụ thể, những ý tưởng sáng tạo và kỹ năng kỹ thuật của ứng viên đó cần phải được chứng minh thông qua sản phẩm. Và chỉ khi ứng viên nêu ra được những dự án mà họ triển khai như thế nào là đã đóng góp những gì thì thông tin của ứng viên mới có sự đáng tin và sức thuyết phục.

4.2. Hướng dẫn viết CV Java Developer

4.2.1. Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân chính là phần nội dung dễ viết và đóng vai trò quan trọng nhất trong bản CV xin việc. Dù là trong bản CV nào hay CV ứng tuyển vị trí ngành nghề nào thì mục Thông tin cá nhân luôn phải có. 

Với nội dung Thông tin cá nhân này, các lập trình viên cần đặc biệt lưu ý điền đầy đủ thông tin một cách chính xác và đúng đắn nhất. Nếu ứng viên sử dụng CV Tiếng Việt thì cần phải điền rõ vị trí ứng tuyển chính là "LẬP TRÌNH VIÊN JAVA". Còn đối với các ứng viên sử dụng CV Tiếng Anh thì cần phải điền rõ vị trí ứng tuyển chính là "JAVA DEVELOPER".

4.2.2. Mục tiêu nghề nghiệp

Mỗi người đều có cho mình một mục tiêu nghề nghiệp riêng trong công việc, tính chất công việc của mỗi người tuy khác nhau tuy nhiên mỗi chúng ta đều mong muốn có sự nghiệp phát triển ổn định,đạt nhiều thành tích trong sự nghiệp và có cuộc sống tốt hơn. 

Do vậy mà lộ trình thăng tiến công việc của mỗi người không giống nhau, bởi điều này còn được quyết định bởi sự quyết tâm, định hướng con đường phát triển bản thân của mỗi người và còn lại là các yếu tố khách quan khác.

Mục tiêu nghề nghiệp

Đối với CV xin việc của lập trình viên Java, các bạn hoàn toàn có thể chia sẻ về các mục tiêu nghề nghiệp của mình cho nhà tuyển dụng biết để từ đó, họ đánh giá xem bạn có thực sự phù hợp với công việc đang nộp đơn hay không.

Những mục tiêu nghề nghiệp mà lập trình viên có thể liệt kê chẳng hạn như khả năng vận dụng tốt các ngôn ngữ lập trình này thông qua các dự án công nghệ sáng tạo mang lại hữu ích cho người dùng. Và các mục tiêu xa hơn như học hỏi thêm về loại ngôn ngữ lập trình khác, lộ trình thăng tiến, tăng lương và có thể đảm nhận các dự án lớn với trọng trách lớn hơn.

4.2.3. Học vấn

Học vấn luôn là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng lộ trình sự nghiệp. Đặc biệt là với lập trình viên Java thì khi các bạn sở hữu nền tảng kiến thức học thuật về lập trình, viết code, sử dụng các công cụ và các kỹ năng liên quan khác sẽ là tiền đề cho sự phát triển nghề nghiệp tương lai.

Do đó, để các lập trình viên Java có thể chứng minh thực lực của mình cho nhà tuyển dụng thấy thông qua các thông tin về cơ sở đào tạo, chuyên ngành học. Đặc biệt hơn, các bạn cần phải có bằng cấp và chứng chỉ, giải thưởng liên quan đến Java.

4.2.4. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc luôn được đánh giá là yếu tố then chốt trong việc ứng tuyển công việc có thành hay bại. Khi các bạn lập trình đã sở hữu cho mình các kinh nghiệm về việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình, có ý tưởng thiết kế cũng như những đóng góp của bản thân trong các dự án công nghệ là một lợi thế.

Kinh nghiệm làm việc

Thông thường, nếu các lập trình viên Java có định hướng phát triển con đường sự nghiệp này thì các bạn cần phải nắm chắc kiến thức đã và đang được đào tạo tại giảng đường, thậm chí các bạn còn phải trải qua rất nhiều buổi thực hành, các bài tập, các dự án trong thời gian là sinh viên.

4.2.5. Kỹ năng

Kỹ năng luôn là yếu tố quan trọng và không thể thiếu khi ứng viên ứng tuyển bất kỳ vị trí công việc gì. Kỹ năng thực chiến đối với các lập trình viên Java là yêu cầu rất quan trọng giúp các bạn đánh giá được khả năng làm việc cũng như hiệu suất công việc tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, kỹ năng về ứng dụng tin học văn phòng là không thể thiếu dành cho các lập trình viên. Kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp, khả năng làm việc theo đội nhóm, đặc biệt là kỹ năng lãnh đạo (nếu có) sẽ là điểm cộng cực lớn để nộp đơn ứng tuyển cho bộ phận Nhân sự tại doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, các kỹ năng mà các lập trình viên đề cập trong bản CV cần có tính thuyết phục, có tính thực tế và không bịa đặt quá mơ hồ sẽ khiến cho CV của các bạn dễ dàng bị loại bởi nhà tuyển dụng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Java cũng như cách viết CV Java Developer một cách hiệu quả và chi tiết nhất. Hy vọng bạn đọc có thể tiếp thu được nhiều kiến thức tuyệt vời từ bài viết này. 

Đừng quên hãy luôn theo dõi và cập nhật các bài đọc mới nhất qua trang web của chúng tôi work247.vn và tìm kiếm nhiều nguồn thông tin giá trị trong cách viết CV để có thể “hạ gục” được nhà tuyển dụng bạn nhé. Chúc các bạn có được bản CV hoàn chỉnh nhất cho riêng mình.