[Cập nhật] Những thông báo mới về điều lệ trường mầm non

Tác giả: Trương Thanh Thanh

Hiện nay các trường mầm non nổi lên rầm rộ, công việc của các bậc phụ huynh cũng trở nên nhiều và bận rộn hơn trước khiến nhu cầu gửi trẻ đến các trường mầm gia tăng. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh còn đang hoang mang không biết nên gửi trẻ tới các trường mầm non như thế nào để bảo đảm sự an toàn cho trẻ. Yêu cầu đầu tiên đó là nhà trẻ cần đảm bảo yêu cầu về các điều lệ trường mầm non sau.

Việc làm online

1. Sự quan trọng của điều lệ trường mầm non 

Sự quan trọng của điều lệ trường mầm non 

Do khối lượng công việc bận rộn của các bậc phụ huynh khiến cho nhu cầu về việc gửi trẻ tăng cao. Tuy nhiên hiện nay nhiều trường mầm non có dấu hiệu bạo lực và gây nguy hại đến trẻ khiến nhiều bậc phụ huynh không an tâm khi gửi gắm trẻ đến các trường mầm non. 

Thấu hiểu được tấm lòng của các bậc phụ huynh thì Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra một số điều luật mới trong Điều lệ trường mầm non theo thông tư số 44/2008/QĐ - BGDĐT. 

Điều lệ Trường mầm non sẽ quy định về các nội dung sau: 

  • Vị trí, nhiệm vụ, tổ chức cũng như quản lý các trường mầm non, mẫu giáo hoặc nhà trẻ 
  • Tổ chức các chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 
  • Quy định về tài sản của trường mầm non, nhà trẻ, mẫu giáo độc lập, giáo viên, nhân viên tại nhà trẻ 
  • Quy định về quan hệ giữa trường mầm non, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập với gia đình và xã hội. 

Trẻ em được xem là mầm non tương lai của đất nước và cũng là chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì vậy mà sự an toàn từ thể chất đến tinh thần của trẻ là vô cùng quan trọng. Cụ thể các điều luật ra sau, bạn và Work247.vn sẽ cùng nhau trẻ lời ngay sau đây nhé! 

2. Một số điều lệ trường mầm non quan trọng 

Một số điều lệ trường mầm non quan trọng 

2.1. Đối tượng phải tuân thủ điều lệ 

Trước hết, xét về đối tượng bắt buộc phải tham gia và có trách nhiệm thực thi các điều lệ này thì phải kể đến:

  • Các trường mầm non, trường mẫu giáo
  • Nhà trẻ, nhóm trẻ và lớp mẫu giáo độc lập 
  • Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục mầm non. 

​Việc làm giáo dục

2.2. Điều kiện thành lập trường mầm non

Để có thể đưa trường mầm non vào hoạt động thì cần phải chú trọng 3 nội dung chính sau: 

  • Các điều kiện đủ để thành lập trường mầm non nhà trẻ 
  • Các điều kiện đủ để hoạt động giáo dục trong trường mầm non 
  • Điều kiện thu hồi nhà trẻ 

Chúng ta hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu những điều kiện này nhé!

Trường mầm non, nhà trẻ được phép thành lập trong trường hợp có đủ các điều kiện sau: 

  • Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đồng thời theo quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương, trường mầm non, nhà trẻ… phải có đề án thành lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 
  • Đề án thành lập cần phải nêu rõ các nội dung như Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục, chương trình, cơ sở vật chất… và phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trẻ. 
    Điều kiện thành lập trường mầm non

Ngoài ra, để có thể có khả năng hoạt động giáo dục thì trường mầm non, nhà trẻ cần phải đảm bảo có đủ điều kiện như sau: 

  • Trường mầm non, nhà trẻ cần phải có các quyết định thành lập hoặc có quyết định cho phép thành lập 
  • Có điều kiện về tài sản đủ để đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục 
  •  Địa điểm xây dựng phải an toàn với trẻ, người dạy và các lao động khác. 
  • Thực hiện các chương trình giáo dục mầm non, kèm theo tài liệu chăm sóc, có quy định theo như bộ Đào tạo và Giáo dục 
  • Đội ngũ giáo viên cần phải đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, cơ cấu tổ chức, đảm bảo đúng theo chương trình giao dịch mầm non.
  • Nhà trẻ cần phải có đủ nguồn lực tài chính để có thể duy trì và phát triển hoạt động giáo dục 
  • Mỗi nhà trẻ, trường mầm non phải có những điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động riêng 
  • Điều kiện thu hồi nhà trẻ 
  • Trong vòng 2 năm hoạt động mà nhà trẻ, trường mầm non không đáp ứng được các điều kiện trên thì nhà

2.3. Nhiệm vụ của trường mầm non 

Nhiệm vụ của trường mầm non 

Trường mầm non là nơi giao dục trẻ cách yêu thương, tôn trọng cũng như cải thiện sâu về mặt tâm hồn cho trẻ. Chính vì vậy nhiệm vụ chính của trường mầm non đó là:

  • Thực hiện tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng cũng như chăm sóc giáo dục cho các bé từ 2 tháng tuổi đến 6 tuổi theo các chương trình giáo dục mầm non do bộ trưởng Bộ giáo dục đã ban hành quyết định trong điều lệ trường mầm non 
  • Đối với các trẻ em trong lứa tuổi mầm non đến trường nhưng có hoàn cảnh khó khăn, hay các trẻ khuyết tật thì cần phải có phương pháp huy động trẻ đến trường. 
  • Thực hiện quản lý các cán bộ, giáo viên để thực hiện các nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cũng như giáo dục trẻ một các có bài bản và nghiêm túc 
  • Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực. 
  • Xây dựng các cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa và hiện đại 
  • Phối hợp với gia đình, các tổ chức và các cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cũng như giáo dục trẻ. Để trẻ có thể phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần một cách toàn diện nhất 
  • Hướng đến mục tiêu chuyên nghiệp hóa thị trường cần phải tổ chức cho các cán bộ quản lý, giáo viên cũng trẻ em tham gia các hoạt động vì xã hội, cộng đồng 
  • Đảm bảo việc kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ 
  • Chấp hành nghiêm chỉnh các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật ban hành. 

​Tìm việc làm giáo viên mầm non

2.4. Nhiệm vụ của các giáo viên trường mầm non

Nhiệm vụ của các giáo viên trường mầm non

Các giáo viên trường mầm non sẽ là người trực tiếp, tiếp nhận các trẻ. Đây cũng là những người quan trọng nhất trong tốt chức vì họ có nhiệm vụ chính trong việc quản lý, hướng dẫn trẻ hướng đến những chuẩn mực của xã hội, dạy dỗ trẻ những điều hay lẽ phải để trẻ dduocj phát triển toàn diện về mặc thể chất cũng như về tinh thần.

Theo như thông tư quyết định 14/2008/QĐ - BGDĐT về điều lệ trường mầm non đã quy định cụ thể về nhiệm vụ của các giáo viên trường mầm non như sau: 

  • Giáo viên trường mầm non trước hết là những người nuôi dưỡng, giao dịch trẻ tại nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non. 
  • Giáo viên phải có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non hoặc nhân viên y tế hoạch đường, hoặc có bằng tốt nghiệp theo chuyên môn đối với các công việc được giao
  • Giáo viên trường mầm non có nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn của trẻ thuộc sự quản lý phân công về tinh thần, thể chất trong quá trình trẻ học tập, nghỉ ngơi tại trường mẫu giáo 
  • Quản lý, đánh giá trẻ, chịu trách nhiệm về chất lượng đầu ra của trẻ về họa
  • Mỗi giáo viên cần phải đảm bảo về mặt chuyên môn của mình, tham gia các buổi hoạt động, bồi dưỡng nghiệp vụ, học tập văn hóa,... đồng thời phải tự trau dồi những kiến thức về mặt đạo đức để có thể làm gương cho trẻ noi theo.  
  • Giáo viên còn là người đối xử với trẻ một cách công bằng và công tấc nhất từ đó tạo cho trẻ cách yêu thương, thông cảm, đối xử công bằng với những người xung quanh. 
  • Đồng thời tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ những người đồng nghiệp trong nhà trẻ, trường mầm non. Thực hiện công việc tuyên truyền kiến thức về những cách nuôi dạy trẻ tới các bậc phụ huynh, cha mẹ sao cho đúng, hợp tình hợp lý 
  • Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, quyền công dân, đồng thời chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật và quy định về công việc cũng như các quyết định của cấp trên về phân công công việc. 

Ngoài những trách nhiệm, nghĩa vụ phải được thực hiện đầy đủ thì các giáo viên mầm non cần phải thực hiện những thành vi không được phép làm. Và ngay dưới đây, Work247.vn sẽ cùng bạn làm rõ những thông tin này! 

2.5. Hành vi không được phép làm của giáo viên  

 Hành vi không được phép làm của giáo viên  
  • Giáo viên không được phép xúc phạm danh dự, phẩm chất cũng như thân thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng như của đồng nghiệp 
  • Không có được phép xuyên tạc những nội dung về giáo dục 
  • Không được bỏ giờ, hay bất kì buổi dạy nào nếu như không có thông báo từ trước. Đồng thời không được tùy tiện lược bỏ các chương trình nuôi dưỡng cũng như chăm sóc giáo dục dành cho trẻ 
  • Không được có hành động đối xử thiếu công bằng đối với trẻ 
  • Không được ép trẻ phải đi học thêm nhằm mục đích trục lợi cá nhân 
  • Không được có hành vi cắt bớt khẩu phần ăn của trẻ ảnh hưởng đến sự sức khỏe của trẻ. 
  • Không được làm việc riêng trong quá trình, hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. 
  • … 

​Tìm việc làm cấp dưỡng mầm non

3. Những lưu ý về điều lệ trường mầm non 

Những lưu ý về điều lệ trường mầm non 

Thông qua những điều lệ trường mầm non kể trên thì các bậc phụ huynh, giáo viên mầm non đều cần phải lưu ý những điểm chung sau: 

  • Các bậc phụ huynh phải phối hợp với trường mầm non, tổ chức về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ một cách tốt nhất 
  • Trong quá trình tìm hiểu và đưa ra quyết định gửi trẻ đến một môi trường mầm non, các bậc phụ huynh phải tìm hiểu các thông tin về trường, quy định riêng của trường về cách nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, nắm bắt được những thông tin về cơ sở vật chất, chất lượng giáo viên… 
  • Hơn thế nữa nếu bạn đang mong muốn có một công việc giáo viên mầm non thì bạn cũng sẽ phải đảm bảo những yêu cầu như trên và tìm một môi trường với cơ sở vật chất được đảm bảo, có đủ các yếu tố để thành lập một trường mầm non chuyên nghiệp. 
  • Bạn có thể tham khảo các công việc như “tìm việc giáo viên mầm non tại hà nội” hay “tìm việc giáo viên mầm non tại Thái bình” … Tại Work247.vn để có thể lựa chọn một môi trường tổ chức phù hợp với chính mình nhé! 

Trên đây là những thông tin quan trọng về Điều lệ trường mầm nonwork247.vn muốn gửi lên các độc giả. Mong rằng với những thông tin này có thể giúp bạn lựa chọn được một nơi gửi gắm trẻ an toàn để đảm bảo sự an toàn về thể chất cũng như sức khỏe của trẻ nhé!