Bật mí kinh nghiệm quản lý quán trà sữa hiệu quả nhất
Tác giả: Diệp Lạc
Có thể bạn không để ý, bất kì công việc nào ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng luôn luôn phải học hỏi kinh nghiệm để đúc kết cho mình những bài học quý báu và để có những phương pháp vận hành công việc thật thuận lợi. Công việc kinh doanh quán trà sữa cũng vậy. Bài viết sau work247.vn sẽ bật mí cho các bạn kinh nghiệm quản lý quán trà sữa dành cho những ai đang có dự định kinh doanh ở lĩnh vực này.
1. Tại sao nên học hỏi kinh nghiệm quản lý quán trà sữa
Bất kỳ là công việc nào cũng cần phải có quản lý hay nói cách khác là người dẫn đầu chỉ đạo mọi công việc. Nếu như một tổ chức hay một cộng đồng không có quản lý chỉ đạo, thì tổ chức đó sẽ không thể vận hành trơn tru được. Người quản lý sẽ là người đôn đốc, điều hành, chỉ ra những điểm mạnh điểm yếu đồng thời là người sẽ đưa ra các phương án chiến lược nhằm phát triển các hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh quán trà sữa phải nói rằng là một trong những lĩnh vực kinh doanh mang lại lợi nhuận khổng lồ. Trong vòng vài năm trở lại đây, các thương hiệu trà sữa mọc lên như nấm vì thứ nhất do chi phí nguyên liệu khá rẻ, lãi thuần trên một cốc trà sữa là tương đối nhiều. Ngoài ra trà sữa cũng là thức uống được hầu hết không chỉ giới trẻ mà còn nhiều độ tuổi khác cũng vô cùng yêu thích vì đa dạng về chủng loại, phong phú về hương vị.
Tuy nhiên, đi kèm với lợi ích là sự cạnh tranh gay gắt. Rất nhiều các thương hiệu trà sữa khác nhau rải rác trên khắp đất nước, những thương hiệu trà sữa là không thể đếm xuể. Bên cạnh đó, dù rất phong phú về chủng loại nhưng nhìn chung hương vị là khá giống nhau. Điều này đòi hỏi các quán trà sữa phải có điểm nổi bật gì để thu hút khách hàng lựa chọn mình chứ không phải thương hiệu của đối thủ.
Một điểm nữa đó là mọi người thường có thói quen ra quán trà sữa không hoàn toàn vì thức uống mà chủ yếu là để tụ tập bạn bè, không gian đẹp đẽ để check-in hay nhiều khi là để bàn bạc công việc, học tập yên tĩnh mát mẻ.
Chính vì những lý do kể trên, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra đó là làm cách nào để quản lý quán trà sữa một cách hiệu quả nhất. Quản lý ở đây không chỉ là về hương vị đồ uống, mà còn là không gian quán, đào tạo nhân viên phục vụ,... và nhiều yếu tố khác nhau để có thể nổi bật thương hiệu của mình giữa vô vàn thương hiệu trà sữa ngoài kia.
Xem thêm: Mách bạn những kinh nghiệm quản lý cửa hàng dễ dàng và hiệu quả
2. Bật mí các kinh nghiệm quản lý quán trà sữa hiệu quả
2.1. Quản lý chi phí
Mặc dù đã được đề cập ở trên rằng chi phí cho một cốc trà sữa là khá rẻ, tuy nhiên không phải vì thế mà có thể sử dụng bừa bãi và lãng phí nguyên liệu mua về. Mặt khác, ngoài chi phí nguyên liệu còn phải tính đến chi phí nhân viên, chi phí xây dựng, sửa sang, chi phí cho vật dụng đi kèm đồ uống cũng cần phải tính toán rất kỹ.
Về chi phí cho nguyên liệu, ngoài việc phải cân đối lượng sử dụng hợp lý, bạn nên tận dụng nguyên liệu bằng những cách kết hợp lại với nhau. Ví dụ như chỉ cần thay đổi nhỏ trong khâu pha chế cũng có thể cải thiện được hương vị của đồ uống, mang lại cảm giác mới mẻ hơn cho khách hàng khi sử dụng. Bằng cách đó vừa tận dụng tối ưu các nguyên liệu mua về vừa sáng tạo các hương vị độc đáo cho quán.
Về chi phí các vật dụng khác cũng cần nghiêm túc cân nhắc. Ví dụ bạn muốn sáng tạo thêm nhiều phong cách cho quán như sử dụng cốc đựng và ống hút bằng giấy và màu chủ đạo là màu nâu chẳng hạn, điều này rất tốt cho việc lan tỏa thương hiệu cho quán. Tuy nhiên bạn phải xem xét nếu dùng vật dụng như vậy thì sẽ tốn thêm nhiều chi phí như thế nào để cân nhắc sang phương án khác hoặc giảm bớt một bộ phận nào đó.
Tuy nhiên không phải vì thế mà bạn cố tình chọn những nguyên liệu rẻ kém chất lượng. Đồ uống kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và sẽ rất nghiêm trọng nếu khách hàng nhận thấy và tẩy chay.
2.2. Quản lý nhân viên
Nhân viên cũng là một yếu tố quan trọng hàng đầu đáng để lưu tâm. Vì đôi khi nếu quán của bạn có đồ uống rất ngon nhưng thái độ phục vụ không tốt cũng khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng.
Với đặc thù không giới hạn về thời gian, quán trà sữa thường mở cửa từ sáng đến tận tối khuya, bạn nên để hệ thống nhân viên được tự chọn lịch làm việc của mình luân phiên sáng chiều. Điều này sẽ giúp cho cửa hàng của bạn sẽ không bị thiếu hay quá thừa nhân viên. Ví dụ nếu có sự việc nghỉ đột xuất, các nhân viên có thể tự thảo luận để đổi ca cho nhau tránh trường hợp không bố trí được nhân viên cho quán.
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm - quản lý chuỗi cửa hàng hiệu quả
2.3. Đầu tư cơ sở vật chất
Thường thì quán trà sữa sẽ có rất nhiều các loại đồ uống khác nhau, những cách làm phức tạp thì bạn nên đầu tư cho quán của mình những dụng cụ, máy móc hỗ trợ như máy làm kem, máy xay, máy pha cà phê,... để gia tăng sự chuyên nghiệp cho quán.
Những thiết bị máy móc này sẽ hỗ trợ cho việc tạo ra hương vị chuẩn nhất cho đồ uống, đồng thời sẽ giúp việc pha chế nhanh hơn, dễ dàng hơn đáp ứng được khi số lượng khách hàng lớn và không phải chờ quá lâu.
Hiện đại hơn, bạn có thể đầu tư thêm các thiết bị công nghệ hỗ trợ cho việc ghi chép hóa đơn và kiểm tra nguồn tiền thu của cửa hàng. Điều này sẽ giảm thiểu lượng công việc của nhân viên để dành thời gian chăm sóc khách hàng nhiều hơn đồng thời giảm bớt sự sai lệch, mất cắp trong nội bộ cửa hàng.
2.4. Chiến lược marketing
Những yếu tố kể trên chính là các yếu tố tiền đề cho bạn để đưa ra một chiến lược marketing hiệu quả nhất dành cho quán. Bạn phải lan tỏa hình ảnh thương hiệu của mình rộng rãi để mọi người biết đến cửa hàng của mình.
Đầu tiên bạn cần xác định phong cách của quán sẽ theo kiểu như thế nào. Định hình phong cách sẽ giúp bạn có định hướng rất dễ với việc nghĩ menu cho quán hay bố trí không gian quán.
Có nhiều phong cách khác nhau của các quán trà sữa như phong cách cổ điển, đồ uống sẽ trưởng thành hơn, giá thành cũng cao hơn sẽ thích hợp cho đối tượng khách hàng đã đi làm, cần sự yên tĩnh thư giãn hay những người muốn học bài. Hoặc với phong cách năng động dễ thương một chút cộng với những đồ uống nhiều màu sắc, giá thành rẻ, sẽ thích hợp với giới trẻ đi cùng đám bạn để tám chuyện,....
Khi đã định hình được phong cách cho quán và cập nhật menu đồ uống, tiếp theo bạn cần chọn ra cái gì sẽ là signature tức là điểm nổi bật độc đáo nhất của quán. Đó sẽ như một biểu tượng của quán khi nhắc đến rất thuận lợi cho các chiến dịch marketing.
Nói về điều này thương hiệu Highlands Coffee đã và đang rất thành công với chiến dịch marketing “kiềng ba chân” chủ đạo của quán là cà phê - trà - freeze. Mỗi lĩnh vực lại có một loại đồ uống làm đại diện khiến mọi người vô cùng thích thú và muốn khám phá. Hay thương hiệu trà sữa Royal Tea từng làm mưa làm gió với loại trà hoa quả và trà sữa kem cheese cùng bao bì xinh xắn khiến mọi người vô cùng mong muốn được trải nghiệm.
Qua những thông tin trên cho thấy, việc vận hành và quản lý một quán trà sữa cũng không hề dễ dàng mà đòi hỏi rất nhiều vấn đề cần phải tính toán và cân nhắc thật kỹ. Thử thách lớn nhất có lẽ là ở việc làm cách nào tạo nên sự khác biệt của quán so với hàng ngàn thương hiệu trà sữa ở ngoài kia. Và muốn làm được điều đó bạn phải tạo dựng giá trị cốt lõi từ ngay bên trong thì mới có thể có cơ sở phát triển hình ảnh bên ngoài được.
Vậy là bài viết trên work247.vn đã bật mí cho bạn những lời khuyên về kinh nghiệm quản lý quán trà sữa. Hy vọng các bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích để áp dụng quản lý mô hình cửa hàng cho riêng mình và ngày một phát triển hơn nữa.