Những quy định cần biết về tạm hoãn hợp đồng lao động
Tác giả: Hoàng Thanh Vân 22-05-2024
Khi làm việc, người lao động cũng sẽ có lúc cần phải tạm hoãn hợp đồng lao động. Liệu rằng việc tạm hoãn hợp đồng lao động đối với người lao động mang đến những lợi ích gì và cần phải lưu ý những gì khi tạm hoãn hợp đồng lao động?
1. Hiểu rõ hơn về tạm hoãn hợp đồng lao động
Tạm hoãn hợp đồng lao động là vấn đề thường xuyên xảy ra với người lao động và doanh nghiệp, khi người lao động gặp những trường hợp bất khả kháng không thể nào tiếp tục thực hiện lao động cần phải tạm hoãn hợp đồng lao động.
Vậy thì tạm hoãn hợp đồng làm động là gì? Tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ gây ra những ảnh hưởng cụ thể như thế nào đối với những người lao động?
Tạm hoãn hợp đồng lao động chính là một trong những cách để giúp cho người lao động có thể bảo vệ được việc làm của mình, hiểu một cách đơn giản đó là việc mà người lao động tạm thời gian việc thực hiện các công việc và trách nhiệm theo hợp đồng lao động trong một khoảng thời gian cụ thể vì những lý do khác nhau theo quy định của pháp luật cho phép hoặc là được đồng ý sự thỏa thuận giữa hai bên.
Với những phân tích trên đây thì chúng ta cũng đã hiểu được thông tin về bản chất của việc tạm hoãn hợp đồng lao động rồi. Tiếp theo, chúng ta cần tìm hiểu về việc tạm hoãn hợp đồng lao động được áp dụng đối với những trường hợp nào nhé.
Ứng tuyển ngay: Việc làm Luật sư
2. Những trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động
Căn cứ vào Điều số 32 của Bộ Luật Lao động được ban hành năm 2012 thì sẽ có 5 trường hợp cụ thể được cho phép tạm hoãn hợp đồng lao động:
- Trường hợp 1: Người lao động phải dừng công việc để thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia Dân quân tự vệ.
- Trường hợp 2: Những người lao động bị tạm giữ hoặc là tạm giam khi vi phạm hoặc là có liên quan tới vấn đề vi phạm pháp luật theo đúng Quy định của pháp luật..
- Trường hợp 3: Những người lao động cần phải chấp hành đưa vào các trường giáo dưỡng và các cơ sở để cai nghiện, cơ sở giáo dục đặc biệt.
- Trường hợp 4: Trường hợp người lao động là phụ nữ mang thai, được xác nhận rõ ràng bởi các cơ sở khám và chữa bệnh.
+ Lao động nữ mang thai khi có xác nhận về việc nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
+ Cần phải có giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh.
+ Thời gian nghỉ tạm hoãn hợp đồng do hai bên thỏa thuận nhưng cần đảm bảo phải là thời gian tối thiểu được yêu cầu từ phía cơ sở khám chữa bệnh.
- Trường hợp người lao động đã được bổ nhiệm để giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp TNHH MTV có 100% vốn điều lệ của Nhà nước.
- Những người hợp khác do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận.
Trong Luật Lao động được bổ sung vào năm 2019 thì có bổ sung thêm trường hợp người lao động được ủy quyền để tiến hành thực hiện các quyền và trách nhiệm đối với vốn của doanh nghiệp và một số trường hợp khác.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng lao động
3. Làm thế nào để tiếp tục làm việc khi hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động?
Khi tạm hoãn hợp đồng lao động thì giữa người lao động và doanh nghiệp cần phải thỏa thuận với nhau về thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động. Căn cứ vào Điều số 10 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ban hành thì người lao động và doanh nghiệp cần phải thực hiện những vấn đề sau:
3.1. Về phía người lao động
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động theo thỏa thuận thì người lao động cần phải có mặt tại doanh nghiệp. Nếu trường hợp nào không thể nào có mặt theo đúng thời hạn quy định thì cần phải báo cho doanh nghiệp biết và thỏa thuận lại thời gian có mặt.
Trường hợp người lao động không báo thì vi phạm thỏa thuận giữa hai bên và người lao động phải chịu trách nhiệm với hành vi vi phạm của mình. Rất có thể người lao động sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động vô thời hạn.
Tham khảo: Luật lao động 2021 và những điều bạn cần biết
3.2. Về phía doanh nghiệp
Phía doanh nghiệp khi thực hiện việc tạm hoãn hợp đồng lao động với người lao động, tới thời hạn đi làm theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động thì phía doanh nghiệp phải nhận người lao động đi làm trở lại.
Đồng thời phía doanh nghiệp cần phải thực hiện bố trí, sắp xếp phần công việc cho người lao động theo đúng chuyên môn của người lao động.
Nếu doanh nghiệp không thể sắp xếp được công việc như đã thỏa thuận với người lao động trước đó thì cần phải thỏa thuận lại với NLĐ và sắp xếp công việc mới cho họ, bổ sung các điều khoản và nhiệm vụ mới của NLĐ vào hợp đồng lao động mới.
Đó là những vấn đề mà người lao động cần phải nắm được, khi đã nghỉ tạm hoãn hợp đồng lao động, đến lúc đi làm trở lại để tìm được một công việc mới là điều không dễ dàng gì.
Chính vì thế nắm được quy định về việc tạm hoãn hợp đồng lao động chính là cách để giúp cho người lao động có thể bảo vệ được việc làm, bảo vệ quyền lợi cho bản thân mình, có công ăn việc làm ổn định để trang trải cho cuộc sống.
4. Những lưu ý về việc tạm hoãn hợp đồng lao động
Để có thể đảm bảo đúng quy định của việc tạm hoãn hợp đồng lao động thì cả phía người lao động lẫn doanh nghiệp cần phải nắm được các thông tin lưu ý dưới đây:
- Trong suốt quá trình tạm hoãn hợp đồng lao động thì phía người lao động sẽ không được hưởng lương cũng như là các quyền lợi khác mà doanh nghiệp cung cấp như khi đang còn trong thời gian đi làm và những giao kết trong hợp đồng lao động.
Trừ các trường hợp mà hai bên đã có sự thỏa thuận rõ ràng hoặc là những trường hợp được pháp luật quy định.
- Trong vòng 15 ngày bắt đầu từ ngày hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động thì người lao động cần phải có mặt tại nơi làm việc của mình để tiếp nhận công việc và kế hoạch công việc mà doanh nghiệp đã sắp xếp.
Người sử dụng lao động buộc phải nhận người lao động khi họ trở về làm việc và sắp xếp công việc cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Những vấn đề về việc tạm hoãn hợp đồng lao động được căn cứ vào quy định của Pháp luật tại Điều số 30, điều số 31 của Bộ Luật lao động được ban hành năm 2019 và căn cứ và Điều số 32 của Luật lao động được ban hành vào năm 2012.
Như thế, những quy định về việc tạm hoãn hợp đồng lao động đã rất rõ ràng, người lao động và doanh nghiệp cần nắm được để đảm bảo thực hiện đúng với quy định của pháp luật.