Viết đơn nghỉ việc sếp không ký? Đi tìm nguyên nhân cụ thể

Tác giả: Hoàng Thanh Vân 29-08-2024

Bạn đã từng rơi vào hoàn cảnh viết đơn nghỉ việc sếp không ký? Gặp phải trường hợp như vậy thì bạn giải quyết thế nào? Hãy tham khảo một vài gợi ý xoay quanh vấn đề viết đơn nghỉ việc sếp không ký để có giải pháp phù hợp cho vấn đề này nhé.

1. Những lý do nào khiến bạn viết đơn nghỉ việc sếp không ký?

Nhiều người gặp phải tình trạng viết đơn xin nghỉ việc nhưng lại không được chấp thuận từ cấp trên, cấp trên không duyệt đơn, không ký đơn xin nghỉ việc của bạn.

Những lý do khiến bạn viết đơn nghỉ việc sếp không ký

Hãy tham khảo những lý do work247.vn đưa ra dưới đây để xem có những nguyên nhân nào có thể xảy ra khi bạn viết đơn xin nghỉ việc mà sếp của bạn lại không ký nhé:

1.1. Do sếp của bạn muốn giữ bạn ở lại làm việc

Bạn là một nhân viên ưu tú, có năng lực và nhiệt tình. Bạn được nhiều người quý mến, trong đó không ngoại lệ sếp của bạn.

Việc sếp bạn không ký đơn duyệt nghỉ việc cho bạn có thể là do sếp bạn muốn dành thời gian nào đó để nói chuyện lại với bạn, thuyết phục bạn ở lại công ty tiếp tục làm việc, tiếp tục cống hiến và cùng sếp phát triển công ty.

Một người nhân viên quá ưu tú cũng sẽ khiến cho những người xung quanh cảm thấy tiếc hùi hụi khi mà họ nghỉ việc, đặc biệt là những người lãnh đạo thì lại càng muốn giữ lại nhân tài cho công ty.

1.2. Do đơn xin nghỉ của bạn không đúng quy định

Có nhiều trường hợp cấp trên không ký duyệt đơn xin nghỉ việc của nhân viên là bởi vì họ viết đơn xin việc không đúng quy chuẩn, trong nội dung có chứa những lý do không khả quan, những lý do gây ảnh hưởng tới danh tiếng của công ty như là: Do chế độ công ty không tốt, do bất đồng với sếp, do mâu thuẫn vấn đề với đồng nghiệp...

Do đơn xin nghỉ của bạn không đúng quy định

Hơn nữa, theo quy định thì việc báo trước khi nghỉ việc trong thời gian ít nhất là 30 ngày nếu như bạn ký hợp đồng từ 12 tháng trở lên, ít nhất là 3 ngày cho công ty nếu như bạn ký hợp đồng làm việc với công ty dưới 12 tháng...

Có thể đơn của bạn viết về số ngày không đúng với quy định đặt ra. Bạn có thể xin nghỉ vào ngày trước ngày quy định nên sếp của bạn không ký và yêu cầu bạn xác định lại số ngày làm việc trước khi nghỉ.

Chẳng hạn, bạn ký với công ty hợp đồng lao động trên 12 tháng, khi bạn xin nghỉ việc, bạn cần phải báo trước cho công ty ít nhất là 30 ngày kể từ ngày làm đơn nghỉ việc. Tuy nhiên bạn lại chỉ báo trước 15 ngày và ghi thời gian nghỉ của bạn là 15 ngày sau thì nghỉ việc, điều đó là không đúng với quy định.

Chính bởi thế mà sếp của bạn không chấp thuận tờ đơn của bạn, không ký đơn và sẽ có thể yêu cầu bạn phải xem xét lại đơn, viết lại đơn cho chính xác hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ việc ngân hàng chi tiết 

2. Viết đơn nghỉ việc sếp không ký – Liệu sếp có sai quy định?

Viết đơn xin nghỉ việc nhưng sếp lại không ký

Để biết được sếp của bạn có đang làm sai quy định của Bộ luật lao động hay không thì chúng ta cần phải phân tích và căn cứ vào luật có liên quan đến vấn đề này.

Căn cứ vào Quy định được ban hành bởi Bộ luật Lao động vào năm 2019 thì người lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi đã đảm bảo thực hiện đầy đủ đúng nguyên tắc quy định đã đề ra.

Theo đó, nếu như người lao động đã thực hiện đúng những quy định sau đây thì họ sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi gặp phải trường hợp viết đơn xin nghỉ việc mà không được sếp ký duyệt. Căn cứ vào Điều số 35 trong Luật lao động được ban hành năm 2019 như sau:

Quy định về việc người lao động nghỉ việc

- Đối với những người lao động đã làm đơn xin nghỉ việc trước 45 ngày so với ngày xin nghỉ việc nếu như họ đã ký hợp đồng làm việc không xác định về mặt thời hạn của người lao động.

- Đối với người lao động được tự động đơn phương kết thúc HĐLĐ khi họ đã làm đơn ít nhất 30 ngày nếu như họ đã ký hợp đồng lao động có thời hạn kể từ 12 tháng trở lên cho tới 36 tháng làm việc.

- Đối với người lao động đã làm đơn trước 3 ngày nếu như họ ký hợp đồng lao động dưới 12 tháng.

- Với những ngành nghề khác thì cần phải báo trước thời hạn theo đúng với quy định được đề ra của Chính phủ.

Ngoài ra, còn nhiều trường hợp khác người lao động sẽ có quyền để đơn phương chấm dứt đối với bản HĐLĐ khi mà các doanh nghiệp có những biểu hiện sau mà những người lao động sẽ không cần phải báo trước cho phía doanh nghiệp như là:

- Công ty không bố trí đúng công việc cho cá nhân người lao động, địa điểm làm việc không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng.

- Doanh nghiệp đã thực hiện việc trả tiền lương không đúng thời hạn quy định của công ty, không trả lương cho cá nhân người lao động đó (Ngoại trừ trường hợp đã được quy định rõ tại Khoản số 4 của Điều 97, trong Bộ luật Lao động).

Người lao động được đơn phương nghỉ việc ngay cả khi sếp không ký nếu làm đúng quy định

- Người lao động bị người sử dụng lao động ngược đãi, xúc phạm, nhục mạ, gây ảnh hưởng tới danh dự và sức khỏe cá nhân người lao động...

- Người lao động bị quấy rối, người lao động bị bóc lột sức. 

- Đã đủ tuổi để nghỉ hưu.

- ...

Như vậy, với những gì mà chúng ta đã phân tích ở trên thì rõ ràng rằng những người lao động khi đã làm đơn xin nghỉ việc đúng theo quy định mà sếp của họ không ký duyệt thì vị sếp này đã làm sai quy định của pháp luật.

Với những trường hợp này thì bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, bạn cần phải báo trước cho bên nhân sự công ty, báo cho sếp của bạn và cần phải bàn giao công việc rõ ràng cụ thể trước khi nghỉ việc.

Để có thể nghỉ việc một cách hợp pháp, bạn cần phải tiến hành viết văn bản thông báo cho phía công ty về việc bạn sẽ nghỉ việc khi đã thực hiện đúng quy trình xin nghỉ việc cho phía công ty biết khi mà sếp của bạn vẫn không đồng ý để bạn nghỉ việc.

Nếu trường hợp khó giải quyết và căng thẳng thì phương án bạn cần làm đó chính là bạn hãy gửi đơn lên các cơ quan của Sở LĐTB&XH tại nơi bạn đang sinh sống và làm việc để nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Tìm hiểu về vấn đề người lao động chấm dứt hợp đồng đơn phương

Như vậy, viết đơn nghỉ việc sếp không ký là do nhiều nguyên nhân khác nhau, các bạn có thể xem xét, nhìn nhận lại tờ đơn xin nghỉ của mình xem đã hợp lý, được viết đúng quy định hay chưa? Từ đó bạn có thể điều chỉnh tờ đơn phù hợp, đúng quy định.