Cách quản trị doanh nghiệp – Quy trình và phương pháp quản trị

Theo dõi work247 tại
Linh Anh Nguyễn tác giả work247.vn Tác giả: Linh Anh Nguyễn

Quản trị doanh nghiệp được coi là một trong những mắt xích quan trọng nhất dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp. Người chủ doanh nghiệp áp dụng quy trình và phương pháp quản trị doanh nghiệp để các hoạt động của doanh nghiệp đi đúng quỹ đạo, nhằm mục đích mở rộng và phát triển quy mô của doanh nghiệp. Vậy tại sao cần nghiên cứu cách quản trị doanh nghiệp? Quy trình và phương pháp quản trị doanh nghiệp ra sao? Chúng ta hãy cùng ra đáp án cho những câu hỏi này trong bài viết sau đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tại sao cần nghiên cứu cách quản trị doanh nghiệp?

Quản trị doanh nghiệp đề cập đến cách thức mà các doanh nghiệp được điều hành và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Về bản chất, phương pháp quản trị doanh nghiệp giúp ban lãnh đạo và hội đồng quản trị xây dựng những giải pháp giải quyết hiệu quả những thách thức khi điều hành một doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp được quản trị tốt sẽ có được nguồn lực và năng lực cạnh tranh so với những đối thủ khác trên thương trường. Từ đó doanh nghiệp sẽ có những bước đà thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường vốn.

Quản trị doanh nghiệp giúp nâng tầm thương hiệu
Quản trị doanh nghiệp giúp nâng tầm thương hiệu

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp kiên trì trong quy trình quản trị với những tiêu chuẩn khắt khe sẽ tạo được uy tín với các nhà đầu tư, từ đó dễ dàng tiếp cận được với những nguồn vốn giá rẻ khi cần huy động nguồn tài chính để rót vào các hoạt động kinh doanh.

Quy trình và phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả cũng góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên mặt bằng trung. Từ đó tạo niềm tin với các nhà đầu tư và khách hàng. Xét về mặt hiệu quả kinh doanh, uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp cũng có giá trị không thua kém gì những giá trị vật chất hiện hữu. Có thể nói, quy trình và phương pháp quản trị doanh nghiệp đặt nền móng cho việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp đó, từ đó tạo dựng sự tin tưởng nơi khách hàng và người tiêu dùng. Giá trị thương hiệu được nâng cao khi doanh nghiệp đạt được niềm tin tuyệt đối nơi khách hàng.

Giá trị thương hiệu quyết định năng lực cạnh tranh
Giá trị thương hiệu quyết định năng lực cạnh tranh

2. Quy trình và phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả

2.1. Quy trình quản trị doanh nghiệp

Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải xác ddingj được mục tiêu hoạt động qua các thời kỳ. Sau khi đã xác định rõ mục tiêu hoạt động, người chủ doanh nghiệp cần tiếp tục xác định được phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả, sao cho tối ưu hóa được lợi ích thu về từ những nguồn lợi doanh nghiệp phân bổ vào trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ và tuân thủ các nguyên tắc trong quy trình quản trị.

2.1.1. Xác định tầm nhìn, mục tiêu và văn hóa doanh nghiệp

Tầm nhìn của doanh nghiệp ở đây chính là tầm nhìn của đội ngũ quản trị doanh nghiệp. Để có thể đưa những hoạt động của doanh nghiệp đi đúng hướng, người chủ doanh nghiệp cần có tầm nhìn xa trông rộng và có khả năng dự đoán cũng như nắm bắt thời cơ.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và cốt lõi của quản trị nhân lực
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và cốt lõi của quản trị nhân lực

Doanh nghiệp cần phải xây dựng các mục tiêu kinh doanh theo từng quý, từng năm. Mọi hoạt động sản xuất và chiến lược kinh doanh đều phải được hoạch định và thực hiện dựa trên mục tiêu đó.

Đồng thời, văn hóa doanh nghiệp cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Văn hóa doanh nghiệp gắn liền với đội ngũ nhân viên và lao động. Quản trị nhân lực cũng là một trong những nhiệm vụ mục tiêu hàng đầu và cần được tiến hành song song với các chiến lược kinh doanh.

2.1.2. Xây dựng mục tiêu, hoạch định chiến lược

Một doanh nghiệp không thiết lập mục tiêu hoạt động, không xây dựng chiến lược kinh doanh thì chẳng mấy chốc sẽ biến mất trên thương trường. Trong thời buổi cạnh tranh trên thương trường, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước những đối thủ cùng ngành, cùng phân khúc có vai trò quyết định đến địa vị và sự phát triển của doanh nghiệp.

Khi xây dựng được mục tiêu, hoạch định ra chiến lược, doanh nghiệp sẽ xác định được phương hướng và nhiệm vụ cho các hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp cần có mục tiêu hoạt động
Doanh nghiệp cần có mục tiêu hoạt động

2.1.3. Thiết lập cơ cấu tổ chức, bảng mô tả công việc và KPIs

Sơ đồ tổ chức giúp cho doanh nghiệp được vận hành và một cách chặt chẽ và hoạt động có tổ chức. Sơ đồ tổ chức phản ánh trực tiếp ở bộ máy nhân sự trong doanh nghiệp. Người tài được trọng dụng và sử dụng đúng chỗ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng những nhân viên tài năng trở thành những cán bộ trụ cột.

Mặt khác, ứng với mỗi vị trí trong sơ đồ tổ chức cần có một bảng mô tả công việc chi tiết. Mô tả công việc bao gồm những nhiệm vụ mà một nhân lực ở mỗi vị trí cần thực hiện. Mô tả công việc sẽ giúp mỗi thành viên biết mình cần phải làm gì, biết phạm vi công việc và giới hạn quyền lợi của bản thân, nhân viên quản lý không lạm dụng quyền lực và nhân viên cấp dưới cũng không được phép vượt quyền.

Ngoài ra, mỗi một vị trí công việc cần được thiết lập KPI tương ứng và phù hợp với tính chất công việc mà người đó đảm nhiệm, cũng như năng lực, đãi ngộ của doanh nghiệp.

Mỗi vị trí công việc cần được thiết lập KPI tương ứng
Mỗi vị trí công việc cần được thiết lập KPI tương ứng

2.1.4. Xây dựng hệ thống quy định và hướng dẫn

Có một thực tế là trong hầu hết các doanh nghiệp đều chưa hoàn thiện hệ thống nội bộ, trong đó bao gồm hướng dẫn công việc và các thủ tục chính sách. Doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện và đưa vào áp dụng triệt để hệ thống này trong công tác văn thư nội bộ để các nhân viên có cơ sở tra cứu và thực hiện các nhiệm vụ công việc được giao.

2.2. Các phương pháp quản lý doanh nghiệp

2.2.1. Xây dựng chiến lược kinh doanh một cách chi tiết

Chiến lược kinh doanh chính là kim chỉ nam cho các hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh không hiệu quả sẽ khiến doanh thực hiện một bước thụt lùi, đánh mất lợi thế cạnh tranh và vị thế trong ngành.

Xuất phát từ tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh, việc hoạch định ra chiến lược kinh doanh cũng trở thành công tác trọng tâm quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp.

2.2.2. Phân chia công việc hợp lý và hiệu quả

Những người quản lý doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng nhân viên dưới quyền để phân chia đúng việc đúng người. Điều này sẽ giúp nhân viên phát huy được thế mạnh sở trường của mình, cũng như đảm bảo chất lượng công việc ở mức tốt nhất.

Cần phân chia công việc hợp lý và hiệu quả
Cần phân chia công việc hợp lý và hiệu quả

2.2.3. Xây dựng cơ chế quản trị nguồn nhân lực hiệu quả

 Bài toán quản trị nguồn nhân lực luôn khiến cho những người chủ doanh nghiệp đau đầu. Tuy nhiên, quản trị nhân lực hiệu quả lại là cơ sở cho sự thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chú ý xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lượng cao để đảm bảo được hiệu quả cao nhất trong mỗi chiến lược kinh doanh.

Quản trị doanh nghiệp luôn là một trong những vấn đề cơ sở và cũng là vấn đề quan trọng nhất đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Người chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ cách quản trị doanh nghiệp và kiêm trò áp dụng đúng từng bước trong quy trình quản trị doanh nghiệp để tối ưu mọi nguồn lực. Đó chính là cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1257 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT