Cách viết 1 bài báo chuẩn chỉnh theo bố cục chuyên nghiệp nhất
Theo dõi work247 tạiKhông giống như viết một bản tin, hay một bài viết tin tức thông thường, các bài báo thường trình viết theo một phong cách rất riêng biệt. Mấu chốt là bài báo cần phải truyền tải được những thông điệp, nội dung quan trọng trong một văn phong độc đáo, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng đủ thông tin cho độc giả. Nắm được cách viết 1 bài báo sẽ giúp bạn nhanh chóng nâng cao được trình độ viết báo của mình!
Cũng như viết một bài văn thời học sinh của bạn, tất cả đều được lên dàn ý, tuân theo từng bước một thì mới cho ra được một bài văn hoàn chỉnh. Một tác phẩm báo chí ra đời không chỉ phục vụ bạn, mà phục rất nhiều độc giả. Dưới đây là tổng hợp các bước cơ bản nhất trong cách viết 1 bài báo.
1. Bước 1: Xây dựng dàn ý
1.1. Nghiên cứu chủ đề
Bạn cần xác định được chủ đề trước khi bắt tay vào viết một bài báo. Hiểu rõ chủ đề mình muốn đề cập đến là cách tốt nhất để bài báo của bạn có cấu trúc chuẩn và nội dung đáng tin cậy. Nếu từng viết bài nghiên cứu khoa học, bước nghiên cứu chủ đề đã quá quen thuộc, và trong viết báo, nghiên cứu chủ đề cũng tương tự như thế.
Việc nghiên cứu chính là quá trình tìm ra đáp án cho các câu hỏi như: Ai liên quan? Việc gì đã diễn ra? Diễn ra ở địa điểm nào? Tại sao nó lại diễn ra? Nó diễn ra khi nào? Nó diễn ra cụ thể như thế nào?
1.2. Tổng hợp các thông tin
Khi đã có được đáp án cho các câu hỏi đó, hãy ghi phép lại những dữ liệu thông tin mà bạn đã xác định để đưa vào bài báo. Các dữ liệu cần được phân thành ba nhóm. Nhóm một là dữ liệu cần đưa vào bài báo, nhóm hai là dữ liệu hấp dẫn nhưng không cần thiết, nhóm ba là dữ liệu liên quan nhưng không quan trọng với mục tiêu bài báo hướng đến.
Việc phân nhóm sẽ giúp người viết không bỏ sót bất kỳ một dữ liệu nào có liên quan đến câu chuyện hay chủ đề mà bài báo đề cập đến, đồng thời dễ dàng có được một bài báo súc tích, dễ hiểu. Những thông tin nên được viết một cách rõ ràng nhất có thể. Bởi có thể sau đó, bạn sẽ lược thông tin lại một lần nữa, nhưng lược bỏ tốt hơn là lại tìm kiếm và bổ sung thêm.
Trong giai đoạn này, thông tin chưa được xác thực vẫn có thể chấp nhận được. Bạn có thể để một dấu hỏi ở đó để ghi nhớ rằng sẽ tìm kiếm thông tin xác thực sau. Khi đã sở hữu được thông tin, hãy tự quyết định nếu bạn vẫn chưa được yêu cầu về loại bài cần viết. Hãy xác định đó là bài viết trình bày quan điểm cá nhân, hay bài viết trên cơ sở dữ liệu khách quan, hay là sự kết hợp của cả hai?
Tìm hiểu thêm: Việc làm báo chí - truyền hình
1.3. Lên dàn ý
Trong mọi bài viết, việc xác định ý chính luôn đóng vai trò quan trọng. Việc viết bài báo cũng không thể thiếu bước này. Bạn nên xây dựng dàn ý theo nguyên tắc tam giác ngược, nghĩa là dữ liệu quan trọng nhất sẽ được nằm ở vị trí đầu tiên.
- Thứ nhất, khi viết câu dẫn cho bài báo, đừng để độc giả của bạn phải bị dẫn dắt quá nhiều trước khi bước vào nội dung chính. Tốt nhất, hãy nêu lên ý chính ngay ở phần câu dẫn, sau đó mới bắt đầu diễn giải dần dần.
- Thứ hai, bất kể bạn đang viết báo cho trang tin nào, được xuất bản trên giấy hay trên internet thì chắc chắn tỷ lệ độc giả đọc hết bài báo của bạn là rất ít. Do đó, tốt nhất bạn nên mang đến những gì mà độc giả cần càng sớm càng tốt.
- Thứ ba, viết bài theo cơ chế đường gấp. Nghĩa là trước khi độc giả của bạn lật sang một trang mới, hoặc cuộn xuống phía dưới, hãy lấy những thông tin hấp dẫn, có tính thu hút để khuyến khích họ tiếp tục xem bài báo của bạn.
1.4. Hiểu độc giả của bạn
Bạn cần biết chính xác mình viết cho ai, hướng đến dạng đối tượng nào nếu muốn viết một bài báo chuyên nghiệp. Bài viết có giọng văn, phong cách và nội dung ra sao, một phần được quyết định bởi độc giả. Tiếp tục đặt cho mình những câu hỏi liên quan đến độc giả và tự tìm ra đáp án cho những câu hỏi đó.
Các câu hỏi có thể là đối tượng xem bài viết của bạn ở khoảng tuổi bao nhiêu? Khu vực mà họ sinh sống? Họ quan tâm đến chủ đề mà bạn đang đề cập đến hay không? Họ mong muốn những gì từ bài viết của bạn?,... Câu trả lời sẽ xác định được cách viết 1 bài báo của bạn. Bạn có thể xây dựng được dàn ý dễ dàng một khi đã biết rõ mình viết cho ai.
1.5. Tìm kiếm góc nhìn
Bài báo của bạn có thực sự “unique” hay không? Quan điểm hay thông điệp mà bạn muốn truyền tải ở đây là gì? Bài báo của bạn sẽ trở nên đặc biệt hơn nếu trả lời những câu hỏi này, thậm chí chúng là sản phẩm mà chỉ có bạn mới thực hiện được. Kể cả khi chủ đề, câu chuyện mà bạn đề cập đến đang rất phổ biến, chúng đã được sản xuất bởi rất nhiều tác giả khác. Tuy nhiên, góc nhìn cá nhân là một trong những yếu tố giúp bài báo của bạn trở thành của chính bạn.
1.6. Phỏng vấn
Với những bài báo về tin tức, phỏng vấn là một trong những công đoạn hết sức quan trọng. Bởi phỏng vấn có thể cho bạn những dữ liệu xác thực và trực tiếp nhất về chủ đề, câu chuyện mà bạn đang đề cập. Bài báo của bạn cũng sẽ có cơ sở đáng tin cậy hơn nếu có dữ liệu phỏng vấn ở đó.
Phỏng vấn có thể được thực hiện qua nhiều phương thức, trực tiếp, gián tiếp thông qua Email, điện thoại, hay những phương tiện khác. Điều quan trọng là bạn cần xác định đối tượng mời phỏng vấn, số lượng phỏng vấn bao nhiêu, phỏng vấn cái gì?,...
Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn, bạn cũng cần xác định bản thân là một nhà báo. Đưa ra quan điểm khách quan, cởi mở, cố gắng lắng nghe và đặt câu hỏi thay vì luôn trình bày quan điểm cá nhân của bạn trước người được phỏng vấn. Ghi chép lại hoặc ghi âm những thông tin quan trọng trong cuộc phỏng vấn.
2. Bước 2: Viết bài tin tức
2.1. Bắt đầu bằng câu dẫn
Một câu dẫn tốt là cách khởi đầu hoàn hảo cho một bài báo hay. Câu dẫn giúp thu hút được sự hứng thú và chú ý của độc giả. Đó là một trong những bộ phần quan trọng nhất của bài báo. Chính vì thế, khi viết bài, hãy lựa chọn và bắt đầu với chất liệu thật tốt. Câu dẫn mặc dù ngắn gọn, nhưng hãy làm chúng thật nổi bật, rõ ràng, nêu rõ chủ đề chính của bài báo.
Câu dẫn có tác dụng để độc giả nhìn vào có thể biết bài báo của bạn viết về chủ đề gì, vì sao chủ đề đó cần được quan tâm và liệu nội dung gì sau câu dẫn này có thể hấp dẫn được họ đọc tiếp.
2.2. Đưa ra toàn bộ chi tiết quan trọng
Cách viết 1 bài báo đề cập đến bước quan trọng tiếp theo đó là bao gồm những chi tiết, thông tin về sự kiện liên quan đến câu dẫn đầu bài. Những thông tin cơ bản về thời gian, nội dung câu chuyện, địa điểm diễn ra, những ai liên quan trong câu chuyện đó và tại sao câu chuyện cần được đến tai của độc giả.
Toàn bộ những thông tin chi tiết này rất quan trọng, bởi vì chúng quyết định dữ liệu mà độc giả có thể tiếp nhận sau bài báo có chính xác hay không. Đó cũng là việc nên làm nếu bạn triển khai một bài báo nêu quan điểm cá nhân.
2.3. Thông tin bổ sung
Các thông tin bổ sung có tác dụng cung cấp cho độc giả hiểu thêm một số khía cạnh khác liên quan như chủ đề liên quan, trích dẫn từ những cuộc phỏng vấn, thông tin liên hệ,... Chúng có thể giúp bài báo hoàn thiện hơn và chuyển sang những luận điểm mới và tiếp tục với những luận điểm đó. Thông tin bổ sung cũng là nơi người viết xác định các quan điểm trái ngược nếu đang viết một bài báo nêu quan điểm cá nhân.
Một bài báo hay sẽ nói lên được những thông tin, dữ kiện quan trọng nhất, chúng cho phép độc giả cảm thụ cùng bài viết. Nên cung cấp thông tin mà bất kỳ độc giả nào khi đọc bài báo cũng có thể tương tác lại bằng chính quan điểm của họ, kể cả khi quan điểm đó khiến bạn không đồng tình. Hoặc trình bày bài báo theo dạng thông tin khách quan, không nêu quan điểm cá nhân và độc giả vẫn được tiếp nhận những thông tin chính thức, sau đó tự hình thành nên quan điểm của họ.
2.4. Kết bài
Cảm mến độc giả đã đọc hết bài viết của bạn bằng cách cung cấp cho họ một điều gì đó đặc biệt. Chẳng hạn như những giải pháp cho thách thức, hay cho vấn đề được đề cập trong bài viết. Trước khi có một câu kết, hãy đảm bảo toàn bộ nội dung chính trước đó của bài báo đã hoàn chỉnh và đầy đủ. Kết bài thường là một câu trình bày lại câu dẫn, hoặc một câu tóm tắt về dự báo trong tương lai liên quan đến chủ đề đang đề cập đến.
Bạn có thể tham khảo những bài báo khác để hình thành nên ý tưởng cho câu kết. Hoặc xem cách phóng viên kết thúc câu chuyện, chương trình trên các báo đài như thế nào rồi học theo họ.
Xem ngay: Ngôn ngữ báo chí là gì? Định hướng nghề nghiệp tương lai
3. Bước 3: Đọc lại và chỉnh sửa bài báo
3.1. Kiểm tra thông tin
Dù bài báo của bạn là một bài viết cho một trang tin chuyên nghiệp, hay đơn giản đó là bài tập về nhà,... bạn vẫn không nên bỏ qua bước kiểm tra. Nội dung đáng tin cậy là nội dung cần được kiểm tra và đảm bảo về tính xác thực, với tư cách là một nhà báo, uy tín là điều vô cùng quan trọng.
Trước khi xuất bản hoặc gửi đi bản thảo, tác giả cần kiểm tra lại tất cả những thông tin trong bài. Đặc biệt là những thông tin đi kèm với số liệu, những gì có thể định lượng.
Tham khảo: Viết một bản tin ngắn - Kỹ thuật viết bản tin trong báo chí
3.2. Chắc chắn về phong cách và nội dung
Báo chí nói chung đa dạng về phong cách. Hãy giữ bài viết của bạn được khách quan, không lệch lạc nếu mục tiêu bài viết là truyền tải thông tin một cách trực tiếp chứ không phải là để thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả. Hạn chế những ngôn từ quá tích cực hoặc tiêu cực, hay những quan điểm có phần lộ liệu về tính phê phán hay ủng hộ.
Nếu bài báo có mục tiêu phong cách báo chí diễn dịch, đảm bảo về những gì được xem là giải thích đủ sâu về chủ đề, cung cấp những hình dung rõ ràng.
3.3. Để người khác đọc lại bài của bạn
Ngay cả khi bài báo đã được bạn kiểm tra khá nhiều lần, bạn vẫn nên để chúng khách quan hơn bằng cách cho người khác đọc. Việc một người khác đọc bài của bạn, sẽ dễ dàng tìm được những lỗi về ngữ pháp, chính tả, giúp bạn cải thiện đối với những câu từ không được tự nhiên. Nếu chưa có ai xem bài viết của bạn, đừng vội vàng xuất bản chúng.
Dù quan điểm của người đọc bài có gây tranh cãi đi chăng nữa, thì bạn vẫn nên lắng nghe để cải thiện chúng.
Cuối cùng, cách viết 1 bài báo không khó nếu bạn chịu rèn luyện và đặt mọi sự tập trung, tâm trí của mình vào bài báo đó!
20447 0