Hướng dẫn cách viết CV kế toán bán hàng cơ bản dành cho người mới
Theo dõi work247 tạiHiện nay, để có thể xin được một công việc phù hợp với bản thân, bạn sẽ cần chuẩn bị rất nhiều giấy tờ để có thể xin ứng tuyển, đặc biệt là một bản CV để các nhà tuyển dụng có thể hiểu được bạn và đánh giá sơ lược về năng lực của bạn. Tuy nhiên, vị trí nhân viên kế toán bán hàng cũng sẽ phải cần một bản CV thật chất lượng để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng bán hàng. Vậy CV kế toán bán hàng sẽ phải viết như thế nào? Hãy cùng mình đi đến bài viết dưới đây để cùng tham khảo cách viết CV kế toán bán hàng cơ bản nhất nhé.
1. Liệu có cần thiết quá chú trọng vào CV kế toán bán hàng?
CV kế toán bán hàng là một bản sơ yếu lý lịch giúp tóm tắt các thông tin cơ bản của bạn như là họ tên, số điện thoại, địa chỉ email, … hoặc là các kinh nghiệm làm việc, thành tích cá nhân hay là các chứng chỉ có liên quan đến nghiệp vụ kế toán bán hàng.
Đây đều là những thông tin mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ quan tâm chứ không riêng gì các nhà tuyển dụng kế toán bán hàng. Chính vì vậy bạn sẽ cần phải chuẩn bị một chiếc CV kế toán bán hàng thật chất lượng để có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.
Một bản CV kế toán bán hàng càng được đầu tư thì sẽ càng tốt. Đây là cơ sở để các nhà tuyển dụng biết về những thông tin, kỹ năng hoặc trình độ học vấn của bạn, qua đó đánh giá được năng lực của bạn và sẽ xem xét xem bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.
Đầu tư vào một chiếc CV kế toán bán hàng không những giúp các nhà tuyển dụng chú ý tới bạn mà còn có thể giúp bạn vượt qua nhiều ứng viên khác ở vòng sơ tuyển, qua đó bạn sẽ có cơ hội thể hiện bản thân ở vòng loại sau đó.
Xem thêm: Cách viết CV Kế toán tổng hợp bằng tiếng Anh chuyên nghiệp
2. Những điều cần lưu ý trong khi viết CV kế toán bán hàng
2.1. Lỗi ngữ pháp, chính tả
Trong quá trình viết CV xin việc, đặc biệt là đối với CV kế toán bán hàng, cần phải đặc biệt lưu ý đến các lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. Đây có thể coi là một điểm trừ rất lớn trong mắt các nhà tuyển dụng. Thông qua một bản CV tùm lum lỗi chính tả, ngữ pháp, họ sẽ đánh giá bạn là một người không cẩn thận, chú tâm vào công việc và có thể loại thẳng tay bạn từ vòng sơ loại mặc dù các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc có phù hợp với vị trí đó tới đâu đi chăng nữa. Do vậy cần phải lưu ý đến ngữ pháp và chính tả.
Ngoài ra, khi viết CV, cần thống nhất một phông chữ, cỡ chữ nhất định để tránh gây sự lộn xộn, bừa bãi trong chiếc CV của bạn. Bạn có thể cân nhắc sử dụng một số phông chữ khá phổ biến hiện nay như Helvetica, Proxima Nova, Times New Roman, Calibri, … Còn về cỡ chữ thì có thể chọn cỡ 14-16.
2.2. Không có định hướng nghề nghiệp cụ thể khi viết CV kế toán bán hàng
Đây là một lỗi khá phổ biến, thường bị bỏ trống hoặc ghi lan man, đặc biệt là ở các bạn sinh viên năm cuối hoặc mới ra trường. Thông qua mục định hướng nghề nghiệp, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được tầm nhìn của bạn, qua đó cũng sẽ thấy được bạn có phù hợp hay là có sự quan tâm thực sự đến công việc không. Do đó, trước khi ứng tuyển thì bạn nên suy nghĩ, tìm hiểu về định hướng nghề nghiệp của bản thân để từ đó có thể chăm chút hơn vào mục định hướng nghề nghiệp ở trong CV. Tuyệt đối không nên bỏ trống mục này.
2.3. Trình bày quá dài dòng, lan man trong CV kế toán bán hàng
Việc ghi quá chi tiết dẫn đến dài dòng và lan man vào trong CV kế toán bán hàng là một sai lầm cũng khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn chưa có kinh nghiệm viết CV sẽ liệt kê toàn bộ các mục như là thành tích, sở thích, … của mình vào trong CV nhằm tạo ấn tượng với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cho chiếc CV của bạn trở nên quá dài dòng, rối mắt, trong khi các nhà tuyển dụng phải đọc rất nhiều CV khác nhau nên việc này có thể khiến bạn bị loại thẳng tay mà các nhà tuyển dụng không cần đọc đến thành tích, kinh nghiệm của bạn.
Do vậy, cần lưu ý chỉ cần liệt kê những thứ có liên quan đến công việc, nếu dài quá thì chỉ nên liệt kê vài thứ nổi bật nhất để khiến chiếc CV của bạn trở nên gọn gàng hơn mà vẫn khiến các nhà tuyển dụng ấn tượng.
2.4. Sử dụng mẫu CV không phù hợp
Đây cũng là một lỗi khá phổ biến, chủ yếu xảy ra ở các bạn sinh viên mới ra trường. Bạn không thể xin việc kế toán bán hàng bằng mẫu CV của một ngành nghề khác hoàn toàn, điều đó khiến cho nhà tuyển dụng, đặc biệt với những nhà tuyển dụng khó tính sẽ đánh giá bạn không cẩn thận, không chú tâm đến công việc và cũng có thể bị loại ngay lập tức. Ngoài ra, cũng cần lưu ý không nên trang trí cho CV của bạn quá lòe loẹt nhiều màu sắc, họa tiết bởi vì đối với các bạn thì trông nó có thể đẹp nhưng điều đó sẽ khiến chiếc CV của bạn trông rất thiếu sự nghiêm túc đối với trong mắt của các nhà tuyển dụng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết CV kế toán mới ra trường có ví dụ
3. Hướng dẫn cơ bản cách viết CV kế toán bán hàng
3.1. Thông tin cá nhân trong CV kế toán bán hàng
Ở bất cứ chiếc CV xin việc nào thì mục thông tin cá nhân cũng vô cùng quan trọng. Đây là mục sẽ giới thiệu sơ qua về bản thân của bạn với các nhà tuyển dụng và là phương thức để các nhà tuyển dụng sẽ liên lạc với bạn nếu trúng tuyển.
Do đó, đối với mục này, bạn cần phải ghi thật rõ ràng, chính xác các thông tin đó. Đối với số điện thoại và địa chỉ email, cho dù bạn có sử dụng bao nhiêu đi chăng nữa cũng cần lưu ý chỉ nên ghi 1 số điện thoại và 1 địa chỉ email mà bạn thường xuyên sử dụng nhất. Tránh sử dụng những phương thức liên lạc mà bạn không thường xuyên check dẫn đến các nhà tuyển dụng không thể liên lạc được với bạn.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý thêm là địa chỉ email nên sử dụng họ và tên của bạn, tránh sử dụng các nickname hay các ký tự đặc biệt.
3.2. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV kế toán bán hàng
Phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV cũng cần phải đầy đủ và chi tiết. Đây là mục sẽ giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được tầm nhìn của bạn và sẽ thấy được định hướng của bạn với vị trí kế toán bán hàng ra sao. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV kế toán bán hàng sẽ thường chia thành 2 phần đó là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Mục tiêu ngắn hạn là những dự định công việc của bạn ở trong tương lai gần, khoảng 1 năm đổ lại. Ở mục này bạn cần ghi rõ những kế hoạch, mục tiêu và dự định của bạn đối với công việc đó ở trong tương lai gần. Nếu chưa nghĩ ra được định hướng cụ thể thì có thể dựa vào những yêu cầu của vị trí kế toán bán hàng để có thể đưa ra.
Mục tiêu dài hạn là yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với vị trí kế toán bán hàng. Đây có thể được coi là những lộ trình, hướng đi dài hạn của bạn trong khoảng từ 3-5 năm mà bạn vạch ra cho sự nghiệp của bạn. Đây là phần các nhà tuyển dụng sẽ quan tâm nhiều hơn so với mục tiêu ngắn hạn.
3.3. Trình độ học vấn và các chứng chỉ có liên quan đến kế toán bán hàng
Thông thường, các vị trí kế toán bán hàng sẽ yêu cầu các ứng viên tốt nghiệp từ Cao đẳng trở lên, do đó mục này cần phải lưu ý, đặc biệt là đối với những bạn học các chuyên ngành có liên quan. Đây sẽ là lợi thế dành cho các bạn vì thông thường các nhà tuyển dụng sẽ để ý hơn so với những ứng viên làm trái ngành.
Ngoài ra, các chứng chỉ liên quan đến nghiệp vụ kế toán cũng sẽ là một điểm cộng rất lớn, do đó bạn có thể tham khảo một số chứng chỉ mà bạn nên học như: CPA, CFA, CMA, …
3.4. Kỹ năng làm việc
Đối với công việc kế toán bán hàng, các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu về kỹ năng tin học văn phòng, do đó bạn cần phải có kỹ năng về word, excel, … để có thể ứng tuyển được vị trí này.
3.5. Kinh nghiệm làm việc
Đây cũng là mục mà các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm. Thông thường, nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc thì các nhà tuyển dụng sẽ không phải mất các chi phí để đào tạo bạn, do đó một số nơi sẽ thường yêu cầu kinh nghiệm làm việc. Với mục này, bạn cũng nên chỉ cần liệt kê những công việc mà bạn đã từng làm qua có liên quan đến vị trí kế toán bán hàng. Tránh liệt kê những công việc thừa thãi, không liên quan dẫn đến dài dòng cho chiếc CV của bạn.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cơ bản cách để viết CV kế toán bán hàng dành cho người mới. Hi vọng với những thông tin bổ ích trên từ work247.vn sẽ giúp bạn có thể nắm được cách để viết một chiếc CV kế toán bán hàng cơ bản nhất.
389 0